Nội dung phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh

Các nội dung phát triển tín dụng bao gồm:

Phát triển tín dụng tức là có sự tăng trưởng về quy mô tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng, sự tăng trưởng về quy mô tín dụng được hiểu là sự gia tăng

của doanh số cho vay, dư nợ cho vay và quy mô khách hàng có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng. Điều đó cho thấy khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc mở rộng và gia tăng quy mô của hoạt động tín dụng là kết quả của việc khai thác và đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các khách hàng cũ đồng thời mở rộng việc tiếp cận và cung cấp tín dụng đối với các khách hàng mới (Nguyễn Văn Tiến, 2013).

Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay. Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã thực sự giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng thực hiện đang cho khách hàng vay tại một thời điểm (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Dư nợ cho vay tại một thời điểm phản ánh quy mô cho vay tại thời điểm đó. Doanh số và dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ mở rộng cho vay của Ngân hàng. Quy mô và tốc độ tăng, giảm doanh số cho vay và dư nợ cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng đang thu hẹp hay mở rộng. Tỷ trọng doanh số cho vay/dư nợ cho vay đối với Ngân hàng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng trong tổng doanh số cho vay/dư nợ cho vay và sự tăng giảm của tỷ trọng nêu trên cũng phản ánh chính sách của Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay (Nguyễn Văn Tiến, 2013). Quy mô khách hàng và sự tăng trưởng của chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động và sự mở rộng đối tượng cho vay của Ngân hàng. Sự biến động về số lượng của từng nhóm khách hàng và tỷ trọng của chúng trong tổng số khách hàng quan hệ với Ngân hàng có khả năng phản ánh năng lực, thế mạnh cũng như điểm yếu của Ngân hàng trong các mảng khách hàng mục tiêu nhất định hoặc phản ánh chính sách của Ngân hàng trong việc tiếp cận cho vay. Việc kết hợp phân tích chỉ tiêu này với chỉ tiêu về quy mô dư nợ và doanh số cho vay sẽ cho thấy bản chất của sự tăng trưởng quy mô dư nợ và cho vay dựa trên việc mở rộng khách hàng hay là việc tăng quy mô tài trợ cho các khách hàng cũ. Đồng thời đánh giá được việc tập trung dư nợ vào một khách hàng hay một nhóm khách hàng nhất định (Nguyễn Văn Tiến, 2013).

Phát triển tín dụng tức là có sự cải thiện về chất lượng tín dụng. Một sự tăng trưởng đơn thuần về quy mô mà không đi cùng với nó là sự nâng cao chất lượng tín dụng thì sự tăng trưởng đó chỉ mang tính nhất thời, không mang tính ổn định lâu dài và không phải là sự phát triển. Chất lượng tín dụng của một NHTM có thể được xét dưới nhiều góc độ. Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng hợp lý của khách

hàng cả về quy mô, lãi suất và kỳ hạn nhưng đi kèm với nó là thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đối với Ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi (Nguyễn Văn Tiến, 2013).

Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ đã xử lý bằng dự phòng trên tổng dư nợ là chỉ tiêu trực tiếp đo lường rủi ro tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng khi ngân hàng thực hiện tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ và các nguyên tắc cho vay, không có dấu hiệu cho vay đảo nợ. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng tốt và ngược lại (Nguyễn Văn Tiến, 2013).

Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu thường được các Ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao (Nguyễn Văn Tiến, 2013).

Phát triển tín dụng tức là xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn và hợp lý. Cơ cấu tín dụng hợp lý là kết quả của sự phát triển, cơ sở của sự phát triển bền vững. Một cơ cấu tín dụng được coi là hợp lý khi nó giúp Ngân hàng cân bằng giữa hai mục tiêu đó là lợi nhuận và đảm bảo mức độ rủi ro trong phạm vi có thể kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống (Nguyễn Văn Tiến, 2013).

Phát triển tín dụng có nghĩa là có sự gia tăng lợi ích từ hoạt động tín dụng. Đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng, lợi ích mang lại từ hoạt động tín dụng có thể xem xét dưới cả hai góc độ: Lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng và sự chi phối, sức ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đối với các hoạt động khác của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 26 - 28)