Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận án

2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá

Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ là hoạt động đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ và sự cống hiến của công chức thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá nhằm phân loại và quản lý công chức hàng năm.

Đánh giá công chức là chỉ công việc mà các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, khảo sát, thẩm định theo định kỳ hoặc không theo định kỳ về hiệu quả, thành tích công tác và tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực làm việc… của công chức làm cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật, cất nhắc và điều chỉnh một cách hợp lý, công bằng đối với công chức.[92]

Đánh giá NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng, được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi xem xét bổ nhiệm, luân chuyển công tác. Mục đích của hoạt động đánh giá NNL nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển dụng, đề bạt, lương, thưởng đối với NNL. Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của NNL là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm đúng với năng lực, sở trường, từ đó giúp các cơ quan QLNN ngành môi trường chủ động hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL. Đồng thời, hoạt động đánh giá NNL sẽ cung cấp thông tin phản hồi để giúp cho chính mỗi người biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)