TRƯỜNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH HƯNG YÊN
4.2.1. Đánh giá công tác xây dựng các cơ chế chính sách tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường hóa trong bảo vệ môi trường
Qua bảng 4.10 ta thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của T.Hưng Yên về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường làng nghề khá đa dạng. Việc thực hiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tế của T.Hưng Yên từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác BVMT nói chung và công tác BVMT các LN nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này chỉ gắn một phần về việc triển khai xã hội hóa trong bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong các làng nghề nói riêng.
Bảng 4.10. Một số văn bản về xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên Năm Số hiệu văn bản Nội dung văn bản
01/02/2013 Quyết định số 300/QĐ-UBND
Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
5/12/2013 Nghị quyết số: 17/NQ-HĐND
Về việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 04/10/2016
Kết luận số 02/KL/TU ngày
04/10/2016
Đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025
04/10/2016 Quyết định số 2121/QĐ-UBND
Phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2020
20/10/2016 Chỉ thị số 16/CT- UBND
Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
16/11/2016 Quyết định số 2669/QĐ-UBND
Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2016 – 2020
7/12/2016 Quyết định số: 2923/QĐ-UBND
Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
05/12/2017 Quyết định số 28/QĐ- UBND
Ban hành quy định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên
8/02/2018 Quyết định số 07/QĐ- UBND
Phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác ban hành các văn bản chính sách của tỉnh còn nhiều bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện. Cho đến nay, tỉnh vẫn chưa ban hành được một văn bản pháp lý nào cụ thể liên quan đến công tác XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề. Các văn bản có liên quan chỉ mang tính chất nhắc nhở chung, không có tính chất pháp lý cao. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng chưa có nhiều chính sách để khuyến khích và huy động các nguồn lực tham gia vào công tác XHH BVMT. Hiện nay, nguồn kinh phí để thực hiện cho công tác bảo vệ môi trường của các làng nghề vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Nhà nước. Mặt khác tỉnh Hưng Yên cũng không có nhiều chính sách hỗ trợ cho: công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải làng nghề; công tác xử lý nước thải, khí thải làng nghề khiến cho một số tổ chức trong và ngoài tỉnh ngại không muốn đầu tư nữa, do đó đã bỏ qua nhiều cơ hội huy động kinh phí đáng quý này.
Hiện nay hệ thống các văn bản quy định về công tác quản lý chất thải làng nghề còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa có tính răn đe, giáo dục người dân. Các hình thức xử phạt không nghiêm khắc, thường chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, khiển trách nên chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp không chấp hành hoặc cố tình chống đối. Chưa có hình thức khen thưởng tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong việc BVMT trên địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương với việc quá chú trọng vào phát triển kinh tế mà quên đi sự đầu tư, quan tâm cho vấn đề quản lý nhà nước về môi trường nói chung và công tác XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng. Đó là nguyên nhân chủ yếu mà trong thời gian tới tỉnh Hưng Yên phải cần phải xem xét lại và đưa ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương để khắc phục tình trạng này nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.