Nguồn lực tài chính đầu tư cho xã hội hoá trong bảo vệ môi trường của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 94 - 95)

của các làng nghề

Chi tiêu cho môi trường là một trong những cơ chế đảm bảo nguồn lực thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Ở Việt Nam, nguồn tài chính cho BVMT đã được quan tâm. Từ năm 2006 đến nay, chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được duy trì ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó bao gồm cả ngân sách chi cho công tác XHH trong bảo vệ môi trường làng nghề. Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách còn dàn trải, chưa đúng mục đích và hiệu quả, tỷ lệ đầu tư trở lại cho BVMT từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp.

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của một số làng nghề tỉnh Hưng Yên trong những năm trở lại đây dẫn đến sự gia tăng về chất thải làng nghề, nó làm cho công tác bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, ngân sách của tỉnh thường để chi cho công tác đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Do đó mà ngân sách tỉnh đầu tư cho XHH công tác vệ sinh môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng vẫn còn hạn chế, trong khi nguồn thu từ phí môi trường của các hộ làm nghề không đủ cho các hoạt động quản lý và khắc phục các sự cố môi trường.

Phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làm nghề hiện nay chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực tài chính hạn chế, kinh phí bố trí để xử lý chất thải sản xuất từ hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế cho nên không có ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. Mặt khác cơ chế để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia còn thiếu và chưa đồng bộ nên tỷ lệ các hộ sử dụng các phương pháp xử lý chất thải còn thấp.

Chính vì thế, việc XHH trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề bị ảnh hưởng lớn do không có nguồn kinh phí để duy trì cũng như nâng cao hiệu quả

hoạt động. Trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cần phải có những cơ chế, chính sách cụ thể để hình thành cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư nguồn lực tài chính cho XHH trong công tác BVMT nói chung và trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 94 - 95)