Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 136 - 142)

8. Cấu trúc của luận án

4.1.3. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý nhà nước

nước ngành môi trường đến năm 2020 và đến năm 2030

Tác giả luận án đã điều tra và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho NNL quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đến năm 2020 và đến năm 2030, tính đến cấp huyện cụ thể như sau:

4.1.3.1. Nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo của NNL cấp Trung ương, tỉnh, huyện

-Ở Trung ương, số lượng NNL có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo cấp phòng và cấp vụ chiếm tỷ lệ 67,8% và 30,2%.

-Ở cấp tỉnh, nhu cầu bồi dưỡng cấp phòng và cấp sở chiếm tỷ lệ 67% và 27,5%.

-Ở cấp huyện, tỷ lệ NNL có nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo cấp phòng và cấp sở chiếm 75% và 21,8%.

4.1.3.2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về Lý luận chính trị

-Nhu cầu đào tạo kiến thức Cao cấp Lý luận chính trị đến năm 2020 là 450người, đến năm 2030 là 600người.

-Nhu cầu đào tạo Cử nhân Chính trị đến năm 2020 là 300 người, đến năm 2030 là 380người.

- Nhu cầu đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị đến năm 2020 là 568người, đến năm 2030 là 700người.

4.1.3.3. Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước đến năm 2020 và năm 2030, tính đến cấp huyện

- Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên cao cấp đến năm 2020 là 180người, đến năm 2030 là 230người.

- Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính đến năm 2020 là 1018người, đến năm 2030 là 1025người.

- Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên đến năm 2020 là 2000người, đến năm 2030 là 3000 người.

4.1.3.4. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học

Nhu cầu bồi dưỡng về ngoại ngữ ở trình độ cao hẳn để có thể áp dụng vào công việc chuyên môn ở Trung ương chiếm tỷ lệ cao (Tiếng Anh 86%, ngoại ngữ khác 13%), ngoài ra, có nhu cầu học tiếng dân tộc ở cấp huyện và cấp xã chiếm 17,1%. Nhu cầu bồi dưỡng về tin học ở Trung ương cũng chiếm tỷ lệ gần 90%. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng về ngoại ngữ ở cấp địa phương có xu hướng thấp hơn so với ở Trung ương.

4.1.3.5. Nhu cầu đào tạo Đại học và Sau Đại học về các chuyên ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và năm 2030 tính đến cấp huyện.

Bảng 3.11. Nhu cầu đào tạo đại học và sau đại học theo chuyên ngành về môi trường

Trình độ/năm Đại học Thạc sỹ Tiến sĩ

Chuyên ngành 2020 2030 2020 2030 2020 2030

Pháp luật về môi trường 70 45 70 95 12 16

Kinh tế môi trường 55 40 60 85 15 18

Kỹ thuật môi trường 50 35 70 100 12 15

Quản lý môi trường 40 30 60 110 9 12

Quản lý và Công nghệ

Môi trường 30 25 80 95 12 15

Khoa học môi trường 35 20 70 100 9 12

Quản lý Tài nguyên môi

trường 25 20 50 85 6 9

Quản lý môi trường và Du

lịch sinh thái 30 25 40 60 0 3

Hệ thống Thông tin Môi

trường 35 25 55 70 0 1

Môi trường và Tài nguyên

Biển 28 25 35 45 6 8

Công nghệ Môi trường

Nước và đất 25 25 30 70 8 10

Công nghệ Môi trường

Khí và xử lý chất thải 32 20 40 65 9 12

Môi trường Đất và Nước 30 25 35 60 10 11

Quản lý tổng hợp đới bờ 25 15 30 50 8 9

Bảo vệ môi trường đô thị 25 20 35 50 3 4

An toàn bức xạ môi trường 15 15 40 60 0 2

Công nghệ sinh học 25 10 30 50 9 10

Hóa phân tích môi trường 20 11 25 40 8 9

Địa kỹ thuật môi trường 25 12 25 35 0 0

Công nghệ bản đồ, viễn

thám và GIS 15 9 10 15 0 0

Chuyên ngành khác 30 20 40 60 6 8

Tổng cộng 700 500 1000 1500 150 200

Vềtrình độ chuyên môn: Nhu cầu đào tạo đại học ở cấp tỉnh và huyện cao nhất, chiếm 70%, chủ yếu là nhu cầu đào tạo văn bằng 2 và nâng cấp bằng Cao đẳng lên đại học; Ở Trung ương nhu cầu đào tạo trình độ tiến sỹ chiếm tỷ lệ 35,2%; ở cấp tỉnh nhu cầu đào tạo trình độ thạc sỹ chiếm 74,8%.

Tổng số nhu cầu đào tạo đại học tại các chuyên ngành khác nhau trong ngành môi trường đến năm 2030 là 700 người, đến năm 2030 sẽ giảm xuống còn 500 người. Lý do của việc giảm nhu cầu về đào tạo bậc đại học là hiện nay số nhân lực của ngành môi trường Việt Nam đang có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ là 11% số nhân lực của ngành, số nhân lực này cần phải kiện toàn về trình độ, nâng cấp lên bằng đại học, học bằng đại học thứ hai; đến năm 2030, ngành môi trường Việt Nam chỉ tuyển dụng bổ sung những người có trình độ đại học và sau đại học vào làm việc cho ngành.

Về nhu cầu đào tạo sau đại học của giai đoạn 2020 đến 2030 là lớn nhất, vì căn cứ vào tình hình hiện tại, NNL của ngành môi trường Việt Nam có tỷ lệ cán bộ ở trình độ đại học đang chiếm gần 70% trên tổng số nhân lực hiện có của ngành, số nhân lực này cần được đào tạo nâng cao về trình độ lên thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Về số lượng nhu cầu được đào tạo thạc sỹ giai đoạn đến năm 2020 lên tới 1000 người, chiếm gần 20% trên tổng số nhân lực. Nhu cầu này còn tăng lên đến 1500 người sang giai đoạn năm 2030, do yêu cầu của trình độ và năng lực chuyên môn của NNL nhất thiết phải nâng cao để phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, khu vực và các ngành khác nhau, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chuyên ngành được lựa chọn để tham gia đào tạo, tập trung lớn nhất vẫn là pháp luật môi trường, kinh tế môi trường, khoa học môi trường, công nghệ môi trường, hóa phân tích môi trường,…Về nhu cầu tiến sỹ, hiện toàn ngành môi trường Việt Nam có 147 tiến sỹ và đang tham gia nghiên cứu sinh là 28 người, chủ yếu tập trung ở cấp Trung

ương, đến giai đoạn 2020, nhu cầu đào tạo về tiến sỹ tăng thêm 200 người, và đến năm 2030 số lượng tiến sỹ cần được đào tạo lên đến 300 người. Số nhân lực có chất lượng cao, sẽ là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực chuyên môn về môi trường.

4.1.3.6. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường của 63 tỉnh đến năm 2020 và năm 2030, tính đến cấp huyện

Bảng 3.12. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường

STT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo (đến năm 2020) Đào tạo (đến năm 2030)

1 Về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước,

không khí 250 490

2 Về quản lý chất thải và cải thiện môi trường 250 500 3 Về Thẩm định và Đánh giá tác động MT 300 600 4 Về quan trắc môi trường đất, nước, không khí 260 550

5 Về Sức khỏe môi trường 280 500

6 Về Bảo tồn đa dạng sinh học 250 500

7 Về nghiệp vụ về quản trị cơ sở dữ liệu, thông

tin truyền thông môi trường 300 500

8 Về GIS và hệ thông tin địa lý 200 350

9 Kiến thức pháp luật môi trường 500 1000

10 Môi trường và hội nhập kinh tế quốc tế 300 500

11 Quản lý kinh tế - kỹ thuật 250 500

12 Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành MT 250 500 15 Về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 500 800

16 Bảo vệ môi trường lưu vực sông 250 400

trọng

18 Các kỹ năng mềm khác 300 500

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát, điều tra và tính toán của tác giả.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án đã xây dựng mẫu phiếu điều tra và lấy ý kiến của 200 cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ và tương đương và 300 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương đang công tác tại các cơ quan QLNN ngành môi trường ở cả Trung ương và địa phương về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng để PTNNL, kết quả cụ thể của quá trình lấy phiếu điều tra như sau:

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ và tương đương, với tổng số phiếu

hỏi 200 phiếu.

Bảng 3.13: Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ

STT Mức độ cần thiết Số

phiếu Tỷ lệ

1 Không cần thiết 7 3,4%

2 Cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển 129 64,6% 3 Rất cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển hơn 64 32%

4 Không biết 0 0%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát, điều tra và tính toán của tác giả.

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương, với tổng số phiếu hỏi 300 phiếu.

Bảng 3.14: Đánh giá mức độ cần thiết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo cấp phòng

STT Mức độ cần thiết Số

phiếu Tỷ lệ

2 Cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển 83 27,6% 3 Rất cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển hơn 217 72,4%

4 Không biết 0 0%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát, điều tra và tính toán của tác giả.

Như vậy, qua số liệu của bảng hỏi đã được phân tích cho thấy, đối với cán bộ lãnh đạo cấp phòng, có 72,4% người được hỏi có ý kiến “Rất cần thiết để đào tạo, rèn luyện và phát triển hơn”, trong khi đó số cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ tỷ lệ lại chỉ dừng ở mức 32%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)