Nguồn lực con người tham gia xã hội hoá bảo vệ môi trường trong làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 95 - 96)

tư và chi trả. Coi đây là giải pháp đột phá nhằm khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực tài chính đầu tư hằng năm cho công tác XHH về môi trường, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các loại hình XHH trong công tác BVMT.

4.3.4. Nguồn lực con người tham gia xã hội hoá bảo vệ môi trường trong làng nghề làng nghề

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã và đang được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương nơi đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực quản lý và nguồn lực về con người thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh xuống đến các huyện, thành phố và cơ sở còn thiếu và yếu cả về số lượng cũng như chất lượng, nên chưa đủ giám sát chặt chẽ tất cả những hoạt động về môi trường cũng như phổ biến pháp luật về môi trường. Chuyên môn về môi trường chủ yếu là ở cán bộ cấp tỉnh (chi cục bảo vệ môi trường) còn xuống đến cấp huyện, thành phố và cơ sở thì chuyên môn chính chủ yếu của họ là chuyên ngành quản lý đất đai, không có nhiều chuyên môn về môi trường nên họ thường phải một lúc đảm nhiệm hai nhiệm vụ. Do đó mà họ không thấy được những mặt được, chưa được trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề, nên chưa có chính sách hiệu quả cho công tác quản lý môi trường. Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành hàng năm tổ chức các đợt tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cho công tác quản lý môi trường trong tình hình hiện nay.

Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn chung của chính quyền các cấp tỉnh Hưng Yên hiện nay trong quản lý môi trường đó là vấn đề thu hút các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn làng nghề; xử lý chất thải lỏng, chất thải khí làng nghề trước khi thải ra môi trường do đây là một lĩnh vực yêu cầu kỹ thuật cao và vốn đầu tư lớn, nhưng lợi nhuận đem lại từ việc thu phí môi trường không cao.

Hơn nữa cán bộ quản lý môi trường ở các xã, phường, thị trấn có nghề thường không ổn định, việc thay đổi nhân sự làm cho công tác quản lý ở các địa phương thường bị gián đoạn, người mới tiếp nhận phải nắm bắt lại từ đầu trong khi phải quản lý một số lượng lớn các hộ làm nghề, gây ảnh hưởng tới công tác BVMT. Đây là một vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý môi trường của thành phố nói chung và các xã phường nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 95 - 96)