8. Cấu trúc của luận án
2.4.1. Những yếu tố bên trong
2.4.1.1. Chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường
Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường cần đáp ứng được mục tiêu phát triển của tổ chức, được cụ thể hoá trong chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển ngành môi trường. Do vậy, chiến lược, chính sách phát triển và kế hoạch phát triển ngành môi trường 5 năm, 10 năm và giai đoạn dài hơn là yếu tố mang tính quyết định tới hiệu quả của PTNNL. Các yếu tố này sẽ thể hiện rất rõ ở mục tiêu, phương phướng và nội dung PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường của từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau.
Nếu các chiến lược, chính sách, kế hoạch PTNNL của các cơ quan QLNN ngành môi trường có tầm nhìn xa, rộng, mục tiêu và nội dung rõ ràng, quyền lợi và nghĩa vụ của NNL phải được quan tâm thì quá trình thực hiện PTNNL sẽ thành công. Tương tự như vậy, chính sách PTNNL cũng cần phải rõ ràng và cụ thể hơn sẽ khuyến khích NNL tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực để làm việc tốt hơn công việc của mình; chính sách tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, thu hút, đãi ngộ NNL hợp lý sẽ tạo
động lực để PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường thành công hơn trong tương lai.
2.4.1.2. Mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức
Những cơ quan được kiện toàn và phát triển về mô hình tổ chức (tổng cục, cục hay vụ) và cơ cấu tổ chức thì cũng đồng thời liên quan đến việc thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL trong cơ quan. Do vậy, mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức sẽ hình thành một cái “khung” để có thể thực hiện được các hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan môi trường, bao gồm việc chỉ đạo, điều phối thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động QLNN về môi trường từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở địa phương một cách có hệ thống. Vì vậy, mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến công tác PTNNL thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức cơ quan sẽ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý và thực hiện PTNNL; nếu mô hình tổ chức là cục thì sẽ có các phòng bên trong, trong đó có phòng tham mưu về tổ chức nhân sự; nếu mô hình tổ chức là vụ thì có thể không có phòng bên trong vụ mà chỉ có lãnh đạo vụ và các chuyên viên, trong đó sẽ có chuyên viên phụ trách công tác nhân sự của vụ. Như vậy, tùy theo mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức của cơ quan khác nhau sẽ có các bộ phận quản lý về PTNNL khác nhau.
Thứ hai, mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức cơ quan QLNN ngành môi trường sẽ quyết định cơ cấu NNL cần phù hợp cho từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển của cơ quan. Đối với các cơ quan QLNN ở Trung ương thường có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao trên phạm vi cả nước; nhiệm vụ và quyền hạn phải triển khai nhiệm vụ trên phạm vi cả nước nên yêu cầu về trách nhiệm được giao sẽ nặng nề hơn, lớn hơn đối với các cơ quan ở địa phương do chỉ phải quản lý trên địa bàn nhỏ hơn. Do vậy, mô hình tổ chức và cơ cấu tổ chức cơ quan QLNN ngành môi trường khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động PTNNL của các cơ quan QLNN ngành môi trường khác nhau.
2.4.1.3. Cơ quan quản lý về phát triển nguồn nhân lực
hưởng trực tiếp tới hoạt động PTNNL trong một cơ quan. Quản lý các thay đổi về con người và tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động QLNN là một trong những chức năng quan trọng của quản lý NNL và PTNNL. Cơ quan chuyên trách quản lý về PTNNL (thường ở các bộ, ngành thì cơ quan này gọi là Vụ Tổ chức cán bộ, ở cấp nhỏ hơn gọi là Phòng Tổ chức nhân sự, bộ phận tổ chức,…) có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện PTNNL trong cơ quan, đơn vị. Cơ chế, chính sách với các quy định, quy chế về PTNNL đóng vai trò hình thành và duy trì cách thức thực hiện các hoạt động PTNNL trong cơ quan.
Ngoài ra, nội dung quản lý của cơ quan có trách nhiệm quản lý về PTNNL còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả hoạt động PTNNL trong cơ quan QLNN ngành môi trường, cụ thể là ở nội dung chính sách về NNL, nếu chính sách tuyển dụng NNL được thực hiện khoa học, phù hợp với chiến lược phát triển sẽ tạo điều kiện để NNL đầu vào có chất lượng tốt, cơ cấu phù hợp; chính sách sử dụng hiệu quả NNL và cơ chế trả lương, đãi ngộ phù hợp sẽ nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, các chính sách này sẽ góp phần tạo ra môi trường và động lực làm việc, giúp NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường nâng cao trách nhiệm, cải thiện tác phong làm việc và có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực.
2.4.1.4. Khả năng ngân sách tài chính
Khả năng ngân sách và tài chính của cơ quan cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện hoạt động đào tạo trong cơ quan QLNN ngành môi trường. Nhiều cơ quan dù biết mình cần đào tạo NNL, nhưng khả năng tài chính không cho phép họ gửi người đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và ngoài nước. Đặc biệt đối với các cơ quan QLNN về môi trường ở địa phương thì ngân sách dành cho đào tạo PTNNL rất hạn hẹp, cấp huyện thì hầu như không có. Do vậy, tùy thuộc vào các cơ quan QLNN ngành môi trường huy động tạo nguồn ngân sách của cả Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NNL của cơ quan. Để có nguồn tài chính, ngoài ngân sách của nhà nước phân bổ, rất cần phải
huy động thêm từ nguồn xã hội hóa. Mục đích của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là huy động tối đa các nguồn lực và NNL trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có hoạt động đào tạo PTNNL cho ngành môi trường. Có như vậy, mới có đủ nguồn kinh phí để đáp ứng cho hoạt động PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương.