Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 46)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu, được thu thập bằng phương pháp kế thừa.

Bảng 3.5. Thu thập thông tin sơ cấp

STT Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về phát triển tín dụng

Internet, sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan

Tra cứu, chọn lọc và tổng hợp thông tin

2

- Thông tin, số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Thông tin, số liêu về thực trạng phát triển tín dụng tại MB chi nhánh Bắc Ninh Ban giám đốc Phòng KT & DVKH của Ngân Hàng Thu thập từ các báo cáo hàng năm của Ngân hàng và báo cáo của phòng tín dụng

Thông tin sơ cấp cấp là những thông tin chưa được công bố mà có được do quá trình quan sát điều tra, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu và các đối tượng liên quan tới đề tài.

Bảng 3.6. Số lượng mẫu

Đối tượng phỏng vấn Cỡ mẫu Nội dung Địa điểm Mục đích

Chủ cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng

30 Đánh giá của chủ cơ sở kinh doanh về các nội dung liên quan đến chọn ngân hàng và đánh giá về thực trạng tín dụng tại MB Bắc Ninh Tại cơ sở kinh doanh Đánh giá về dịch vụ của ngân hàng Chủ cơ sở kinh doanh

gỗ

30 Chủ cơ sở kinh doanh

giấy

30 Chủ cơ sở kinh doanh

đúc đồng

30

Điều tra ngẫu nhiên khách hàng là các hộ kinh doanh được chia theo loại hình kinh doanh. Số mẫu là 120 khách hàng thông qua bản hỏi. Các nội dung bao gồm: đặc điểm kinh doanh của hộ, số lần vay, đánh giá của khách hàng về thủ tục vay vốn, thời gian cho vay và đề xuất để nâng cao chất lượng tín dụng.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp được thực hiện qua việc mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu: Số tuyệt đối, số tương đối, độ lệch chuẩn, số trung bình...

đối chiếu mức đô ̣ của các chı̉ tiêu cần phân tı́ch. Trên cơ sở đó đánh giá các mă ̣t phát triển hay kém phát triển, hiê ̣u quả hay không hiê ̣u quả để tı̀m ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Phương pháp thang đo Likert được sử dụng để đánh giá mức đáp ứng công việc và đánh giá của khách hàng về các dịch vụ của Ngân hàng. Thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:

1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng…

1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng… 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…

3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…

4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng quy mô tín dụng

a. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay

- Tốc độ tăng trưởng doanh số/ dư nợ cho vay (∆CV):

∆CV =

Doanh số/dư nợ cho vay năm t - Doanh số/dư nợ cho vay năm

(t-1) x

100% Doanh số/dư nợ cho vay năm (t-1)

- Tỷ trọng cho vay trên từng nhóm đối tượng khách hàng (PCV)

PCV =

Doanh số cho vay/dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng i

x100% Tổng doanh số/dư nợ cho vay

b. Sự tăng trưởng về quy mô khách hàng và thị phần

- Sự gia tăng về quy mô khách hàng (Q):

Q = Số lượng khách hàng năm t - Số lượng khách hàng năm (t-1)

∆KH = Số lượng khách hàng năm t - Số lượng khách hàng năm (t-1) x100% Số lượng khách hàng năm (t-1)

- Thị phần khách hàng của Chi nhánh (pKV)

pKV= Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng x100%

Số lượng khách hàng trên địa bàn

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tín dụng

a. Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ đã xử lý bằng dự phòng trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu/nợ đã xử lý = Nợ quá hạn/nợ xấu/nợ đã xử lý x100%

Tổng dư nợ

b. Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ x100%

Dư nợ bình quân

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x100%

Doanh số cho vay

3.2.3.3. Hiệu quả của hoạt động tín dụng

a. Thu nhập mang lại từ hoạt động tín dụng

- Sự tăng trưởng về lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng

Sự gia tăng về lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm t - lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm (t-1)

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (∆LN)

∆LN = Lợi nhuận tín dụng năm t - Lợi nhuận tín dụng năm (t-1) x100%

Lợi nhuận hoạt động tín dụng năm (t-1)

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (PLN/DT)

PLN/DT = Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng x100% Tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng

- Tỷ suất lợi nhuận/dư nợ bình quân (PLN/DN)

PLN/DN= Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng x100% Dư nợ bình quân

b. Vai trò của hoạt động tín dụng đến hoạt động của Ngân hàng

- Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng so với lợi nhuận từ tổng thể các hoạt động của ngân hàng và tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nêu trên

PLN = Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng x100%

Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng

- Tỷ trọng tiền gửi huy động từ các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng.

PTG= Tiền gửi huy động từ các khách hàng có quan hệ tín dụng x100%

Tổng nguồn vốn huy động

- Tỷ trọng các khoản thu dịch vụ từ việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng.

PTG= Thu dịch vụ từ các khách hàng có quan hệ tín dụng x100%

Tổng thu dịch vụ của ngân hàng

3.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng

a. Thương hiệu ngân hàng

Đây là một trong những nhân tố đầu tiên khách hàng cá nhân quan tâm khi quyết định vay vốn tại ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng rất quan trọng, góp phần thu hút khách hàng đến giao dịch

b. Quy trình vay vốn

Thủ tục vay vốn, điều kiện vay càng đơn giản, càng rõ ràng thì khách hàng càng dễ dàng tiếp cận ngân hàng để vay vốn. Như vậy sự phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi quy trình vay vốn.

c. Chất lượng của cán bộ tín dụng

Ngân hàng nào có đội ngũ nhân sự có kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn, nhiệt huyết thì sẽ tạo động lực rất lớn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng giao dịch (dù ngân hàng đó có thể không có lợi thế về lãi suất, chính sách).

d. Lãi suất vốn vay

Sau nhân tố thương hiệu, nhân tố có tác động đến lựa chọn ngân hàng để vay vốn là lãi suất và phí vay vốn. Lãi suất, phí cho vay thấp là những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong việc giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc Ninh nhánh Bắc Ninh

4.1.1. Phát triển về quy mô tín dụng

Trong những năm qua, Chi nhánh đã chú trọng đến việc mở rô ̣ng quy mô tı́n du ̣ng. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.1.

Dư nơ ̣ cho vay của Chi nhánh Bắc Ninh có xu hướng tăng trưởng bình quân mức cao (trung bình đạt là 16%), tuy nhiên tốc đô ̣ tăng trưởng chậm trong năm 2016 và có chỉ tiêu tăng khá ấn tượng trong năm 2017. Đă ̣c biê ̣t trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh chỉ đa ̣t 16% thấp hơn mức tăng trưởng chung của hê ̣ thống MB (~25,6%), đồng thời thấp hơn mức tăng trưởng bı̀nh quân của các NHTM trên địa bàn Bắc Ninh (21%).

Bảng 4.1. Tình hình dư nợ cho vay và doanh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Chı̉ tiêu Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 TB

Dư nợ bình quân 571 575 777 100,70 135,13 116,65 - Doanh nghiê ̣p quy mô lớn 133 34 160 25,56 470,59 109,68 - Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ 251 328 335 130,68 102,13 115,53 - Khách hàng cá nhân 187 213 282 113,90 132,39 122,80 Doanh số cho vay 946 1,173 1,31 0,12 111,68 3,72 - Doanh nghiệp lớn 239 68 304 28,45 447,06 112,78 - Doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ 332 722 668 217,47 92,52 141,85 - Khách hàng cá nhân 374 383 338 102,41 88,25 95,07 Nguồn: Phòng KT & DVKH (2015-2017) Dư nợ cho vay của Chi nhánh Bắc Ninh có xu hướng tăng trưởng bình quân mức cao (trung bı̀nh đạt là 16%), tuy nhiên tốc đô ̣ tăng trưởng chậm trong năm 2016 và có chỉ tiêu tăng khá ấn tượng trong năm 2017. Đă ̣c biê ̣t trong năm 2017, tốc đô ̣ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh chı̉ đa ̣t 18% thấp hơn mức tăng trưởng chung của hê ̣ thống MB (~25,6%), đồng thời thấp hơn mức tăng trưởng bı̀nh quân của các NHTM trên địa bàn Bắc Ninh (21%). Điều này được xác đi ̣nh là do:

Thứ nhất, trong cơ cấu dư nợ của khách hàng, dư nợ cho vay đối với khách hàng hoa ̣t động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản và kinh doanh máy móc thiết bị, ô tô nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn (~ 30% cơ cấu dư nợ của khách hàng ), lĩnh vực sản xuất kinh doanh gỗ chiếm 20% cơ cấu dư nợ. Trong năm 2015-2017, tình hình thị trường và các chı́nh sách vĩ mô đối với các lı̃nh vực nêu trên có nhiều bất lợi (như chính sách ha ̣n chế nhâ ̣p khẩu các mă ̣t hàng không thiết yếu của Bộ công thương trong đó có các quy đi ̣nh khắt khe đối với lı̃nh vực ô tô nhâ ̣p khẩu; thị trường đồ gỗ mỹ nghệ cũng bị ảnh hưởng do phụ thuộc đến 90% bán cho các đối tác Trung Quốc) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoa ̣t động của các doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng trong lı̃nh vực nói trên từ đó gây khó khăn cho việc phát triển tı́n dụng của Chi nhánh. Điều đó, cho thấy cơ cấu dư nợ của Chi nhánh còn tồn ta ̣i nhiều vấn đề, dư nợ cho vay đang tâ ̣p trung tương đối lớn vào một số lı̃nh vực và ngành nghề, dẫn đến viê ̣c mọi diễn biến bất lợi của thị trường và chính sách vı̃ mô đều có ảnh hưởng lớn đến hoa ̣t động kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ hai, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế, nhiều doanh nghiê ̣p phải đối đầu với các khó khăn về tài chı́nh, hoạt đô ̣ng kinh doanh giảm sút, thậm chí dẫn đến nguy cơ ngừng hoa ̣t đô ̣ng, phá sản, rủi ro đa ̣o đức từ khách hàng cũng tăng lên. Nhằm đảm bảo tı́nh an toàn và hiê ̣u quả trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh, Chi nhánh chủ đô ̣ng viê ̣c phát triển khách hàng có chọn lo ̣c. Tâ ̣p trung phục vụ tốt các khách hàng cũ, có quan hê ̣ truyền thống và có uy tı́n cao trong giao di ̣ch với Chi nhánh.

Như vậy, viê ̣c tăng trưởng dư nợ ở mức thấp trong năm 2016, bên ca ̣nh những nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế và các chı́nh sách vı̃ mô thı̀ còn tồn tại những nguyên nhân sâu xa trong hoạt đô ̣ng tı́n du ̣ng của Chi nhánh đó là cơ cấu tı́n dụng chưa hợp lý, chất lượng khách hàng nhı̀n chung chưa nổi bâ ̣t, vi ̣ thế của chi nhánh trong hệ thống MB chưa cao, khả năng tiếp câ ̣n và phát triển khách hàng mới còn ha ̣n chế.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng nhỏ và vừa tăng đều theo các năm, tỷ tro ̣ng dư nợ đối với nhóm khách hàng này cũng được duy trı̀ tương đối ổn đi ̣nh qua các năm ở mức cao (bı̀nh quân đa ̣t 48% tổng dư nợ của chi nhánh) thể hiện rõ chính sách ưu tiên của Chi nhánh trong việc phát triển quan hệ và đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này. Đối với các nhóm khách hàng còn la ̣i, có các diễn biến trái chiều trong viê ̣c tăng trưởng giá tri ̣ và tỷ tro ̣ng dư nơ ̣: Trong khi dư nơ ̣ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiê ̣p lớn giảm

sút năm 2016 (tỷ trọng trên tổng dư nợ đạt 23% năm 2015, giảm thấp xuống còn 6% năm 2016 và có sự tăng trở lại trong năm 2017: 21%), thı̀ dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng ổn định, bình quân đạt 35% tổng dư nợ của chi nhánh, phù hợp với cơ cấu dư nợ theo định hướng phát triển ngân hàng cộng đồng của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Doanh số cho vay của Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng qua các năm với mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tốc đô ̣ tăng trưởng đối với từng nhóm khách hàng là khác nhau.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiê ̣p lớn, doanh số cho vay có sự giảm mạnh trong năm 2016, dư nơ ̣ cho vay đối với nhóm khách hàng này giảm do chi nhánh thu hồi nợ xấu từ Công ty lương thực Hà Bắc – 80 tỷ đồng và Công ty Đông Phương chuyển dịch giảm dư nợ vay hạn mức ngắn hạn sang phương thức thanh toán LC trả chậm giảm 100 tỷ, do vậy tỷ trọng dư nợ và doanh số cho vay của nhóm khách hàng này giảm sút. Sang năm 2017 Chi nhánh đã tiếp câ ̣n và thực hiện tài trợ cho các khách hàng có quy mô lớn hoa ̣t đô ̣ng trong lı̃nh vực sản xuất và kinh doanh các mă ̣t hàng có tốc đô ̣ luân chuyển vốn nhanh như: lương thực thực phẩm (Công ty Tiến Hưng), công nghiệp phụ trợ (Công tyShoei VN,Công ty VS Technology …), Dươ ̣c phẩm (Công ty TNHH Dươ ̣c phẩm Bắc Ninh),…thời gian vay vốn ngắn, vòng quay vốn nhanh, nhu cầu vốn phát sinh thường xuyên dẫn đến doanh số cho vay gia tăng.

Đối với các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ, doanh số cho vay chỉ đạt đuợc sự tăng trưởng vượt bậc năm 2016; sự gia tăng về quy mô có xu hướng chậm lại trong năm 2017. Nguyên nhân chính là do những khó khăn từ nền kinh tế tác động tương đối nặng nề lên hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm hoạt động kinh doanh cùng với nhu cầu vay vốn không được mở rộng.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân, viê ̣c gia tăng doanh số cho vay, tâ ̣p trung chủ yếu vào nhóm khách hàng vay sản xuất kinh doanh. Đối với nhóm khách hàng còn lại, như đã phân tích ở trên, chi nhánh tâ ̣p trung phát triển các khách hàng có mức thu nhâ ̣p tốt, nhu cầu khoản vay lớn, do đó, doanh số cho vay tăng cao.

4.1.2. Phát triển về thị phần tín dụng

Quy mô khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh ở mức thấp và tốc độ phát triển khách hàng tăng đều theo các năm. Tăng mạnh nhất chủ yếu ở nhóm khách hàng cá nhân, đặc biệt trong năm 2015. Nhóm khách hàng hộ kinh doanh có

sự gia tăng, đặc biệt trong năm 2015, Chi nhánh đã khai thác tín dụng thành công 2 khách hàng lớn là Công ty Tiến Hưng và Công ty Đông Phương. Điều đó cơ hội khai thác khách hàng phát sinh tín dụng của Chi nhánh còn rất tiềm năng.

Bảng 4.2. Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 46)