Khái quát về thực trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 66 - 72)

Vấn đề môi trường ở các làng nghề T.Hưng Yên hiện nay có nhiều bất cập. Đặc biệt là vấn đề về ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Qua thực tế điều tra người sản xuất và người dân trong làng nghề đều rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các làng nghề với mức độ nặng nhẹ khác nhau: có những làng nghề môi trường bị ô nhiễm nhẹ, có những làng nghề bị ô nhiễm nặng, thậm chí có những làng nghề tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động như làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi huyện Mỹ Hào, tái chế chì Chỉ Đạo, thuộc da Liêu Xá huyện Yên Mỹ, làng nghề bột dong giềng Tứ Dân huyện Khoái Châu, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai huyện Văn Lâm. (Mức độ ô nhiễm của các làng nghề được thể hiện chi tiết trong phụ lục 2).

Đối với nhóm làng nghề được lựa chọn nghiên cứu mức độ ô nhiễm được cụ thể trong bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3. Mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Làng nghề

Mức độ ô nhiễm

MT đất MT nước không khí MT Mùi Tiếng ồn Đồ gỗ Minh Khai TB TB TB Nhẹ TB SX và Tái chế nhựa Minh Khai Nặng Nặng Nặng Hôi thối Nặng Đúc Đồng Lộng Thượng TB Nặng Nặng Nhẹ Nặng Chế biến lương thực Trai Trang TB Nặng TB Hôi thối TB Đóng gạch Quang Xá TB TB Nặng TB Nặng

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường T.Hưng Yên (2017)

4.1.2.1. Môi trường nước

Môi trường nước hiện nay đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Đặc biệt tại các nhóm LN Tái chế nhựa, thuộc da, Chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế kim loại. Theo kết quả điều tra làng nghề sản xuất và tái chế nhựa Minh Khai mỗi tháng mỗi hộ gia đình thải ra lượng nước thải khoảng 1.217,89 m3/tháng.

Chế biến NSTP là một ngành có nhu cầu nước rất lớn. Mỗi tháng một hộ gia đình làm nghề thải ra môi trường khoảng 1.000 m3nước chưa qua xử lý, loại nước thải này giàu chất hữu cơ gây ONMT. Lượng nước thải này hầu hết được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh: sông, ngòi, ao, hồ... Môi trường nước

gần các cơ sở làm nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thôi bốc lên gây khó chịu cho các hộ gia đình lân cận. Kết quả điều tra tại làng nghề chế biến lương thực Trai Trang lượng nước thải hàng tháng các hộ thải ra bình quân khoảng 920,36 m3/tháng.

Bảng 4.4. Tổng lượng nước thải bình quân của các cơ sở làng nghề Làng nghề

Tổng lượng

nước thải Nước thải sinh hoạt Nước thải SX ngành nghề

(m3/hộ/tháng) m3/hộ/tháng Tỷ lệ (%) m3/hộ/tháng Tỷ lệ (%) Đồ gỗ Minh Khai 60,71 27,18 44,77 33,53 55,23 SX và Tái chế nhựa Minh Khai 1.242,81 24,93 0,89 1.217,89 97,99 Đúc Đồng Lộng Thượng 474,80 18,80 0,67 456,00 96,04 Chế biến lương thực Trai Trang 939,46 19,11 0,68 920,36 97,97 Đóng gạch Quang Xá 97,63 22,25 0,79 75,38 77,21 Nguồn: Kết quả điều tra thực tế T.Hưng Yên (2017)

Ở nhóm LN thủ công mỹ nghệ (mộc dân dụng, mây tre đan) thì lượng nước cần phải sử dụng trong quá trình sản xuất ít, ONMT nước ở các LN này chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Kết quả điều tra tại làng nghề đồ gỗ Minh Khai lượng nước thải sản xuất của các hộ vào khoảng 33,53 m3/tháng.

Ở nhóm làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ lượng nước thải xả ra môi trường đặc biệt lớn ở các nhóm ngành nghề sản xuất gạch. Kết quả điều tra thực tế tại làng nghề đóng gạch Quang Xá, lượng nước thải của các hộ sản xuất vào khoảng 75,38 m3/tháng.

Ở nhóm ngành nghề gia công cơ khí mà đại diện là làng nghề đúc đồng Lộng Thượng lượng nước thải sản xuất của làng nghề thải ra môi trường vào khoảng 456 m3/tháng. Đặc trưng của nước thải làng nghề gia công cơ khí là chứa nhiều kim loại nặng do đó ảnh hưởng đến môi trường nước của nhóm ngành nghề này là rất nghiêm trọng. Nguồn nước tại các ao, hồ sông suối tại các khu vực xung quanh làng nghề đều có rất nhiều kim loại nặng.

Báo động nhất hiện nay là ONMT nước mặt tại LN tái chế nhựa Phan Bôi huyện Mỹ Hào, tái chế chì Chỉ Đạo, thuộc da Liêu Xá huyện Yên Mỹ, LN bột dong giềng Tứ Dân huyện Khoái Châu, LN tái chế nhựa Minh Khai huyện Văn

Lâm. Mỗi ngày có hàng nghìn m3nước thải trược tiếp ra các thủy vực. Quy trình tái chế rác từ phế liệu trải qua nhiều công đoạn phân loại sản phẩm. Loại nào không sản xuất được người ta vứt ra môi trường xung quanh. Sau đó cho rác được chọn vào máy giặt sạch bằng xà phòng, nước tẩy javel. Toàn bộ nước thải sẽ được tống ra hệ thống cống rãnh làng, chứ không qua bất kỳ một khâu xử lý nào khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Đa số người dân tại các LN đều dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Đây là mối nguy hiểm tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

100% các hộ làm nghề được phỏng vấn không có hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Nước thải của quá trình sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường cùng với nước thải sinh hoạt thông qua hệ thống thoát nước trong thôn, xóm và đổ ra ao, hồ, sông, suối trong khu vực.

Hệ thống thu gom nước thải, hầu hết các hộ sản xuất ngành nghề được lựa chọn điều tra đều đã có hệ thống thu gom nước thải với 85 hộ (94,44%). Chỉ có 5 hộ (5,56%) hộ sản xuất ngành nghề chưa lắp đặt hệ thống thu gom nước thải. Tuy nhiên hệ thống thu gom nước thải của các hộ sản xuất ngành nghề cũng rất sức đơn giản, không phân loại các dạng nước thải trong quá trình sản xuất. Tất cả các loại nước thải của các hộ được dồn lại và đỏ ra hệ thống cống nước sinh hoạt của thôn xóm.

Bảng 4.5. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải làng nghề Làng nghề Hệ thống thu gom nước thải Hệ thống xử lý nước thải Có Không Có Không Đồ gỗ Minh Khai 17 - - 17

SX và Tái chế nhựa Minh Khai 27 - - 27 Đúc Đồng Lộng Thượng 10 - - 10 Chế biến lương thực Trai Trang 27 1 - 28

Đóng gạch Quang Xá 4 4 - 8

Tổng 85 5 - 90

Tỷ lệ (%) 94,44 5,56 - 100

4.1.2.2. Môi trường đất

Lượng chất thái rắn sau quá trình sản xuất thải ra môi trường là rất lớn, tuy nhiên các loại chất thải rắn này có mức độ nguy hại khác nhau và có phương pháp sử dụng, tái chế để giảm tác động đến môi trường.

Môi trường đất ở các LN chế biến NSTP chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn trong quá trình sản xuất như vỏ, sơ, bã nguyên liệu hay xỉ than, phân và lông gia súc, gia cầm. Tuy nhiên nguồn gây ô nhiễm này có thể khắc phục được khi người dân dùng làm thức ăn cho gia súc và dùng để san lấp làm đường đi trong thôn xóm, hoặc sử dụng làm phân bón cho cây trồng, xả xuống bể bioga. Tại làng nghề chế biến lương thực Trai Trang lượng chất thải rắn hàng tháng 1 hộ sản xuất thải ra bình quân là 2,17 tấn.

Đối với nhóm LN sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ môi trường đất ít bị ô nhiễm. Các LN làm đồ gỗ môi trường đất bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất thải rắn của quá trình sản xuất như gỗ vụn, mùn cưa… các chất thải rắn này được sử dụng làm chất đốt, làm giá thể nấm… Tại làng nghề đồ gỗ Minh Khai lượng chất thải rắn bình quân thải ra hàng tháng của 1 hộ sản xuất là 1,55 tấn.

Đối với nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ lượng chất thải rắn chủ yếu là xỉ than, các sản phẩm lỗi. Các làng nghề này chất thải rắn có thể được tận dụng làm vật liệu trải đường. Tại làng nghề đóng gạch Quang Xá lượng chất thải rắn bình quân hàng tháng của 1 hộ sản xuất là 4,23 tấn.

Đối với nhóm làng nghề gia công cơ khí chất thải rắn là tro, xỉ than, kim loại tạp chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng rất xấu đến môi trường đất. Tại làng nghề đúc đồng Lộng Thượng lượng chất thải rắn bình quân hàng tháng của 1 hộ sản xuất là 1,82 tấn.

Riêng đối với các LN tái chế phế liệu, lượng rác thải hàng ngày liên tục được tập kết, chất cao như núi, nhưng khâu thu gom xử lý rất chậm, chính vì thế mà rác ngày một ứ đọng, tràn lan từ sân nhà ra đến vỉa hè, lòng đường, thậm chí là ngập tràn kênh mương. Do đặc trưng của mưu sinh nên làng Minh Khai tái chế đủ thứ, từ nhựa, ác quy, hạt nhựa đến buôn bán vật liệu nên chất thải rắn của làng cũng đử các chủng loại: túi ni-lon, vở chai, ác quy hỏng… Chất thải rắn nguy hại hàng tháng của làng nghề cũng khá cao khoảng 468 tấn. Lượng chất thải rắn bình quân hàng tháng của 1 hộ sản xuất tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 2,56 tấn. Hiện nay, chất thải rắn của làng nghề phần lớn chưa được thu gom và xử lý. Đến năm 2016 mới thu gom và xử lý được 25%. Điều này gây ra tác động rất lớn

đến môi trường đất của các làng nghề. Đặc biệt một số làng nghề môi trường đất đã ở mức báo động như SX và tái chế nhựa Minh Khai, tái chế nhựa Phan Bôi…

Bảng 4.6. Lượng chất thải rắn bình quân ở các làng nghề Làng nghề Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn Làng nghề Tấn/hộ/tháng Tấn/hộ/tháng Tỷ lệ (%) Tấn/hộ/tháng Tỷ lệ (%) Đồ gỗ Minh Khai 1,68 0,14 8,04 1,55 91,96 SX và Tái chế

nhựa Minh Khai 2,71 0,14 5,24 2,56 94,76 Đúc Đồng Lộng Thượng 1,91 0,10 5,10 1,82 94,90 Chế biến lương thực Trai Trang 2,32 0,15 6,46 2,17 93,54 Đóng gạch Quang Xá 3,19 0,14 4,23 3,05 95,77 Nguồn: Kết quả điều tra thực tế (2017)

4.1.2.3. Môi trường không khí

Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn gây ra, khí thải, tiếng ồn ở các LN cũng đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ của người dân. Theo kết quả điều tra khảo sát, hầu hết các hộ sản xuất ngành nghề khí thải xả thải ra môi trường đều không sử dụng các biện pháp xử lý. Khí thải trong quá trình sản xuất được xả trực tiếp ra môi trường.

Theo báo cáo của chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, môi trường các làng nghề tỉnh Hưng Yên như sau:

Ở các LN chế biến NSTP, LN tái chế phế liệu môi trường không khí bị ảnh hưởng do mùi phân huỷ từ lượng chất thải rắn, nước thải khổng lồ không qua xử lý. Dấn đến nồng độ các chất H2S, NH3, CH4 đều vượt quá mức cho phép.

Ở các LN thủ công mỹ nghệ: Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm: ô nhiễm do bụi gỗ (phát thải trong quá trình cưa xẻ, bào thẩm, đánh bong). Ô nhiễm do tiếng ồn. Hàm lượng các chất CO, NO2, SO2 đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng là một tác nhân gây ONMT.

Ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng gốm xứ nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ khói bụi của quá trình đốt lò. Hàm lượng các chất CO, NO2, SO2 đều vợt quá mức cho phép. Bên cạnh đó tại các làng nghề này còn bị ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt độ cao và bụi.

4.1.2.4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Hưng Yên

a. Tác động của ONMT đến sức khoẻ và đời sống của người dân

Tình trạng ONMT ở các LN đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng dân cư sống trong LN và khu vực xung quanh.

Đối với các LN chế biến NSTP, do đặc trưng sản xuất của LN nên khối lượng nước thải lớn, giàu chất hữu cơ. Cống rãnh chứa nước thải là những ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh ngoài ra người và gia súc. Nước thải còn gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, tạo điều kiện phát sinh một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh về mắt...

Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ người lao động thường hay mắc các bệnh như bệnh ngoài da, bệnh về phổi, viêm xoang và đặc biệt là các bệnh nghề nghiệp như còng lưng, trĩ, vôi hóa cột sống, thần kinh tọa và tai nạn nghề nghiệp.

Các LN tái chế chất thải có tỷ lệ người dân bị nhiễm bệnh do hậu quả của ONMT cao nhất.

b. Tác động đến sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các LN ở Hưng Yên hiện nay vẫn bao gồm 2 ngành sản xuất chính đó là nghề phi NN và sản xuất NN. Sản xuất NN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của người dân. Tình trạng ONMT trong các LN những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực này. Do ảnh hưởng của các chất thải từ các xưởng sản xuất sắt, thủ công mỹ nghệ, tái chế phế liệu... đã hủy hoại hàng trăm ha đất trồng lúa và trồng màu; nguồn nước thải bị ô nhiễm nặng nên đã trực tiếp làm tê liệt hệ thống kênh mương tưới tiêu cho đồng ruộng, làm bạc màu đất và xâm phạm nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học. Tại nhiều LN cây trồng không thể phát triển, sinh vật sống trong các ao hồ, kênh mương bị cạn kiệt dần do ảnh hưởng của các loại hóa chất phát thải ra trong quá trình sản xuất.

c. Tác động đến chính hoạt động của cơ sở sản xuất LN

Một điều dễ nhận thấy là ONMT tác động trực tiếp đến chính hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong LN. Các cơ sở sản xuất gây ONMT đã tự làm “yếu” chính bản thân mình. Đầu tiên là sức khỏe của những người trong nhà và công nhân sản xuất của họ bị ảnh hưởng, tiếp đến là tình trạng máy móc bị khấu hao hữu hình nhanh, năng suất và hiệu suất thấp, chất lượng sản phẩm ngày càng không đạt yêu cầu. Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng

khắt khe, nhất là những điều kiện, những ràng buộc về sản phẩm phải được sản xuất ra trong một môi trường trong sạch, thì những yếu tố do ONMT gây lên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, làm cho sản phẩm của các LN mất dần uy tín và do đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của LN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường của các làng nghề tỉnh hưng yên (Trang 66 - 72)