Chất lượng tı́n dụng và hiê ̣u suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 56 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bắc

4.1.3. Chất lượng tı́n dụng và hiê ̣u suất sử dụng vốn

4.1.3.1. Tỷ lệ nợ xấu

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Bắc Ninh, tỷ lê ̣ nợ xấu có xu hướng tăng lên qua các năm.

Bảng 4.3. Phân loại nợ tại MB Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng

Chı̉ tiêu Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 TB

Tổng dư nợ trong bảng cân đối 571 575 777 100,70 135,13 116,65 Nơ ̣ đủ tiêu chuẩn 555 538 689 96,94 128,07 111,42

Nơ ̣ cần chú ý 9 24 56 266,67 233,33 249,44

Nơ ̣ xấu 7 13 32 185,71 246,15 213,81

- Nợ dưới tiêu chuẩn 1 2 1 200,00 50,00 100,00

- Nợ nghi ngờ 1 1 10 100,00 1000,00 316,23

- Nợ có khả năng mất vốn 5 10 21 200,00 210,00 204,94 Nguồn: Phòng KT & DVKH (2015-2017) Bảng 4.3 cho thấy, chi nhánh có sự gia tăng cả nợ xấu và nợ quá hạn đều qua các năm, ảnh hưởngchung chất lượng tı́n du ̣ng toàn hệ thống. Tỷ lê ̣ nợ xấu trong bảng cân đối từ mức 1.22% năm 2015 tăng lên 4.12% năm 2017 (vượt mức quy định của MB và NHNN: dưới 3%).

Năm 2017, tỷ lê ̣ nợ xấu tăng cao, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 2,7% tổng dư nợ. Nguyên nhân chı́nh được xác đi ̣nh là do viê ̣c phát triển tı́n dụng không có định hướng và chọn lọc, Chi nhánh đã đề cao viê ̣c tăng trưởng quy mô tı́n dụng mà không thiết lập được các biện pháp quản tri ̣ rủi ro phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng. Nợ quá ha ̣n và nợ xấu tâ ̣p trung chủ yếu vào nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân. Tı̀nh tra ̣ng nêu trên là do:

Tı̀nh hı̀nh kinh tế khó khăn dưới tác đô ̣ng của cuô ̣c khủng hoảng kinh tế làm nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều hô ̣ kinh doanh cá thể rơi vào tı̀nh trạng khó khăn, suy giảm khả năng trả nợ. Trong quá trı̀nh mở rô ̣ng kinh doanh, một mặt do hạn chế về năng lực và kinh nghiê ̣m, việc tiếp câ ̣n và cho vay đối với các khách hàng có quy mô lớn và năng lực tốt gă ̣p nhiều khó khăn, chi nhánh phát triển tı́n du ̣ng nhiều dựa trên sự phát triển cho vay đối với khách hàng có quy mô nhỏ và khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, đứng dưới góc độ tổng thế, có thể thấy có một sự đánh đổi tương đối rõ ràng giữa sự tăng trưởng và rủi ro, giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu, Chi nhánh chưa tìm ra được các biện pháp kiểm soát nhằm dung hoà hai chỉ tiêu nêu trên, điều đó một mặt cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả.

4.1.3.2. Hê ̣ số thu nợ và Vòng quay vốn tı́n dụng

Hê ̣ số thu nợ và vòng quay vốn tı́n du ̣ng của Chi nhánh có sự giảm sút qua các năm thể hiện qua bảng 4.4.

Nguyên nhân của sự giảm sút trên đươ ̣c xác đi ̣nh là do: Chi nhánh chưa chú tro ̣ng công tác thu hồi vốn, việc cho vay được thực hiê ̣n chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến các đồng vốn vay được hoàn trả Ngân hàng chậm thời hạn. Cùng với đó, Chi nhánh cũng chưa chú tro ̣ng đến viê ̣c quản lý dòng tiền từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh, chưa đặt các biện pháp quản lý dòng tiền qua tài khoản ta ̣i Ngân hàng là vấn đề then chốt trong việc quản lý nguồn trả nợ của khách hàng và là một nhân tố quan tro ̣ng ảnh hưởng đến viê ̣c phê duyệt cấp tı́n dụng. Viê ̣c giảm chất lươ ̣ng thu nợ, tăng tỷ lệ nợ xấu đã chứng tỏ việc quản lý chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa tốt. Mặt khác, có thể thấy, viê ̣c hê ̣ số thu nợ và vòng quay vốn lưu đô ̣ng giảm xuống cũng xuất phát từ nguyên nhân cơ cấu cho vay theo thời ha ̣n của khách hàng cũng có những chuyển di ̣ch đáng kể, tăng mảng cho vay trung dài hạn, giảm mảng cho vay ngắn hạn.

Bảng 4.4. Tình hình thu nợ tại MB Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng

Chı̉ tiêu Đơn vi ̣ Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 TB

Doanh số cho vay

Tỷ VND

946 1.173 1.310 124,01 111,68 117,68 Doanh số thu nợ 857 926 955 108,11 103,13 105,59 Dư nợ bı̀nh quân 571 575 777 100,70 135,13 116,65 Hê ̣ số thu nợ % 90,55 78,94 72,90 87,18 92,35 89,73 Vòng quay vốn tı́n du ̣ng Vòng 1,50 1,61 1,23 107,36 76,32 90,52 Nguồn: Phòng KT & DVKH (2015-2017)

4.1.3.4. Cơ cấu tín dụng

Chi nhánh có xu hướng mở rộng cho vay trung dài hạn, cơ cấu cho vay ngắn hạn vẫn giữ ở mức ổn định. Tỷ lê ̣ cho vay trung dài ha ̣n trong tổng dư nợ có xu hướng tăng nhẹ qua các năm thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ theo thời gian tại MB Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 - 2017 ĐVT: Tỷ đồng Chı̉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 TB Tổng dư nợ 571 576 777 100,88 134,90 116,65 - Cho vay ngắn ha ̣n 460 398 531 86,52 133,42 107,44 - Cho vay trung ha ̣n 68 104 154 152,94 148,08 150,49 - Cho vay dài ha ̣n 43 74 92 172,09 124,32 146,27 Nguồn: Phòng KT & DVKH (2015-2017) Chi nhánh có xu hướng mở rộng cho vay trung dài hạn, cơ cấu cho vay ngắn hạn vẫn giữ ở mức ổn định. Tỷ lê ̣ cho vay trung dài ha ̣n trong tổng dư nợ có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều đó xuất phát từ các nguyên nhân:

Thứ nhất, do đặc thù địa bàn, các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị và đặc biệt là phương tiện vận tải tăng cao dẫn đến viê ̣c ha ̣n chế đầu tư vào cơ sở vâ ̣t chất, nhu cầu vốn trung dài ha ̣n tăng.

Thứ hai, xuất phát từ quan điểm kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh muốn giải quyết bài toán tổng thể cho từng khách hàng, khi xác định cho vay đầu tư trung dài ha ̣n, thì sẽ tham gia tài trợ hạn mức tín dụng ngắn hạn.

Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng cũng thâ ̣n tro ̣ng hơn trong viê ̣c quyết đi ̣nh cấp tı́n du ̣ng trung dài ha ̣n.

Đối với cho vay ngắn ha ̣n, thời gian cho vay có xu hướng được rút ngắn. Chi nhánh có xu hướng tăng cho vay đối với các lĩnh vực có thời gian luân chuyến vốn nhanh (dưới 06 tháng), đó cũng là nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay tăng cao, đặc biệt đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Nhı̀n chung, cơ cấu tı́n du ̣ng theo kỳ ha ̣n của chi nhánh tương đối hợp lý, phù hợp với tình hình của thị trường. Tuy nhiên, ẩn trong đó vẫn cho thấy các dấu hiệu của sự hạn chế trong việc tiếp cận và khả năng thẩm định dự án cũng như năng lực quản trị rủi ro hạn chế

4.1.3.5. Kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng

Doanh thu và lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động tín dụng tăng trưởng không đều theo các năm. Doanh thu từ hoạt động tín dụng năm 2015 đạt 67 tỷ đồng giảm xuống 57 tỷ đồng so với năm 2016, mức doanh thu này được duy trì trong năm 2017, khiến cho tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm trong năm 2016 và duy trì trong năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chi phí cho hoạt động tín dụng. Chứng tỏ, trong những năm vừa rồi chi phí vốn giảm dẫn đến thu nhập thuần về lãi tín dụng tăng.

Lợi nhuận từ hoạt động có sự tăng trưởng không đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu và có xu hướng chậm lại.

Tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi tín dụng/doanh thu từ hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng qua các năm (từ 22% năm 2015, xuống 32% năm 2016 và con số này tăng lên 39% năm 2017). Điều đó xuất phát từ việc chi phí lãi và các khoản chi phí tương đương lãi giảm, tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Bảng trên cũng cho thấy, tỷ suất lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro/doanh thu cũng có sự tăng trưởng đều trong các năm (con số này là 15% năm 2015, tăng lên qua năm 2016 và đạt 21% năm 2017).

Chi phí tiền lương của Chi nhánh có sự gia tăng theo cấp số nhân cùng với sự gia tăng nhanh chóng của đội ngũ cán bộ tín dụng. Tham chiếu với sự tăng trưởng về dư nợ, doanh số cho vay và số lượng khách hàng, có thể đánh giá, việc gia tăng số lượng cán bộ bán hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả thực sự cho

Ngân hàng. Nếu như năm 2015, mỗi cán bộ QHKH quản lý bình quân 38 tỷ đồng dư nợ và mỗi cán bộ tín dụng làm ra đuợc 1 tỷ đồng lợi nhuận/ năm; tới năm 2016, các con số này đạt tương ứng 36 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng, thì tới năm 2017, mỗi cán bộ QHKH chỉ quản lý mức dư nợ bình quân là 43 tỷ đồng và mỗi cán bộ tín dụng chỉ làm ra 1,22 tỷ đồng/năm.

Các chi phí khác phục vụ hoạt động tín dụng cũng có sự tăng trưởng nhanh. Các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp khách, đi lại, công tác phí, quản lý, ngày càng gia tăng.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu đuợc từ hoạt động tín dụng/doanh thu là tăng trưởng mạnh trong năm 2016 từ 10% năm 2015 tăng lên 16% năm 2016, sang năm 2017 chỉ tiêu này giảm xuống còn 11%, điều đó xuất phát từ việc chi phí dự phòng tăng lên cùng với ảnh hưởng chất lượng các khoản vay, đặc biệt trong năm 2017.

Bảng 4.6. Doanh thu và lợi nhuâ ̣n mang la ̣i từ hoa ̣t đô ̣ng tı́n du ̣ng ta ̣i MB chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng

Chı̉ tiêu Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 TB

Thu nhập từ lãi và các khoản thu

nhập tương tự 67 57 57 85,07 100,00 92,24

Chi phí lãi và các khoản chi phí

tương tự 52 39 35 75,00 89,74 82,04

Thu nhập lãi thuần 15 18 22 120,00 122,22 121,11 Chi phí tiền lương cho cán bộ tín dụng 1 2 3 200,00 150,00 173,21 Chi phí khác cho hoạt động tín dụng 4 6 7 150,00 116,67 132,29 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín

dụng truớc dự phòng rủi ro 10 10 12 100,00 120,00 109,54 Chi phí Dự phòng rủi ro 3 1 6 33,33 600,00 141,42 Lợi nhuận trước thuế thu đuợc từ

hoạt động tín dụng 7 9 6 128,57 66,67 92,58

Nguồn: Phòng KT & DVKH (2015-2017) Lợi nhuận từ hoạt động có sự tăng trưởng không đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu và có xu hướng chậm lại.

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy, tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi tín dụng/doanh thu từ hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng qua các năm (từ 22% năm 2015, xuống 32% năm 2016 và con số này tăng lên 39% năm 2017). Điều đó xuất phát từ việc chi phí lãi và các khoản chi phí tương đương lãi giảm, tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Bảng 4.7. Hiệu quả của hoạt động tín dụng ta ̣i ngân hàng TMCP Quân Đô ̣i Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015 – 2017

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tỷ suất thu nhập lãi thuần/doanh thu 22 32 39

Tỷ suất lợi nhuận thuần trước rủi ro/doanh thu 15 18 21

Tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu 10 16 11

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2018) Bảng cũng cho thấy, tỷ suất lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro/doanh thu cũng có sự tăng trưởng đều trong các năm (con số này là 15% năm 2015, tăng lên qua năm 2016 và đạt 21% năm 2017).

Các chi phí khác phục vụ hoạt động tín dụng cũng có sự tăng trưởng nhanh. Các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp khách, đi lại, công tác phí, quản lý, ngày càng gia tăng.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu đuợc từ hoạt động tín dụng/doanh thu là tăng trưởng mạnh trong năm 2016 từ 10% năm 2015 tăng lên 16% năm 2016, sang năm 2017 chỉ tiêu này giảm xuống còn 11%, điều đó xuất phát từ việc chi phí dự phòng tăng lên cùng với ảnh hưởng chất lượng các khoản vay, đặc biệt trong năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bắc ninh (Trang 56 - 61)