Giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 97 - 113)

TRƯỜNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN

4.4.1. Định hướng

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì vấn đề BVMT của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng cần được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Bởi vì vấn đề ONMT do chất thải LN gây ra đang là một mối lo ngại lớn của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương nơi đây. Một vấn đề đặt ra ngoài sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cần phải huy động được mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào XHH công tác BVMT nhằm giảm bớt một phần kinh phí cho Nhà nước. Khuyến khích các công ty ngoài quốc doanh tham gia đấu thầu và ký hợp đồng với các LN thực hiện dịch vụ vận chuyển chất thải làng nghề để tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Từ đó giảm chi phí, giảm giá thành cũng như nâng cao hiệu quả công tác BVMT. Chủ trương XHH trong BVMT đã được cụ thể hóa, khẳng định rằng BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ BVMT trong các lĩnh vực thu gom, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường; tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường và các dịch vụ khác về BVMT.

4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu

Thực tế cho thấy, công tác XHH trong BVMT của các làng nghề chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các TPKT và quan trọng là sự tham gia rộng rãi của nhân dân... Để công tác XHH trong công tác BVMT nói chung và công tác XHH trong BVMT của các làng nghề nói riêng có được thành công rất cần đến sự hợp thành của tổng hòa những giải pháp như sau:

4.4.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường

a. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về XHH bảo vệ môi trường

Cho đến nay, về cơ bản nước ta nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng đã có đủ các văn bản pháp luật về BVMT nói chung và BVMT trong các làng nghề nói riêng, trong đó khung pháp lý chủ yếu là Luật BVMT số 55/2014/QH13 và các

Nghị định của chính phủ có liên quan kèm theo như: Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 03/2015/NĐ-CP Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế thải, Nghị định 114/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định 154/2016/NĐ-CP về chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và các thông tư có liên quan của bộ TNMT. Tỉnh Hưng Yên cũng đã ban hành Quyết định 28/2017/QĐ-UBND ban hành quy định BVMT tỉnh. Tại Quyết định số 28 đã cụ thể hoá BVMT làng nghề tại điều 6. Và Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND T.Hưng Yên về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn T.Hưng Yên đến năm 2025. Tuy nhiên, các văn bản về thu hút đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng còn nhiều hạn chế. Các chính sách của UBND tỉnh vẫn chưa thu hút được sự tham gia của các đối tác xã hội trong BVMT làng nghề. Trong thời gian tới UBND tỉnh Hưng Yên cần ban hành các văn bản pháp luật với các quy định đặc thù nhằm thu hút sự đầu tư của các đối tác xã hội khác vào lĩnh vực BVMT làng nghề:

- Vấn đề XHH trong bảo vệ môi trường nói chung và XHH trong BVMT của các LN nói riêng cho đến nay chưa có các quy định thống nhất về vấn đề này. Vì vậy, trong thời gian tới cần đưa vấn đề XHH vào một cách đúng mức, tạo cơ sở pháp lý thu hút đầu tư ngoài nhà nước vào các lĩnh vực BVMT nói chung và BVMT LN nói riêng;

- Vấn đề xây dựng văn hoá sản xuất thân thiện với môi trường cũng cần được đặt ra trong các quy định của UBND tỉnh và tỉnh Hưng Yên nên hướng dẫn các làng nghề xây dựng hương ước, quy ước về sản xuất thân thiện với môi trường trong thời gian tới;

- Rà soát hệ thống tiêu chuẩn về môi trường đã có, chuyển đổi, sửa đổi bổ sung để ban hành các tiểu chuẩn, quy định về các vấn đề xả thải đổi với các cơ sở sản xuất LN phù hợp với luật BVMT 55/2014 đã được quốc hội ban hành;

- Trong giai đoạn tới đề nghị UBND tỉnh cho biên soạn và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện XHH công tác BVMT nói chung và XHH trong BVMT LN nói riêng với sự tham mưu của sở TNMT văn bản này cần thể hiện các yêu cầu cơ bản sau:

+ Quan điểm và định hướng cơ bản của tỉnh về vấn đề XHH trong BVMT nói chung và XHH trong BVMT LN nói riêng;

+ Các yêu cầu của việc XHH của tỉnh trong công tác BVMT nói chung và XHH trong BVMT LN nói riêng;

+ Những hướng dẫn của UBND tỉnh về quản lý, hệ thống tổ chức, các hoạt động sự nghiệp về dịch vụ môi trường theo tinh thần về XHH đối với các sở, ban ngành của tỉnh.

- Những vấn đề khác có liên quan như các vấn đề về quản lý, về thanh tra môi trường, về đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường từ cơ sở cho đến cấp tỉnh.

b. Xây dựng chương trình hành động về XHH trong BVMT làng nghề

Năm 2012 chính phủ đã ban hành chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định số: 1216/QĐ-TTg. Đến năm 2014, chính phủ đã ban hành quyết định 166/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên cho đến nay tỉnh vẫn ban hành kế hoạch chương trình hành động của tỉnh thực hiện chiến lược BVMT quốc gia trên địa bàn tỉnh. Như vậy là chậm so với yêu cầu, chính vì vậy trong thời gian tới UBND tỉnh cần lập kế hoạch và ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên muốn cho công tác BVMT nói chung và công tác BVMT trong các LN nói riêng của tỉnh phát triển mạnh mẽ, đúng đường lối của Đảng, chính phủ và nhà nước ta đạt hiệu quả cao thì tỉnh cần phải xây dựng một kế hoạch để thực hiện chiến lược BVMT quốc gia trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đó phải được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật và quan điểm của Đảng và nhà nước, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật công nghệ và trình độ nhận thức của người dân. Nội dung của kế hoạch phải bao gồm các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ cùng các giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược BVMT quốc gia đã ban hành trước mắt là giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và những năm sau đó. Khi đó, tỉnh trở thành một tỉnh CN và các LN phát triển trở thành ngành CN LN. Kế hoạch đó phải nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn đó.

Trên cơ sở kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT quốc gia của chính phủ đã ban hành năm 2014, Hưng Yên cần bắt tay xây dựng kế hoạch thực hiện chiến

lược BVMT quốc gia trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đó phải giải quyết những vấn đề cấp bách và khức phục được những vấn đề môi trường hiện đang trở nên nhức nhối trên địa bàn tỉnh. Các điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch:

-Tên kế hoạch: “Thực hiện chiến lược BVMT Quốc gia tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”

-Trong nội dung kế hoạch cần đưa thêm các vẫn đề về XHH trong BVMT với một số bước thực hiện đầu tiên quan trọng như vấn đề nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện XHH trong BVMT nói chung và của các LN nói riêng.

-Trong phần những cơ quan đơn vị tham gia thực hiện xây dựng kế hoạch cũng như cơ chế chi tiêu tài chính cho chương trình, đề nghị cần phải để cho các tổ chức xã hội, trong đó có Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (Hiện nay tỉnh chưa có hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường T.Hưng Yên) được tham gia thực hiện một số nội dung phự hợp với vị trí, chức năng và năng lực của mình; đồng thời cũng được quyền nhận hỗ trợ kinh phí tương ứng của chương trình để thực hiện các nội dung đó.

-Điều quan trọng là phải đưa ra được các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và phải chọn được cơ quan khoa học độc lập, có đầy đủ uy tín và trình độ chuyên môn để làm người phản biện, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Tuyệt đối không được lồng mối quan hệ ràng buộc không rõ ràng, không vô tư đê lựa chọn cơ quan và người phản biện.

c. Công tác thanh tra, giám sát

Cũng như bất kỳ loại hoạt động nào, hoạt động BVMT nói chung và BVMT trong các LN nói riêng cũng đòi hỏi phải được thanh tra, kiểm tra một cách đều đặn, nghiêm minh, có như vậy mới đảm bảo việc thực hiện các quy định.

Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn được duy trì 9 huyện và thành phố. Tuy nhiên, các vi phạm về môi trường vẫn chưa được xử lý một cách thích đáng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm Luật BVMT theo nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường; đồng thời, xử lý nghiêm cán bộ không thực hiện đúng quyền hạn khi thi thành công vụ về môi trường. Ngành TNMT và lực lượng công an phải chủ động phát hiện, phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở để ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về

môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT đạt kết quả tốt. UBND tỉnh, HĐND tỉnh chịu trách nhiệm tham gia, giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT LN thông qua hệ thống thanh tra môi trường. Hiện nay, hệ thống này còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng và còn hạn chế về chất lượng. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường hệ thống thanh tra môi trường, trong đó có nội dung thanh tra về môi trường LN mà hiệu lực thanh tra vừa qua còn thấp, làm cho nhiều người còn con nhẹ hoặc không thấy sự cần thiết đối với công tác thanh tra.

Bên cạnh đó cần, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác BVMT LN của cấp trên đối với cấp dưới. Đẩy mạnh công tác kiểm tra quy trình xử lý chất thải của các cơ sở làm nghề trước khi thải ra môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý nghĩa XHH của công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường là một mặt tăng cường công tác thanh tra, giám sát của nhà nước, mặt khác đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của các có sở làm nghề, qua đó kịp thời phát hiện những sai phạm để khắc phục, giúp nâng cao hiệu quả của việc BVMT.

4.4.2.2. Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường làng nghề

Chúng ta đều biết rằng, chỉ khi nào có nhận thức đúng, có hiểu biết sâu sắc về vấn đề mà chúng ta phải làm, thì chúng ta mới có thể hành động đúng. Trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và trong việc xã hội hoá bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng, việc nâng cao nhận thức cho mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, cơ sở/hộ làm nghề có một ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến những hành động đúng, thiết thực và hiệu quả. Ở đây công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp vào chủ thể là con người đẻ họ hiểu biết, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, khơi dậy nhiệt tình, ý thức tự giác, chủ động của mọi đối tượng, tạo nên động lực mạnh mẽ, thúc đẩy họ có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường. Có thể nói đây là nhóm giải pháp chủ động, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao:

Nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT cho các cơ sở/hộ làm nghề. Thực tế vừa qua cho thấy, hầu hết các vụ vi phạm Luật BVMT là do các cơ sở/hộ làm nghề lợi dụng kẽ hở của luật để xả thải phế liệu vào môi trường không qua xử ly; mặt khác, do chưa nhận thức được vai trò của mình đối với việc BVMT, nên họ góp phần lam cho môi trường ô nhiễm, suy thoái nhanh. Để thay đổi nhận thức, thái độ, hanh vi của nhiều cơ sở/hộ làm nghề trong BVMT cần: Tổ chức các lớp

đao tạo, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của cơ sở/hộ đối với môi trường theo từng nhóm đối tượng cho phù hợp. Phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức, trung tâm bồi dưỡng, tư vấn về công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp. Tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ich kinh tế từ các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn hay sản xuất sạch hơn so với cac dự án đầu tư kiểm soát ô nhiễm tại các doanh nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, tuyến đường và khen thưởng những cơ sở/hộ thực hiện tốt các quy định về BVMT. Thực hiện dán nhãn sản phẩm thân thiện với môi trường cho các sản phẩm sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức công khai thông tin về ô nhiễm va tình hình tuân thủ pháp luật về BVMT của doanh nghiệp với các đối tượng có liên quan như người dân, các tổ chức xã hội, người tiêu dùng, người đầu tư để gây sức ép với doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp BVMT. Xây dựng cơ chế giám sát của người dân, của cộng đồng đối với doanh nghiệp trong việc thực thi các cam kết về môi trường va duy trì thường xuyên các biện pháp giảm thiểu ONMT. Hinh thành các kênh thông tin giữa người dân và các nhà chức trách địa phương để kịp thời thông báo về các trường hợp vi phạm pháp luật BVMT.

Bên cạnh đó, cần tạo những điều kiện để các hộ làm nghề tiếp cận được với nguồn vốn và khoa học kỹ thuật mới thân thiện với môi trường, nhất là những hộ/cơ sở làm nghề nhỏ lẻ, để họ có thể thay đổi cách thức sản xuất cũ gây hại đến môi trường. Cần lồng ghép vấn đề BVMT làng nghề với chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, gắn kết lợi ích của BVMT với lợi ích kinh tế.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT trong các cấp lãnh đạo. Xác định BVMT la trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước. Vi vậy, cần tăng cường giáo dục để nâng cao nhận thức và hành động về BVMT trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, cần tập trung đào tạo nâng cao kiến thức về BVMT như tổ chức các lớp tập huấn về phát triển bền vững, về mối quan hệ giữa con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 97 - 113)