Số cơ sở làm nghề, độ lớn của các cơ sở làm nghề và môi trường làng nghề là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của số cơ sở làm nghề và việc mở rộng quy mô của các cơ sở làm nghề có tác động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt.
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh, nói riêng như hiện nay, sự phát triển sản xuất của các hộ làm nghề tạo ra nhiều nguồn chất thải làng nghể ra môi trường với số lượng lớn làm gia tăng ONMT ngày càng trầm trọng bao gồm cả môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. Từ năm 2010 toàn tỉnh có 18.200 cơ sở sản xuất TTCN – nghành nghề, nhưng đến năm 2016 toàn tỉnh đã giảm 1.390 cơ sở còn 16.810 do các LN bị mai một, dừng hoạt động (xem phụ biểu 1).
Tuy nhiên, quá trình mở rộng sản xuất của cá hộ làm nghề là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng của chất thải làng nghề. Khi mở rộng sản xuất sẽ tác động tới hai khía cạnh là sự gia tăng khối lượng rác thải, do sự gia tăng sản lượng sản xuất và sự thay đổi thành phần rác thải: khi sản xuất nhỏ thì rác thải nguy hại ít, khi mở rộng sản xuất thì các chất thải nguy hại sẽ tăng lên. Hiện nay, các LN ở cả nước nói chung và của Hưng Yên nói riêng đang có sự gia tăng đáng kể các loại chất thải LN nguy hại, chẳng hạn như các làng nghề thủ công mỹ nghệ đang có xu hướng xử dụng gia tăng đáng kể các loại sơn, vecni...
Quá trình mở rộng sản xuất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xã hội hoá trong bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh. Do lượng chất thải làng nghề tăng nhanh, trong khi đó chất thải làng nghề vẫn được các hộ tự xử lý đã gây nên tình trạng tồn đọng nhiều rác thải làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.