Khái quát về làng nghề tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 59 - 66)

4.1.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển ngành nghề tỉnh Hưng Yên

Trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, do nhu cầu tiêu dùng bức thiết hằng ngày của người dân địa phương, theo phương châm “tự túc ăn mặc, cải thiện dân sinh” và một phần phục vụ nhu cầu kháng chiến nên có một số nghề truyền thống như: nghề làm Tương Bần, LN Đúc Đồng, LN làm cày bừa, LN làm hương xạ, LN làm long nhãn... Đồng thời xuất hiện thêm một số ngành nghề mới như sửa chữa cơ khí nhỏ, gốm sứ, kim hoàn, mây tre đan xuất khẩu, chế biến nông sản....

Trong những năm đổi mới với chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất, nền kinh tế nước ta hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã có một bước tiến khá dài.

Giai đoạn 1986 – 1996, nhiều nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho LN phát triển. Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của TTCN và sản xuất hàng tiêu dùng, trong đó một phần không nhỏ do TTCN sản xuất ra, thành một trong ba chương trình trọng điểm. Quán triệt đường lối Đại hội VI, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 16/ QN – TW về chính sách phát triển sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, và Hội đồng Bộ trưởng có các Nghị định số 27/HĐBT, 28/HĐBT, 29/HĐBT ngày 9 – 3 – 1988 về chính sách đối với các TPKT phát triển sản xuất công nghiệp, ngày 5 – 4 - 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (Nghị quyết 10) và ngày 29 – 3- 1981, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa 6) ra đời nhấn mạnh hộ nông dân trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán sử dụng đất, còn chủ động phát triển sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình hình thức. Đại hội VII của Đảng và các Hội nghị trung ương lần thứ hai, ba, năm (khóa VII) tiếp tục khẳng định quyền tự chủ kinh tế của hộ nông dân, phát triển LN truyền thống, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Tại hội nghị

Trung ương lần thứ 7 và Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII), vấn đề CNH, HĐH đất nước trong đó vấn đề CNH, HĐH NN, nông thôn được đặt ra. Nhà nước đã ban hành các luật như Luật đất đai, Luật Thuế sử dụng đất NN, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, … Đại hội VIII của Đảng đã nêu ra vai trò và định hướng phát triển của LN. Đại hội IX xác định phát triển LN là một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH NN, nông thôn, và nhiều chủ trương, chính sách được ban hành đã tạo điều kiện cho LN phát triển mạnh hơn.

Chính vì vậy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống của tỉnh như sản xuất và chế biến Tương Bần, long nhãn, chế biến thực phẩm, nghề đan lát, gốm sứ, kim hoàn, cây cảnh... đã phát triển khá mạnh.

4.1.1.2. Những nét đặc trưng của hệ thống làng nghề tỉnh Hưng Yên

a. Tính lịch sử lâu dài

Như đã trình bày ở phần trên, cũng như bao LN trong cả nước, các LN ở Hưng Yên đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như sản xuất hương thôn Cao xã Bảo Khê – TP Hưng Yên, LN dược liệu Nghĩa Trai xã Tân Quang - huyện Văn Lâm, LN đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng – huyện Văn Lâm … Đặc trưng này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các LN ở Hưng Yên như tiếng tăm, trình độ tay nghề của người thợ cao, đã tạo dựng được nhiều đối tác và bạn hàng truyền thống… Tuy nhiên cùng với đó là lối sống sinh hoạt và sản xuất truyền thống đã ăn mòn vào các thế hệ trong LN tạo ra một sức ì rất lớn trong LN, làm cho việc tiếp cận những xu hướng sản xuất mới, công nghệ mới gặp nhiều khó khăn. Đây là rào cản lớn nhất khó vượt qua trong tiến trình phát triển bền vững cho các LN của tỉnh.

b. Đặc trưng về phân bổ làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh

Theo báo cáo của Sở NN và PTNT T.Hưng Yên đến năm 2016 toàn tỉnh có tổng số 49 LN đang hoạt động (giảm 5 LN so với năm 2015) với đa dạng các loại ngành nghề nhưng phân bổ không đều giữa các huyện, hiện nay huyện Yên Mỹ số lượng LN lớn nhất tỉnh với 9 LN, huyện Văn Lâm, Mỹ Hào mỗi huyện có 8 LN, huyện Văn Giang, Ân Thi ít nhất mỗi huyện 2 LN. Các LN hoạt động theo từng nhóm khác nhau. Có thể phân chia nhóm ngành nghề thành các nhóm cơ bản như sau:

Sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, tái chế nhựa: 12 làng Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ, mây tre đan: 22 làng

Bảng 4.1. Tình hình phân bổ làng nghề trên địa bàn tỉnh

TT Huyện/Thành phố Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Thành phố Hưng Yên 2 4 4

2 Huyện Ân Thi 2 2 2

3 Huyện Mỹ Hào 8 8 8

4 Huyện Kim Động 4 7 4

5 Huyện Khoái Châu 6 6 4

6 Huyện Phù Cừ 6 3 3

7 Huyện Tiên Lữ 13 5 5

8 Huyện Văn Giang 2 2 2

9 Huyện Văn Lâm 9 8 8

10 Huyện Yên Mỹ 7 9 9

Toàn tỉnh 59 54 49

Nguồn: Sở NN&PTNT T.Hưng Yên (2016)

Cùng với đó là sự phân bổ LN trong huyện cũng không đồng đều, có những xã có đến 3 LN (xã Tân Quang huyện Văn Lâm, xã Hòa Phong huyện Mỹ Hào) hoặc 2 LN (xã Thủ Sỹ huyện Tiên Lữ, xã Liêu Xã huyện Yên Mỹ, xã Nhân Hòa huyện Mỹ Hào, xã Lạc Đạo huyện văn Lâm) cùng với đó là nhiều xã không có LN nào hoặc chỉ có 1 LN.

Việc phân bổ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các LN cũng còn nhiều điều bất hợp lý. Hiện nay, hầu hết các xưởng sản xuất đều nằm trong hoặc xem kẽ với khu dân cư, tại nhiều hộ gia đình cơ sở sản xuất đồng thời là nơi sinh hoạt hàng ngày. Tiếp đến là việc phân bổ tập trung quá nhiều cơ sở sản xuất trong một khu vực LN. Các cơ sở LN hiện nay chưa có công nghệ xử lý chất thải sản xuất đã gây nên ONMT gia tăng đặc biệt là ONMT sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Về giá trị sản xuất, theo báo cáo tổng kết 3 năm của chi cục PTNT tỉnh, giá trị sản xuất của các LN có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên mức tăng này còn không đồng đều, có huyện tăng nhanh như huyện Văn Lâm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,37%/năm, tuy nhiên cũng có huyện tốc độ tăng trưởng

bỉnh quân lại rất chậm như huyện Khoái Châu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 8,71%. Tốc độc tăng trưởng và giá trị sản xuất trong các LN tại các huyện và thành phố của tỉnh được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất làng nghề của tỉnh Hưng Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Triệu đồng

TT Huyện/TP Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Toàn tỉnh 4.552.017 5.567.322 6.700.567 122,30 120,36 121,33 1 TPHưng Yên 55.490 73.013 81.126 131,58 111,11 121,35 2 Huyện Ân Thi 43.918 54.219 64.547 123,46 119,05 121,25 3 Huyện Kim Động 52.987 63.840 84.000 120,48 131,58 126,03 4 Huyện Khoái Châu 63.473 69.750 75.000 109,89 107,53 108,71 5 Huyện Mỹ Hào 335.790 385.965 476.500 114,94 123,46 119,20 6 Huyện Phù Cừ 18.255 21.476 23.600 117,65 109,89 113,77 7 Huyện Tiên Lữ 117.406 136.518 146.794 116,28 107,53 111,90 8 Huyện Văn Giang 13.579 16.560 18.000 121,95 108,70 115,32 9 Huyện Văn Lâm 904.000 1.396.980 1.791.000 154,53 128,21 141,37 10 Huyện Yên Mỹ 2.947.120 3.349.000 3.940.000 113,64 117,65 115,64 Nguồn: Sở NN&PTNT T.Hưng Yên (2014 – 2016)

c. Đặc trưng về vốn và công nghệ

Vốn và công nghệ sản xuất là hai yếu tố đầu vào quan trọng đối với sự phát triển của các LN. Những năm qua, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các LN. Tình trạng thiếu vốn, dẫn đến công nghệ sản xuất không được đổi mới đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các LN.

Vốn của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong LN được huy động chủ yếu từ hai nguồn chính là vốn tự có và vốn vay. Thực tế vốn tự có trong các LN hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng vốn huy động khoảng từ 30-45% còn lại chủ yếu là vốn vay. Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng gặp phải nhiều trở ngại. Đã có hàng loạt các ngân hàng thương mại như Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hàng Công thương mở chi nhánh tại các vùng có nhiều LN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân ở đây, song những ràng buộc như lãi suất vay cao, điều kiện thế chấp khắt khe vẫn là những rào cản khiến cho các cơ sở sản xuất khó tiếp cận với nguồn vốn này.

Do thiếu vốn nên công nghệ sản xuất tại các LN chậm được cải tiến và nâng cấp. Hầu hết các dây truyền sản xuất đều đã lạc hậu, tự tạo, đã qua sử dụng của các cơ sở công nghiệp, hiệu suất hoạt động thấp và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ tự động hoá và cơ khí hoá trong dây truyền sản xuất tại các LN thấp. Một số LN như những LN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến NSTP dây truyền sản xuất đã được đổi mới tương đối, việc cơ khí hoá công cụ lao động đã được người lao động dần dần áp dụng như máy cưa, máy bào, mắt khoan... đã thay thế về cơ bản sức lao động của con người và cho năng suất cao.

d. Những đóng góp của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các LN ở Hưng Yên trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực NN, nông thôn. Những đóng góp đó được thể hiện trên các mặt sau:

- Thứ nhất Các LN góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn:

Giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Hàng năm các LN đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, riêng năm 2015 đã giải quyết việc làm cho 26.664 lao động. Các LN không chỉ giải quyết việc làm cho cho lao động trong làng mà còn tạo việc làm cho lao động ở các vùng lân cận. (Được minh họa chi tiết trong phụ lục 1).

Từ chỗ việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Nơi nào có làng nghê thì nơi đó người lao động có mức thu nhập và mức sống cao hơn các vùng khác. Doanh thu của các LN đạt trên 6.700 tỷ đồng, trong đó LN chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp đạt doanh thu là 3.060 tỷ đồng, đem lại thu nhập cho người lao động là 165,4 triệu đồng/người/năm., LN mộc Thụy Lân (Thanh Long -Yên Mỹ) đạt doanh thu 300 tỷ đồng, đem lại thu nhập cho người lao động 102,5 triệu đồng/người/năm, LN làm mành thông Đa Quang (Dị Chế - Tiên Lữ) đạt doanh thu 144,293 tỷ đồng, đem lại thu nhập cho người lao động 73,6 triệu đồng/người/năm… ngoài ra một số LN có doanh thu không cao nhưng cũng đem lại mức thu nhấp cho người lao động lúc nhàn rỗi khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân.

- Thứ hai, Các LN đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách của tỉnh.

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực LN, nhất là LN tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của tỉnh.

Thứ ba, các LN đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, nông thôn Hưng Yên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình vận động và phát triển, các LN đã có vai trò tích cực trong việc phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thu hẹp tỷ trọng của NN, chuyển lao động từ sản xuất NN có thu nhập thấp sang ngành phi NN có thu nhập cao hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 60 – 70%. Rõ rang sự phát triển của các LN có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng này đang ngày một gia tăng khi các LN ngày càng phát triển.

Thứ tư, các LN đã góp phần vào cuộc sống nông thôn mới và giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp.

+ Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung, các LN phát triển đã góp phần vào sự đổi thay nhanh chóng của bộ mặt nông thôn ngày nay. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các LN như đường xá, cầu cống được bê tông hóa, tỷ lệ các hộ dùng nước sạch đã từng bước được cải thiện và nâng cao, điện, điện thoại và phát thanh truyền hình được phủ sóng ở tất cả các LN, nhà cao tầng nhiều hơn, đời sống nhân dân ngày càng văn minh hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, họ nhạy bén và khôn khéo hơn trong nền kinh tế thị trường so với người dân ở những vùng nông thôn thuần nông. Bên cạnh đó, do có công việc ổn định nên các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút… cho đến các vấn đề xã hội mang tính chất như thất nghiệp, di dân tự do đã giảm đáng kể, mô hình nông thôn mới đang dần hình thành và phát triển.

e. Những bất cập của làng nghề trong quá trình phát triển

Bên cạnh những đóng góp của các LN cho sự phát triển KTXH của Hưng Yên là những bất cập gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện phát triển bền vững, đó là:

-Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, hầu hết lao động trong các LN có trình độ thấp, chưa học hết phổ thông. Đội ngũ những ông chủ, những giám đốc

doanh nghiệp chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý hay kỹ năng chuyên nghiệp. Những kiến thức mà người lao động có được chủ yếu được hình thành thông qua quá trình vừa học vừa làm và kinh nghiệm bản thân, truyền miệng;

-Thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu vẫn là phổ biến. Nguồn vốn tự có của người dân trong các LN hiện đang rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của các hộ, HTX, doanh nghiệp LN còn gặp khó khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp, hiệu quả đầu tư, trong khi khả năng huy động vốn và tranh thủ các nguồn vốn của trung ương, các TPKT khác còn hạn chế. Nhu cầu vốn sản xuất của các cơ sở sản xuất là rất cao nhưng do khan vốn nên đã hạn chế khả năng mở rộng sản xuất của họ;

-Các cơ sở LN chủ yếu là quy mô hộ nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ, sử dụng phương pháp thủ công là chính, năng lực trình độ quản lý các cơ sở kinh doanh còn bất cập, thiếu vốn, liên kết hợp tác trong sản xuất giữa các cơ sở trong LN chưa chặt chẽ dẫn đến một số LN dừng hoạt động (LN Mây tre đan Tân Khai xã Thiệ Phiến huyện Tiên Lữ, LN may da Ngọc Loan xã Tân Quang huyện Văn Lâm, LN mây tre đan Duyên Linh xã Đình Cao huyện Phủ Cừ) hoặc hoạt động cầm chừng không ổn định, có nguy cơ mai một như LN nghề truyền thống đan đó, rọ Tất Viên, Nội Lăng xã Thủ Sỹ huyện Tiên Lữ.\;

-Mặt bằng sản xuất thiếu, hầu hết các cơ sở sản xuất đều nằm trong khu dân cư, diện tích cho sản xuất chật hẹp, chủ yếu là một phần diện tích khu nhà ở của mình, thậm chí tại một số hộ sản xuất nhà ở và nhà sản xuât chung nhau. Do thiếu mặt bằng sản xuất nên việc bố trí máy móc thiết bị và khả năng đổi mới công nghệ. Tuy đã có những chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 59 - 66)