8. Cấu trúc của luận án
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Mặc dù các công trình nghiên cứu về PTNNL nêu trên đã đúc rút và có được những giá trị nhất định về khoa học kể cả mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, PTNNL còn là những vấn đề thực sự lớn, còn nhiều ý kiến và là vấn đề tương đối mới ở Việt Nam nên cần phải tập trung nghiên cứu sâu hơn. Đối với PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, cần phải tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam là vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, trong thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tùy theo mức độ quan tâm và dưới những góc độ khác nhau; tuy nhiên, việc nghiên cứu dưới góc độ hành chính học đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy, vấn đề PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam được tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, trong một số đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về PTNNL, các tác giả đã đưa ra những chủ trương, quan điểm và một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta về PTNNL nói chung và PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam nói riêng. Nhưng một vấn đề thực tế là trong các công trình nghiên cứu đã được đề cập, PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam hiện nay hầu như chưa được quan tâm xứng tầm đúng với vị thế và vai trò của chúng mà Đảng và nhà nước đã coi bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác, tính đến nay, các công trình nghiên cứu về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam mới được đề cập ở những bài báo, những bài báo cáo khoa học tại hội thảo, một vài cuốn sách, tạp chí tham khảo và chủ yếu khái quát hóa vấn đề chính
hoặc quan tâm đến một vài nội dung trong PTNNL. Vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam dưới góc độ hệ thống trong luận án nhằm đảm bảo phát triển ngành môi trường Việt Nam một cách bền vững.
Thứ ba, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về PTNNL đã đưa ra một số định hướng kèm theo các giải pháp chung và cụ thể để PTNNL trong xã hội nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, với đặc thù trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu và ở Việt Nam đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn thì đòi hỏi PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường là không thể thiếu trong quá trình quản lý và phát triển ngành môi trường Việt Nam. Chính vì vậy, theo tác giả thì cần phải có những giải pháp mới, đột biến, khả thi và những vấn đề này được tác giả tiếp tục nghiên cứu và luận giải trong luận án.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên mặc dù chưa nhiều, nhưng đã có những đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề như NNL, PTNNL nói chung và PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam nói riêng cũng như vị trí, vai trò của NNL, PTNNL trong sự nghiệp phát triển của ngành môi trường nói riêng và của đất nước nói chung. Các tác giả đều đi đến nhận thức chung: NNL trên giữ vai trò quan trọng và mang tính quyết định tất cả các nguồn lực khác, trong đó đặc biệt nêu lên được vai trò của NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Các tác giả cũng chỉ ra cho chúng ta thấy có nhiều cách nhìn khác nhau về NNL nói chung và NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam nói riêng. Hầu hết các tác giả đều nghiên cứu và xem xét NNL, PTNNL về mặt số lượng và chất lượng nói chung; những công trình nghiên cứu được đề cập ở trên của các tác giả trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa
học để cho tác giả luận án nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho công trình nghiên cứu của tác giả luận án trong các nội dung tiếp theo.
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM