Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc của luận án

2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác luân chuyển

Luân chuyển là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được trong quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. [14, Tr. 156].

Luân chuyển vị trí làm việc giúp người được luân chuyển có được sự nhìn nhận tổng thể về các mục tiêu của cơ quan, hiểu rõ hơn về các chức năng của cơ quan, phát triển hệ thống các mối liên hệ và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định. Người được luân chuyển sẽ nắm được nhiều kỹ năng thực hiện các công việc khác nhau, hiểu được cách thức phối hợp thực hiện công việc của các bộ phận khác nhau trong cơ quan.

Qua thời gian luân chuyển, những người phát huy tốt năng lực, thể hiện đầy đủ bản lĩnh, thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, làm chuyển biến được tình hình của địa phương, đơn vị mà người đó luân chuyển tới, đứng vững trước

những thử thách cam go, cám dỗ vật chất sẽ được lựa chọn để cất nhắc, bố trí đảm nhiệm trọng trách cao hơn sau khi hoàn thành nhiệm vụ luân chuyển. Đây được xem là giai đoạn "thu hoạch" sau quá trình "vun bón, chăm sóc". Đồng thời, qua luân chuyển, thử thách từ thực tiễn, cũng giúp cho thủ trưởng cơ quan đánh giá, nhìn nhận chính xác hơn về trình độ, năng lực của những người chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ để bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)