Đánh giá sự tham gia của người dân trong phân loại chất thải rắn làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 79 - 83)

nghề tại nguồn

Việc phân loại chất thải rắn làng nghề tại nguồn là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình xử lý chất thải, nó không chỉ dễ dàng cho khâu xử lý, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được thời gian và chi phí mà còn phục vụ

cho khâu tái chế nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn làng nghề có thể sử dụng để biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hay năng lượng phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng. Do vậy, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tễ, xã hội cũng như môi trường.

Việc thu gom và xử lý chất thải rắn làng nghề đã được UBND tỉnh lên phương án và xây dựng lộ trình từ năm 2013 theo Quyết định 300/UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013. Theo lộ trình đến năm 2017 tỷ lệ chất thải rắn làng nghề được thu gom và xử lý sẽ đạt 80%. Tuy nhiên, đến nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn làng nghề mới chỉ được thực hiện tại các cụm công nghiệp làng nghề, đối với chất thải rắn làng nghề trong khu dân cư vẫn chưa được thu gom và xử lý. Đối với chất thải rắn sinh hoạt việc thu gom và xử lý đã được thực hiện tại 100% số làng có nghề trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra trong bảng 4.9 cho thấy trong tổng số 90 hộ điều tra được hỏi thì chỉ có 17 hộ (18,89%) tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với chất thải rắn sinh hoạt, còn đối với chất thải rắn làng nghề chỉ có 6 hộ (6,67%) tiến hành phân loại. Việc phân loại này diễn ra hết sức đơn giản chủ yếu theo tiêu chí có thể bán được hoặc tận dụng được. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các làng nghề điều tra nằm ở nông thôn có tính cộng đồng cao nên có hiện tượng học theo và làm theo mọi người xung quanh, khi những hộ xung quanh không phân loại rác thì họ cũng không phân loại rác nữa. Mặt khác, cán bộ địa phương và những người làm nhiệm vụ thu gom rác cũng chưa thực sự xem trọng và thắt chặt việc phân loại rác thải. Đây cũng là điều đang quan tâm của chính quyền địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cần thiết cho người dân trong việc công tác bảo vệ môi trường nói chung và phân loại chất thải rắn nói riêng được tốt hơn. Đối với chất thải rắn làng nghề việc người dân tiến hành phân loại ít vì những hộ phân loại rác đều tận dụng cho các mục đích khác nhau. Cùng với đó, hiện nay, tại các làng nghề việc thu gom chất thải rắn làng nghề mới chỉ thực hiện được một phần cùng với quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nên các hộ làm nghề cũng không quan tâm đến việc phân loại chất thải rắn làng nghề. Đây cũng là điều đáng lưu ý của T.Hưng Yên trong thời gian tới để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cần thiết cho người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn làng nghề trong thời gian tới được tốt hơn.

Bên cạnh đó, khi được hỏi về sự cần thiết phải phân loại chất thải làng nghề tại nguồn thì có đến 79 hộ (87,78%) cho rằng điều này là cần thiết. Qua đó có thể thấy người dân trong các làng nghề đếu biết được các lợi ích của việc phân loại chất thải làng nghề trong vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên do chất thải làng nghề hiện nay chủ yếu vẫn các hộ vẫn phải tự xử lý nên người dân cũng không quan tâm đến việc phân loại. Cùng với đó có tới 84 hộ (93,33%) số hộ làm nghề được hỏi sẽ tiến hành phân loại chất thải làng nghề tại nguồn nếu được yêu cầu. Qua đây, có thể thấy hầu hết người dân đều quan tâm và hiểu biết về những lợi ích của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, nhưng do thói quen và không được vận động và nhắc nhở nên người dân thường không thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Chính vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần tăng cường công tác nhắc nhở và tuyên truyền người dân trong phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn tạo thói quen và sự chủ động cho người dân. Đối với chất thải rắn làng nghề trong thời gian tới UBND T.Hưng Yên cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư vào tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải làng nghề.

Bảng 4.12. Tình hình phân loại chất thải rắn làng nghề tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

TT Chỉ tiêu Đồ gỗ Minh Khai SX và Tái chế nhựa Minh

Khai Đúc Đồng Lộng Thượng Chế biến lương thực Trai Trang Đóng gạch Quang Xá Tổng Tỷ lệ (%) 1 Rác thải làng nghề 17 27 10 28 8 90 100 Phân loại 4 - 2 - - 6 6,67

Không phân loại 13 27 8 28 8 84 93,33

2 Rác thải sinh hoạt 17 27 10 28 8 90 100

Phân loại 6 5 4 2 - 17 18,89

Không phân loại 11 22 6 26 8 73 81,11

3 Sự cần thiết phải phân loại chất thải làng nghề 17 27 10 28 8 90 100

Cần thiết 14 27 10 20 8 79 87,78

Không cần thiết 3 - - 8 - 11 12,22

4 Nếu được yêu cầu phân loại 17 27 10 28 8 90 100

Có 15 27 10 24 8 84 93,33

Không 2 - - 4 - 6 6,67

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)