3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hưng Yênlà một tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSH Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh làthành phố Hưng Yênnằm cách thủ đôHà Nội64 km về phía Đông Nam, cách Hải Dương50 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp Bắc Ninh, phía Đông giáp Hải Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, phía Nam giápThái Bìnhvà phía Tây Nam giápHà Nam.(VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
Có tọa độ địa lý:
-Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc; -Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông;
Toàn tỉnh được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố và 9 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 930,22 km2 có dân số 1.164.368 người với mật độ dân số 1.252 người/km2 (Cục Thống kê Hưng Yên, 2016).
Trên địa bàn Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: quốc lộ 5A, Đường Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, đường 39A, đường 38, 38B và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông thủy khá thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại. Hưng Yên còn nằm trọn trong 2 tuyến hành lang là: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; và Nam Ninh -Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra, Hưng Yên cũng ở rất gần vành đai phát triển kinh tế Vịnh Bắc Bộ. (Sở NN&PTNT T.Hưng Yên, 2012).
3.1.1.2. Khí hậu và thủy văn
a. Khí hậu
Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hưng Yên có đầy đủ những nét chung của đồng bằng lớn này. Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh.
Quy luật diễn biến số giờ trong năm phức tập. Tháng 3 nắng ít, tháng 5 và tháng 7 nhiều nhất. Số giờ nắng bình quân 1.730 giờ/năm
Theo tài liệu khí tượng được theo dõi trong nhiều năm thì nhiệt độ trung bình hàng năm của Hưng Yên là 23,40, nhiệt độ cao nhất là 40,40 (tháng 6 - 1939) và tổng nhiệt độ trung bình năm là 8.500 – 8.6000C.
Giữa hai mùa trong năm, biên độ nhiệt thường là 130C. Về mùa hạ, nhiều lúc nhiệt độ lên rất cao làm lúa mùa đang trỗ bị nghẽn đòng, lúa ngậm sữa cũng bị hỏng.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.800- 2.200mm. Lượng mưa lớn nhất trong mấy chục năm gần đây là 2.889,9 mm (1928). Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung tới hơn 70% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) dưới hình thức mưa giông (nhất là vào tháng 6, tháng 7). Mưa mùa này trút xuống đồng ruộng axit nitơric (HNO3) và amôniac (NH3) dưới hình thức đạm 2 lá (NH4NO3) rất tốt cho sản xuất NN. Mùa khô lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có mưa phùn, do đó vụ đông cũng trở thành vụ chính, trồng được nhiều loại cây ngắn ngày.
Cùng với đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết như vậy thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây - con có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt. Tuy nhiên, khí hậu ở đây cũng có những mặt hạn chế, nhất là các tai biến thiên nhiên, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống. (VP UBND T.Hưng Yên, 2009)
b. Thủy văn
Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, trong đó có sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc, chảy qua. Ngoài sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều sông đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất NN. Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải,
Sông Hồng
Sông Hồng chảy qua Hưng Yên theo hướng tây bắc - nam đông nam với chiều dài 67 km. Đây là đoạn sông lớn nhất của tỉnh. Sông Hồng có chứa lượng phù sa khá lớn và chính vùng đất Hưng Yên cũng do dòng sông này bồi tụ nên. Về đến lãnh thổ Hưng Yên, sông Hồng chảy quanh có uốn khúc, tạo nên nhiều bãi bồi đất rộng (như Phú Cường, Hùng Cường thuộc TP Hưng Yên).
Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Nó bắt đầu chảy vào địa phận Hưng Yên ở thôn Phi Liệt (xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang), qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thành phố Hưng Yên từ Ung Lôi (xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ).
Sông Hồng đã đem lại nguồn nước phù sa cho đồng ruộng Hưng Yên. Nó còn là con đường thuỷ quan trọng nối tỉnh với Hà Nội, thị xã Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái, Thái Bình và Nam Định.
Sông Luộc
Sông Luộc là con sông lớn thứ hai chảy qua Hưng Yên, một nhánh lớn của sông Hồng, nằm vắt ngang phía Nam của tỉnh, gần như vuông góc với sông
Hồng. Sông Luộc dài 70 km, rộng trung bình 200 mét, chảy qua địa phận Hưng Yên với độ dài 26 km. Theo sông Luộc, từ Hưng Yên đến Ninh Giang (Hải Dương) từ sông Luộc qua các hệ thống sông khác, có thể đến thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng.
Sông Kẻ Sặt
Chảy ở phía Đông của tỉnh, con sông này làm nên ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hải Dương, đoạn sông này dài 20 km từ Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tông Hoá - Phù Cừ. Nó có giá trị về mặt dẫn nước (khi có hạn) và tiêu nước khi có úng, vì nhận nước từ sông Thái Bình (cửa sông ở phía Nam thành phố Hải Dương) và xuôi chiều tiêu thuỷ ra sông Luộc. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi này, Hưng Yên đã xây dựng hệ thống thuỷ lợi để điều tiết nước phục vụ cho sản xuất NN.
Trong phạm vi lãnh thỗ tỉnh còn có các sông ngang dọc nối với nhau hình thành một mạng lưới dẫn thuỷ khắp từ bắc đến nam, như các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ….
Ngoài nguồn nước mặn dồi dào, Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Quỳnh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và đô thị. (VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
3.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
3.1.2.1. Địa hình
Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình tương đối đơn điệu. Nhìn chung địa hình của tỉnh nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống Đông Nam và không thật bằng phẳng. Độ dốc trung bình là 8cm/1km. Về phía bắc, nổi lên loại địa hình cao, có hình vòng cung đi từ đông bắc sang tây bắc rồi men theo phía tây, dọc sông Hồng, bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu. Đây là vùng đất cao trong đê, có độ cao tuyệt đối từ 4 đến 6m.
Liền kề với vùng đất cao và vùng đất thấp hơn, độ cao trung bình chừng 3m, phổ biến ở Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào, nam Kim Động, Tiên Lữ và kéo dài xuống phía Nam (như Phù Cừ). Độ cao ở đây chỉ còn 2 mét.
Địa hình Hưng Yên ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập. Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó
vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa. Với từng vùng cũng có sự phân hoá ít nhiều về địa hình. Vùng cao lại có chỗ trũng như ở Đại Hưng (Khoái Châu) và vùng thấp cũng có chỗ cao như ở Nhật Quang (Phù Cừ). Hiện nay, nhân dân Hưng Yên đã xây dựng một màng lưới thuỷ lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, bảo đảm cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế mức thiệt hại do hạn hán và úng lụt. (VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
3.1.2.2. Thổ nhưỡng
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:
- Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt,
- Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua,
- Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua. (VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Lâu nay, với khả năng công nghệ kỹ thuật thăm dò và khai thác khoáng sản như hiện có, Hưng Yên được xem là một trong những tỉnh tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Khoáng sản chính của Hưng Yên hiện nay là nguồn cát với trữ lượng lớn bên sông Hồng và trong nội đồng, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Các khoáng sản khác hầu như không đáng kể. Việc phát triển kinh tế của tỉnh chưa bao giờ dựa vào công nghiệp khai khoáng như địa phương khác.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thăm đo địa chất cho thấy than nâu của Hưng Yên (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn), nhưng phân bố ở độ sâu trung bình từ 600 đến 1000 mét, điều kiện khai thác có nhiều vấn đề phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, nhất là về xử lý địa chất thủy văn, địa chất công trình, mặt đất NN,… Hiện nay, đang đặt ra vấn đề khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản này (VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
3.1.2.4. Tài nguyên sinh thái
Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc hình thành các khu, điểm công nghiệp: Như Quỳnh, Phố Nối, Thị xã Hưng Yên và gần thủ đô Hà Nội, các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động nhiều, bên cạnh đó việc sản xuất vật liệu xây dựng, nung gạch ngói cùng với chất thải trong sản xuất TTCN, kinh doanh dịch vụ, LN làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do vậy, cần sớm có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái trong tỉnh và vùng (VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
3.1.2.5. Tài nguyên du lịch, du lịch LN
Tài nguyên du lịch của Hưng Yên khá phong phú với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 1.210 di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có 159 di tích được xếp hạng quốc gia, cùng hàng ngàn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, khu tưởng niệm Lương y Hải Thượng Lãn Ông, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh; nhà thờ Bà Hoàng Thị Loan; ... là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất có giá trị cho phát triển du lịch.
Với vị trí gần Hà Nội và các khu vực đô thị lớn của vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hưng Yên có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch từ Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình.
Hiện nay tỉnh đang xây dựng khu đô thị mới thương mại- du lịch Văn Giang... là điều kiện tốt để phát triển du lịch lịch sử và nghỉ dưỡng nếu cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch này được xây dựng tốt. Đây là một lợi thế quan trọng, nếu khai thác tốt và có sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận vẫn sẽ tạo nên những tuyến du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển nhanh các ngành du lịch dịch vụ, tăng xuất khẩu tại chỗ và tạo việc làm cho lao động trong tỉnh (VP UBND T.Hưng Yên, 2009).
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Đất đai
Theo kết quả của Tổng kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên (tổng quỹ đất) của tỉnh là 93.022,44 ha, gồm: đất NN 61.019,63 ha, chiếm 65,60%; đất phi NN 31.756,10 ha, chiếm 34,14%, đất chưa sử dụng 246,71 ha, chiếm 0,27%. Nhìn chung địa hình địa mạo Hưng Yên thuộc vùng ĐBSH nên
chủ yếu là đất vùng đồng bằng phù sa do hệ thống Sông Hồng và sông Luộc tạo ra gồm các nhóm: đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám bạc màu trên phù sa cổ... (Cục Thống kê T.Hưng Yên, 2016),
Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất tỉnh Hưng Yên Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 92.602,89 100 93.022,44 100 93.022,44 100 Đât NN 58.084,86 62,72 61.019,63 65,60 60.524,95 65,07 Đât phi NN 34.117,99 36,84 31.756,10 34,14 32.251,88 34,67 Đất CSD 400,04 0,43 246,71 0,27 245,61 0,26 Nguồn: Cục Thống kê T.Hưng Yên, (2014 – 2016)
3.1.3.2. Dân số - Lao động
a. Dân số
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số rất đông đúc. Dân số trung bình năm 2015 là 1.164.368 người, đạt mật độ bình quân 1.252 người/km2, trong đó cao nhất là TP. Hưng Yên 1.511 người/km2; thấp nhất là huyện Phù Cừ 829 người/km2. Dân số thành thị của Hưng Yên năm 2015 có 151.950 người, chỉ chiếm 13,05% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 1.012.418 người chiếm 86,95% (Cục Thống kê T.Hưng Yên, 2016)
b. Lao động
Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu Lao động tỉnh Hưng Yên Hạng mục 2013 2014 2016 Số người (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) Tổng số 728.254 100 735.940 100 750.591 100 NN-TS 397.627 54,6 384.897 52,3 364.037 48,5 CN - XD 168.955 23,2 175.154 23,8 192.151 25,6 Dịch vụ 161.672 22,2 175.890 23,9 194.403 25,9
Nguồn: Cục Thống kê T.Hưng Yên, (2014 – 2016)
Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn toàn tỉnh năm 2016 là 750.591 lao động, chiếm 64,14% tổng dân số của toàn tỉnh. trong đó lao động nữ chiếm 51,5%, lao động nông thôn chiếm 88,17%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn là 2,28%. Đến năm 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 39% (Cục Thống kê T.Hưng Yên, 2016).
Số lượng lao động TTCN – ngành nghề nông thôn Hưng Yên
Các cơ sở sản xuất TTCN ngành nghề Hưng Yên đã thu hút một lượng lao động khá lớn, đặc biệt là số lao động ở nông thôn còn thiếu việc làm do đặc điểm lao động mang tính thời vụ. Năm 2011 các cơ sở TTCN ngành nghề đã thu hút được 45.576 lao động, đến năm 2016 số lượng lao động tham gia sản xuất ngành nghề nông thôn trong tỉnh là 44.002 lao động.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 có 735.940 người, trong đó: lao động NN và thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu (55,4%). Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm còn khá nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng để giải quyết việc làm trong tương lai nếu có chính sách đào tạo tốt.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động trong khu vực NN - thuỷ sản giảm từ 56,4% năm 2013 xuống còn 52,3% năm 2015. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NN, nông thôn phải được đẩy nhanh (Cục Thống kê T.Hưng Yên, 2016).
3.1.3.3. Kết cấu hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng của Hưng Yên, bao gồm mạng lưới giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng xã hội khác đã được nâng cấp, cải tạo và xây mới rất nhiều, hiện tại có thể đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xét về lâu dài sẽ bộc lộ nhiều yếu tố bất hợp lý trong phát triển, và đặc biệt là giải quyết các vấn đề về môi trường. Nhiệm vụ quan trọng hang đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 của Hưng Yên là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại để thu hút đầu tư trong và