Những yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 61 - 63)

8. Cấu trúc của luận án

2.4.2. Những yếu tố bên ngoài

2.4.2.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao trình độ của con người sống trong xã hội quốc gia đó. Kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng NNL cho các tổ chức, cơ quan của các bộ, ngành, trong đó có ngành môi trường và các cơ quan này lại đầu tư nhiều hơn cho các cơ sở đào tạo của ngành; mặt khác, nếu mỗi gia đình sống trong xã hội phát triển và họ có nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình thì họ có điều kiện để đào tạo lên cao hơn và thậm chí còn đầu tư cho đào tạo. Khi hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành môi trường phát triển thì chất lượng NNL được đào tạo sẽ tốt hơn, cải thiện và nâng cao hơn và như vậy NNL có chất lượng sẽ trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và ngành môi trường nói riêng.

2.4.2.2. Giáo dục và đào tạo

Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định: “Giáo dục là của cải nội sinh. Kết quả của giáo dục là nguồn sức mạnh nội lực của chính bản thân mỗi cá nhân nhưng hiệu ứng và tính lan tỏa do kết quả ấy mang lại thì lại có tầm vóc toàn xã hội, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội”. Như vậy, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo là không thể phủ nhận; giáo dục và đào tạo sẽ nâng cao trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người và là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng NNL. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và chính phủ Việt Nam coi là “quốc sách hàng đầu” và đầu tư cho giáo dục và đào tạo là sự đầu tư cho tái sản xuất con người một cách

an toàn và mang lại không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn cả hiệu quả về mặt xã hội.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” và “Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Trên cơ sở quan điểm của Đảng coi nhiệm vụ giáo dục và đào tạo là quốc sách, và công tác bảo vệ môi trường là quan trọng, trong thời gian qua ngành môi trường đã được Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn về kinh phí cho công tác đào tạo NNL của ngành môi trường trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do ngân sách nhà nước cấp.

2.4.2.3. Thị trường lao động

Nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức luôn thay đổi, biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt là sự thay đổi về công nghệ, cơ cấu và chất lượng NNL cũng như yếu tố cạnh tranh trên thị trường đối với NNL chất lượng cao đang ảnh hưởng và có thể làm thay đổi nhận thức và phương pháp quản lý NNL của các cơ quan, trong đó có các cơ quan QLNN ngành môi trường, nơi mà NNL có mức lương không cao và không có thu nhập thêm ngoài lương. Hiện nay, làm việc trong khu vực nhà nước không còn hấp dẫn, việc các doanh nghiệp và công ty ngoài nhà nước và đặc biệt là các công ty nước ngoài tuyển dụng NNL với mức lương khá tốt kèm theo chế độ hậu đãi, khuyến khích lao động theo cơ chế thị trường đã thực sự thu hút NNL chất lượng cao từ phía nhà nước. Các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước đã nhận thức được vấn đề khó giữ được những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhưng vì cơ chế và chính sách của nhà nước đối với khu vực công không dễ thay đổi nên hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thu hút nhân tài. Đây thực sự là một bài toán khó đối với việc thu hút NNL chất lượng cao cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước. Do vậy rất cần phải hoàn thiện và công khai chính sách thu

hút, tuyển dụng; đổi mới công tác sử dụng NNL; đổi mới chính sách, cơ chế trả lương và phân phối thu nhập; xây dựng môi trường làm việc tích cực, khích lệ sáng tạo mới có thể có được NNL có chất lượng cho các cơ quan QLNN ngành môi trường.

2.4.2.4. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

Ngoài các yếu tố nêu trên, để nâng cao chất lượng NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành môi trường, Nhà nước đã có các chính sách vĩ mô như: Chính sách phát triển kinh tế cho một số ngành mũi nhọn; chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chính sách sử dụng, phân bổ và thu hút NNL; chính sách văn hóa - xã hội; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách tiền lương; các chính sách về tuyển dụng, quản lý, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ và chính sách thu hút, đãi ngộ,… các chính sách nói trên đều có ảnh hưởng không nhỏ đến PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường. Tuy nhiên, các chính sách về kinh tế - xã hội của Nhà nước đôi khi không phù hợp và không theo kịp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do vậy Nhà nước cũng cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách, đặc biệt là các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng, đãi ngộ để PTNNL cho đất nước nói chung và ngành môi trường nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)