Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 94 - 97)

Thứ nhất là hoàn thiện và ổn định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng phát triển. Song để có thể đồng bộ và thống nhất từ các cấp lãnh đạo cao nhất của nhà nước đến các cấp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các ngành nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của cá thành phần kinh tế. Có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa

ra các chính sách hỗ trợ các hộ kinh doanh, hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Thứ hai là tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng. Trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn như

Luật các công cụ chuyển nhượng được Quốc hội Ban hành ngày 29/11/2005 liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện.

Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về việc Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

Những văn bản nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì cần phải:

Ban hành quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn lẫn cho vay để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền cũng như tạo sư ổn định chung cho nền kinh tế quốc dân.

Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, đặc biệt là việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực hiện tại địa phương đối với tài sản thế chấp là nhà đất.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các văn phòng công chứng, trong đó, xác lập rõ vai trò, trách nhiệm của các văn phòng công chứng trong việc đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch.

Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều Giấy đăng ký quyền sử dụng đất để cầm cố và thế chấp tại nhiều ngân hàng.

Luật các công cụ chuyển nhượng đã đuợc ban hành tuy nhiên cần thiết tạo môi trường để nó đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho việc gia tăng các công cụ đảm bảo và quản lý khoản vay cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành có liên quan,...

Thực hiện nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng hợp pháp các tài sản đó để các Ngân hàng có thể thực hiện đầy đủ việc thế chấp và đăng ký thế chấp.

Tạo ra một văn bản quy phạm pháp luật nhằm thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành liên quan và các Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin và quản lý tài sản thế chấp: Cơ quan thuế, cơ quan hải quan, trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo và văn phòng công chứng, cơ quan công an,...

Thứ ba là tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các hộ kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh

Tăng cường công tác giám sát thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các hộ kinh doanh bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt luật kế toán thống kê,...tăng cường tính minh bạch của các thông tin tài chính.

Thứ tư là minh bạch hoá các thông tin liên quan đến các dự án do Chính phủ và cơ quan trực thuộc Chính phủ quản lý.

Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban ngành liên quan trong việc Công khai thông tin chi tiết về chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài, cơ chế chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực trong từng giai đoạn làm cơ sở cho các Ngân hàng trong việc tiếp cận và thực hiện tài trợ cho các dự án.

Tạo ra một kênh thông tin tổng hợp và chính thống về các dự án đã và đang được triển khai, trong đó cập nhật các thông tin: Kế hoạch vốn hàng năm đối với từng dự án, từng công trìn, thông tin chi tiết về tiến độ thực hiện, giá trị sản lượng nghiệm thu và tiến độ giải ngân vốn cho công trình. Phối hợp với các Ngân hàng trong việc tài trợ cho các đơn vị tham gia thực hiện dự án như: ký các cam kết và thực hiện hợp tác trong việc cung cấp thông tin về dự án và thực hiện chuyển tiền thanh toán từ các Hợp đồng về tài khoản của các đơn vị thi công về các ngân hàng tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)