Khái quát về công tác bảo vệ môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 72 - 76)

4.1.3.1. Kết quả thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề

Trong thời gian qua tỉnh Hưng Yên đã thực hiện một số hoạt động sau:

Bảng 4.7. Một số hoạt động về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Năm Hoạt động

2011 Sở TNMT đã tổ chức hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác BVMT các làng nghề theo quy định của thông tư số 46/2011/TT - BTNMT ngày 26/11/2011 về bảo vệ môi trường các làng nghề 2011 Sở TNMT đã phối hợp với Tổng cục Môi trường tổ chức tập huấn tuyên truyền,

phổ biến kiến thức, giới thiệu các giản pháp ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cho 120 cán bộ xã, thôn, chủ cơ sở làng nghề trên địa bàn tỉnh.

2013 Hoàn thành Đề án báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề, xây dựng mô hình thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

2014 Sở TNMT đã tổ chức khảo sát tình hình phát sinh, thu gom, thu gom xử lý chất thải, nước thải và khí thải của 64 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 30 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề.

2014 Sở TNMT đã phối hợp với Trung tâm môi trường và Phát triển cộng đồng – Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức 4 lớp tập huấn cho 620 người trong làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm về công tác bảo vệ môi trường; xử lý ô nhiễm môi trường tại 37 hộ gia đình trong làng nghề tái chế chì xã Chỉ Đạo, được Viện Blacksmith hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí. Hàng năn sở TNMT phố phợp với UBMTTQ tỉnh, ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Ban dân vận tỉnh uỷ, tỉnh Đoàn TNCS HCM, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh và phòng TNMT các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, tập huấn về công tác BVMT, phổ biến pháp luật về BVMT. 2015 Sở TNMT đã lập kế hoạch về việc xử lý ô nhiễm môi trường và nhiễm độc

chì của người dân tại xã Đông Mai; vận chuyển, xử lý đất ô nhiễm độc và chất thải tồn đọng tại xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.

Quang bảng 4.7 ta thấy trong thời gian qua T.Hưng Yên đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thiểu thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề. Nhưng kết quả thu được vẫn còn nhiều hạn chế. Việc xử lý ô nhiễm môi trường mới chỉ xử lý cục bộ ở một số điểm ô nhiễm nghiêm trọng chưa đưa ra xử lý trên diện rộng. Các chương trình tập huấn của Sở TNMT mới chỉ thực hiện được cho 120 cán bộ xã, thôn, chủ cơ sở làng nghề (năm 2011) chưa thu hút được đông đảo sự tham gia của chủ các cơ sở làm nghề. Đây là hạn chế của T.Hưng Yên trong thời gian qua trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của Hưng Yên.

4.1.3.2. Kết quả triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hưng Yên có 4 làng nghề làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để. Thời gian qua tỉnh Hưng Yên đã triển khai các dự án về xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho kêt quả như sau:

Bảng 4.8. Kết quả triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề nghiêm trọng

Làng nghề Kết quả thực hiện

Sản xuất bột dong giềng Tứ Dân Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Sản xuất và tái chế nhựa Minh

Khai Đã xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1) và đang triển khai mở rộng cụm công nghiệp làng nghề

Tái chế chì Đông Mai Năm 2013 thực hiện dự án khắc phục ô nhiễm chì tại 37 hộ bị nhiễm chì. Năm 2015 đã di dời toàn bộ làng nghề vào cụm công nghiệp Chỉ Đạo

Thuộc da Liêu Xá Hiện chỉ còn 5 hộ hoạt động thuộc da

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Hưng Yên (2017)

Qua bảng 4.8 ta thấy trong thời gian qua T.Hưng Yên đã thực hiện được một số thành tựu nhất định trong công tác xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số làng nghề. Tuy nhiên các kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Như dự án cụm công nghiệp làng nghề tái chế nhựa Minh Khai giai đoạn 2 hiện nay đang bị chậm so với yêu cầu đặt ra. Về xử lý ô nhiễm làng nghề thuộc da Liêu Xá, hiện nay các hộ làm nghề thuộc da vẫn còn hoạt động tại ngu dân cư. Với

làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo mới xử lý được tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng chưa xử lý được triệt để tình trạng ô nhiễm chì tại làng nghề này.

4.1.3.3. Tình hình thực hiện một số dự án về bảo vệ môi trường làng nghề

UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2025 theo quyết định số 248/2012/QĐ-UBND của chủ tịch UBND tỉnh. Theo Quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 26 cụm công nghiệp làng nghề.

Kết quả thực hiện triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên:

Bảng 4. 9. Kết quả xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung và thu gom rác thải của các làng nghề

Chỉ tiêu Kết quả

Di dời hộ sản xuât vào cụm công nghiệp làng nghề

 Di dời 100% các hộ hoạt động sản xuất tái chế chì xã Chỉ Đạo vào cụm công nghiệp Chỉ Đạo.

 143 hộ sản xuất đã di dời vào cụm công nghiệp làng nghề. Hiện nay, đang triển khai gia đoạn 2 và sẽ tiếp tục nhận hồ sơ của các hộ sản xuất

Thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn

 100% các xã có làng nghề đã thành lập tổ đội vệ sinh môi trường, hoạt động trên cơ chế tổ tự quản, tự thu – tự chi Quản lý và công khai

thông tin về làng nghề tại địa phương

Việc quản lý làng nghề hiện nay được giao cho các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ. Việc thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường do làng nghề được thường xuyên cập nhật trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trang thông tin điện tử của Sở TNMT

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Hưng Yên (2017)

Qua bảng 4.9 ta thấy việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh đã thu được một số kết quả nhất định. Nhưng những kết quả thu được chưa tương xứng với kỳ vọng:

- Việc di chuyển các hộ sản xuất vào các cụm công nghiệp làng nghề gặp khó khăn do các hộ sản xuất có vốn đầu tư ít, sản xuất manh mún và giá thuê mặt bằng sản xuất tại các cụm công nghiệp cao.

- Tình hình xây dựng các dự án CCN làng nghề chưa tương xứng với kỳ vọng do thu hút đầu tư vào lĩnh vực này lợi nhuận thấp mà rủi ro cao.

- Các làng nghề hiện nay đã có tổ đội vệ sinh môi trường, nhưng hoạt động chính của tổ đội là thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề chỉ được thu gom một lượng rất nhỏ cùng với rác thải sinh hoạt. Việc cập nhật thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn thường xuyên thực hiện, nhưng hướng xử lý để giải quyết tình trạng ô nhiễm đó chưa đi sát vào thực tiễn. Đây chính là những điểm yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề của T.Hưng Yên trong thời gian qua.

4.1.3.4. Những khó khăn, hạn chế trong bảo vệ môi trường làng nghề

Sản xuất làng nghề có quy mô nhỏ, manh mún, tự phát, công nghệ sản xuất lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Việc di dời các cơ sở làng nghề vào cụm công nghiệp làng nghề gặp khó khăn do việc tổ chức sản xuất của các hộ làm nghề thường gắn với các hoạt động sinh hoạt tại gia đình, hầu hết các hộ sản xuất làng nghề không có đủ kinh phí để chi trả chi phí đầu tư xây dựng, di chuyển các công đoạn sản xuất đến vị trí mới.

Đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh cần nguồn kinh phí rất lớn. Trong khi đó nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh hàng năm mới đáp ứng được 25% nhu cầu thực tế. Công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường làng nghề còn nhiều hạn chế, chưa khuyến khích, huy động được nguồn nhân lực xã hội cho bảo vệ môi trường làng nghề.

Phần lớn các cụm công nghiệp làng nghề được phê duyệt Quy hoạch chi tiết đều rất khó khăn trong việc tìm kiếm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp còn rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách tỉnh. Hiên nay mới chỉ có 1/9 cụm công nghiệp hoạt động thành lập Ban quản lý cụm công nghiệp (Khu công nghiệp làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm).

Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn nông thôn tại các làng nghề hiện nay mới thực hiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và một phần chất thải rắn làng nghề, phần lớn chất thải rắn từ hoạt động sản xuất các hộ vẫn phải tự xử lý.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải làng nghề gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)