Nhận thức của người dân và cán bộ quản lý về xã hội hóa trong bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 90 - 94)

môi trường làng nghề

Thực tế cho thấy, việc cải thiện và BVMT không chỉ là vấn đề kỹ thuật và luật pháp mà đòi hỏi sự tham gia của những người sống trong môi trường ấy; vì các cá nhân, cộng đồng là những tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường, tích cực hay tiêu cực tùy theo nhận thức, thái độ, hành vi của những tác nhân ấy. Vì thế ý thức của người dân là một yếu tố quan trọng nhằm cải thiện công tác quản lý, nó quyết định hiệu quả của vấn đề BVMT. Hơn nữa, BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, gia đình và mỗi người, là nhân tố quyết định đảm bảo sức khỏe và cuộc sống trong lành của người dân. Chính vì thế, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác BVMT nói chung và XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng là một trong những vấn đề mấu chốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả triển khai các mô hình XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề.

a. Đánh giá của cộng đồng

Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp, đa số người dân đều nhận thức rằng chất thải làng nghề không được quản lý, xử lý sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường đất, nước và không khí; làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân, đặc biệt ở quanh các khu vực dân cư có chứa chất thải. Họ đều lo ngại trước những diễn biến ngày càng xấu do ONMT LN gây ra.

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về hệ thống quản lý chất thải làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Làng nghề Ý kiến Tổng

Hài lòng Không hài lòng Không ý kiến

Đồ gỗ Minh Khai - 10 7 17

SX và Tái chế nhựa Minh Khai 14 9 4 27 Đúc Đồng Lộng Thượng - 9 1 10 Chế biến lương thực Trai Trang - 15 13 28

Đóng gạch Quang Xá - 6 2 8

Tổng 14 49 27 90

Tỷ lệ (%) 15,56 54,44 30,00 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế (2017)

Theo kết quả điều tra, ta thấy hệ thống quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân với 49 hộ không hài lòng (54,44%) và các hộ hài lòng về công tác quản lý chất thải môi trường LN đều đã di chuyển vào các cụm công nghiệp LN. Nguyên nhân khiến người dân có đánh giá như vậy là do các nguyên nhân sau: Chất thải rắn làng nghề hiện nay vẫn chưa được tổ chức thu gom riêng biệt, hiện nay mới chỉ được thu gom một phần cùng với chất thải rắn sinh hoạt. Phần còn lại các hộ phải tự xử lý gây ra tình trạng ứ đọng rác thải làng nghề trong thời gian dài gây mất mỹ quan được phố và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

Hiện nay, hầu hết những người dân được điều tra đều cho rằng XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề là hết sức cần thiết, đó là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng và sự quản lý của nhà nước. Để biết được khả năng của người dân về tăng cường XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bằng cách đóng phí xả thải, phí thu gom, xử lý chất thải rắn làng nghề (chất thải

rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại), ký quỹ bảo vệ môi trường... phí phát thải do phòng TNMT địa phương trực tiếp quản lý.

Bảng 4.17. Ý kiến của người dân về tăng cường xã hội hoá trong bảo vệ môi trường làng nghề

Làng nghề Ý kiến Tổng

Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến

Đồ gỗ Minh Khai 14 - 3 17 SX và Tái chế nhựa Minh Khai 27 - - 27

Đúc Đồng Lộng Thượng 10 - - 10 Chế biến lương th/ực Trai Trang 22 - 6 28 Đóng gạch Quang Xá 8 - - 8

Tổng 81 - 9 90 Tỷ lệ (%) 90 - 10 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế (2017)

Theo kết quả điều tra, có tới 81 hộ làm nghề (90%) mong muốn tăng cường XHH trong bảo vệ môi trường, 9 hộ làm nghề (10%) không đưa ra ý kiến, và không có hộ nào không đồng ý với chủ chương XHH trong BVMT LN. Từ đó cho thấy mọi người dân đều ủng hộ nhiệt tình, chỉ một số ít không đưa ra ý kiến do chưa nhận thức đầy đủ về chính sách trong bảo vệ môi trường của các LN Như vậy, cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đồng thời tuyên truyên sâu rộng và hỗ trợ các hộ làm nghề bằng các chinh sách thuế để mọi người dân tích cực tham gia hơn nữa trong công tác BVMT.

b. Đánh giá của cán bộ quản lý

Theo đánh giá của cán bộ quản lý môi trường, muốn XHH công tác BVMT được sự ủng hộ của người dân thì đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống quản lý môi trường làng nghề thật phù hợp với địa hình cũng như thói quen sản xuất của người dân hiện nay, đó là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Qua điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường được biết công tác quản lý môi trường làng nghề hiện nay đã vẫn còn rất nhiều yếu kém chỉ với 3 người (13,64%) cho rằng rằng công tác bảo vệ môi trường làng nghề hiện nay tương đối tốt, có đến 15 người (68,18%) nhận xét là không tốt, và có 4 người (18,18%) cho rằng công tác bảo vệ môi trường là bình thường.

Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý trên địa bàn Hưng Yên TT Ý kiến đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Hệ thống quản lý môi trường LN

Tốt 3 13,64

Bình thường 4 18,18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không tốt 15 68,18

2 Ý thức chấp hành của người dân

Tốt 3 13,64 Bình thường 3 13,64 Không tốt 16 72,73 3 Công tác XHH trong BVMT LN Dễ 5 22,73 Bình thường 12 54,55 Khó 5 22,73 Tổng 22 100

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2017)

Có thể nói vấn đề môi trường làng nghề đang đi dần vào quy củ, ngày càng ít xuất hiện những điểm nóng về môi trường làng nghề, người dân hưởng ứng nhiệt tình, tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Vấn đề ở đây là ý thức chấp hành của người dân đối với những chủ trương, chính sách, những hoạt động BVMT làng nghề do chính quyền các cấp tổ chức và sự hưởng ứng của người dân. Khó khăn nhất đối với khâu xử lý xử lý chất thải làng nghề vì cần nguồn vốn rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cho những nhà đầu tư không cao, do đó không khuyến khích được các cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động này.

Về công tác XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề, có 5 cán bộ (22,73%) cho rằng khó vì thu hút được các nhà đầu tư vào công tác xử lý chất thải làng nghề còn nhiều hạn chế mà lợi nhuận thu lại cũng không cao, nếu không có các chính sách đặc thù. Cùng với đó, việc di dời các làng nghề vào các khu cụm công nghiệp làng nghề cũng gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau: việc thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng kết cấu hạn tầng cụm công nghiệp gặp khó khăn do nguồn vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm và lợi nhuận đem lại không cao, các hộ làm nghề cũng không muốn vào các khu cụm công nghiệp làng nghề do

không thuận tiện trong sản xuất và giá thuê mặt bằng sản xuất còn cao... Tại địa phương cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tích cực, có ý nghĩa hết sức quan trọng như: tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất làng nghề nhưng hiệu quả đem lại chưa cao, tâm lý ỷ lại của cán bộ cấp dưới vào cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 90 - 94)