Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh
và quốc tế đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Thu nhập của người dân được cải thiện, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng tăng cao, là cơ sở tốt để Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng. Cùng với đó, sự thuận lợi từ môi trường kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế phát triển, là cơ sở để hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh có hiệu quả, nguồn thu nhập ổn định, tạo nên khả năng cân đối nguồn trả nợ tốt cho các ngân hàng, do đó, chất lượng tín dụng có khả năng đuợc cải thiện. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao,…sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư, các đơn vị trong nền kinh tế sẽ chịu nhiều ảnh hưởng dẫn đến kinh doanh thua lỗ, phá sản, nhu cầu vay vốn sẽ giảm mạnh, qui mô và chất lượng tín dụng Ngân hàng sẽ giảm sút. Như vậy, có thể nói sự phát triển của nền kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của các Ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng.
Tính đồng bộ và thích hợp của môi trường pháp lý: Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Một môi trường pháp lí đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tế sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp cho hoạt động của các chủ thể của nền kinh tế trong dó có các Ngân hàng được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.
Môi trường cạnh tranh: Môi trường cạnh tranh là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng. Sự cạnh tranh gay gắt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong việc đầu tư nâng cao chất lượng nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh. Đó là tiền đề, là động lực cho sự phát triển. Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt đưa các ngân hàng đến những khó khăn trong việc tiếp cận và duy trì mối quan hệ với các khách hàng. Cùng với đó, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính an toàn và ổn định của hệ thống Ngân hàng. Như vậy, như bất kể thị trường nào khác, môi trường cạnh tranh luôn tạo nên một cơ chế hữu hiệu nhất giúp sàng lọc các đối tượng tham gia trong nó, nó tạo nên cơ hội phát triển cho các nhân tố tốt đồng thời nó đào thải các nhân tố yếu kém.
Chính sách điều hành của Nhà nước trong hoạt động ngân hàng: Hoạt động của các Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng chịu sự quản lý chặt chẽ của chính phủ mà trực tiếp là NHNN. Các chính sách
của Chính phủ và NHNN tác động đến việc tín dụng sẽ phát triển theo hướng nào, sẽ ưu tiên thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nào thông qua việc tạo nên các cơ chế khuyến khích hoặc hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Chiến lược phát triển của Ngân hàng: Để phát triển hoạt động tín dụng, việc xây dựng một chiến lược và định hướng rõ ràng là hết sức cần thiết, có tác động sâu sắc và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng, là cơ sở đề sắp xếp bộ máy vận hành, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh doanh.
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của nền kinh tế trong từng thời kỳ đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn khách hàng, đảm bảo các cơ chế và khả năng kiểm soát rủi ro là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển tín dụng và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Việc thiết lập một quy trình tín dụng khoa học, chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm và vai trò của từng cán bộ tín dụng đồng thời đuợc thiết lập linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cho vay sẽ là yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách hàng mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng nguồn nhân lực và khả năng quản lý điều hành: Chất lượng nguồn nhân lực được cho là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, là người quyết định tới hiệu quả của việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và là những người cải tiến nó nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Hệ thống thông tin tín dụng và trang thiết bị công nghệ: Thông tin giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dựa trên những thông tin có được, các ngân hàng có thể phát hiện, dự đoán nhu cầu vay vốn của khách hàng để có thể đưa ra những chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn phù
hợp nhẳm phát triển hoạt động tín dụng. Khoa học công nghệ hiện đại có vai trò hỗ trợ hết sức quan trọng cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ xử lý công việc.
Vậy tín dụng Ngân hàng có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và bản thân Ngân hàng. Việc phát triển tín dụng là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu về vốn cho việc phát triển kinh tế ngày càng cấp thiết. Các Ngân hàng cần coi việc phát triển tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển của mình, đồng thời cần thiết lập các cơ chế cần thiết để đảm bảo việc phát triển tín dụng nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.