Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quế Võ là một huyện thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Ninh, dọc theo quốc lộ 18, cách thị xã Bắc Ninh khoảng 12 km về hướng tây, cách thủ đô Hà Nội 45km về phía Tây - Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.769 ha, Quế Võ tiếp giáp với 2 tỉnh và 2 huyện trong tỉnh. Phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang; phía tây giáp thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp huyện Gia Bình (UBND huyện Quế Võ, 2016).

Quế Võ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông thì khô và lạnh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu trong mùa lạnh và hanh, nhiệt độ thấp, thường ít mưa, lượng mưa chỉ chiếm gần 20% tổng lượng mưa cả năm. Mùa hè thì nóng, ẩm, có mưa lũ từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.700mm, chủ yếu tập trung vào 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC, số giờ nắng từ 1.340 đến 1.800 giờ/ năm, độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 85%. Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng nên hệ thống cây trồng vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên , bên cạnh những thuận lợi thì sự thay đổi bất thường của khí hậu cũng gây khó khăn không ít cho phát triển sản xuất. Trong đó phải kể đến rét, sương muối ở mùa đông và mưa bão ở mùa mưa (UBND huyện Quế Võ, 2016).

Quế Võ có 3 con sông bao bọc (sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình) với 68 km đê trung ương và địa phương, 22 km quốc lộ 18. Ở vị trí này, Quế Võ khá thuận lợi trong giao thông hàng hoá, dịch vụ và phát triển kinh tế, có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công cuộc công nghịêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện (UBND huyện Quế Võ, 2016).

Tình hình phân bố đất đai của huyện năm 2014 tổng diện tích đất tự nhiên của Quế Võ là: 17.074,63 ha, nhưng đến năm 2015 và 2016 chỉ còn 16.074,63 ha, giảm đi 10.000 ha. .

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Quế Võ qua 3 năm 2014 – 2016

Đơn vị tính : Ha

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

S/lượng (%) CC S/lượng (%) CC S/lượng (%) CC 2015/2014 2016/2015 quân Bình

* Tổng diện tích đất tự nhiên 17074,63 100,00 17069,63 100,00 17069,63 100,00 99,97 100,00 99,99

I. Đất nông nghiệp 10897,66 63,82 10738,70 62,91 10681,84 62,58 98,54 99,47 99,00

1. Đất canh tác 9794,64 89,88 9763,71 90,92 9706,77 90,87 99,68 99,42 99,55

2. Đất cây trồng lâu năm + vườn 643,51 5,91 570,12 5,31 571,78 5,35 88,60 100,29 94,26

3. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 459,51 4,22 404,87 3,77 403,29 3,78 88,11 99,61 93,68

II. Đất lâm nghiệp 232,36 1,36 257,90 1,51 315,94 1,85 110,99 122,50 116,61

- Đất có rừng trồng 232,36 257,90 315,94 110,99 122,50 116,61

III. Đất chưa sử dụng và đồi trọc 2494,39 14,61 2423,74 14,20 2365,91 13,86 97,17 97,61 97,39

IV. Đất chuyên ding 3450,22 20,21 3649,29 21,38 3705,94 21,71 105,77 101,55 103,64

1. Đất nhà ở 692,09 20,06 774,89 21,23 777,63 20,98 111,96 100,35 106,00 2. Đất thuỷ lợi 1541,47 44,68 1644,34 45,06 1657,88 44,74 106,67 100,82 103,71 3. Đất xây dựng cơ bản 198,31 5,75 199,32 5,46 203,94 5,50 100,51 102,32 101,41 4. Đất chuyên dùng khác 1018,35 29,52 1030,74 28,24 1066,49 28,78 101,22 103,47 102,23 * Một số chỉ tiêu phân tích - Đất NN/khẩu NN 0,078 0,071 0,070

- Đât canh tác/khẩu NN 0,070 0,069 0,070

- Đất NN/lao động NN 0,178 0,169 0,160

- Đất canh tác/lao động NN 0,160 0,154 0,153

Bảng 3.1 cho thấy: Đất nông nghiệp năm 2014 của huyện là: 10.897,66 ha chiếm 63,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2016 diện tích này chỉ còn 10681,84 ha, chiếm 62,58% tổng diện tích đất tự nhiên. Tốc độ phát triển bình quân là 99,00%, có nghĩa là đất nông nghiệp từ năm 2014 - 2016 đã giảm bình quân mỗi năm là 1,00%. Nguyên nhân giảm là do: Một phần diện tích đất tự nhiên bị cắt trả lại cho thành phố Bắc Ninh, đây là nguyên nhân chủ yếu nhất. Mặt khác, còn có những nguyên nhân và lý do khác nhau như: Xây dựng khu công nghiệp 2 Quế Võ, chuyển đất nông nghiệp sang đất xây dựng cho nên, đất nông nghiệp qua 3 năm đều giảm (UBND huyện Quế Võ, 2016).

Từ thực tế, chúng tôi thấy đất đai của huyện ngày càng bị thu hẹp nên các nông hộ cần nhận thức đúng đặc điểm, vai trò và giá trị của đất. Các ngành chức năng của huyện cần đẩy mạnh cộng tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, ổn định phát triển dân số để đảm bảo phát triển kinh tế của huyện ổn định và bền vững.

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động

Theo số liệu Thống kê của Chi cục Thống kê huyện Quế Võ ở bảng 3.2. Năm 2016 dân số của Quế Võ là 151.692 người, so với năm 2014 dân số của huyện tăng 2312 người, với tốc độ tăng bình quân một năm là 1,31%. Quế Võ là một huyện thuần nông, nên số khẩu nông nghiệp của Quế Võ chiếm tỷ lệ khá lớn. Năm 2014 số khẩu nông nghiệp là 139.384 khẩu, chiếm 90,2%.

Cụ thể, năm 2015 tổng số lao động của huyện là 65.361 lao động đến năm 2016 con số này là 69.999 lao động. Như vậy, tốc độ tăng bình quân mỗi năm về số lao động toàn huyện là 6,4%. Số lao động nông nghiệp của Quế Võ năm 2015 là 61.064 lao động chiếm 93,43% tổng số lao động của huyện, nhưng đến năm 2016 là 65,086 lao động nông nghiệp nhưng chỉ chiếm 92,98%. Số lao động ngành nghề và buôn bán dịch vụ tăng khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 13,84%, lao động chuyên ngành nghề dịch vụ chỉ tăng 1,12%. Điều này chứng tỏ rằng các hộ thuần nông muốn tăng thu nhập cho gia đình mình thì phải phát triên thêm ngành nghề phụ, vì nếu chỉ hoạt động trong nông nghiệp thì năng suất lao động sẽ không cao và năng suất lao động cận biên có xu hướng giảm dần, ngoài ra vấn đề rủi ro cao là rất rõ.

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

S/lượng CC (%) S/lượng CC (%) S/lượng CC (%) 2015/2014 2016/2015 Bình quân 1. Tổng số hộ của huyện hộ 33677 100,00 33760 100,00 34812 100,00 100,25 103,37 101,80 - Hộ thuần nông hộ 31334 93,04 31074 92,04 30770 88,39 99,17 98,21 98,69 - BBDV hộ 817 2,43 805 2,38 848 2,44 98,53 103,79 101,13 - Hộ NN – ngành nghề hộ 1526 4,53 1881 5,57 3190 9,16 123,26 209,04 160,52 2. Tổng số khẩu Người 149380 100,00 150991 100,00 151692 100,00 101,08 101,55 101,31

- Khẩu nông nghiệp Người 139384 93,30 141260 93,55 136944 90,20 101,35 98,25 99,78

3. Tổng số lao động Người 65361 100,00 69087 100,00 69999 100,00 105,70 107,10 106,40

- LĐ nông nghiệp Người 61064 93,43 64453 93,29 65086 92,98 105,55 106,59 106,07

- LĐ - BBDV Người 946 1,45 928 1,34 986 1,41 98,10 104,23 101,12

- Lao động ngành nghề Người 3351 5,13 3706 5,36 3927 5,61 110,59 117,19 113,84

4. Một số chỉ tiêu bình quân

- Bình quân khẩu NN/hộ NN KNN 4,51 - 4,46 - 4,45 - - - -

- Bình quân LĐNN/hộ NN LĐNN 1,97 - 2,03 - 2,04 - - - -

- Bình quân khẩu/hộ Khẩu 4,44 - 4,47 - 4,35 - - - -

- Bình quân LĐ/hộ LĐ 1,85 - 1,93 - 1,04 - - - -

Qua một số chỉ tiêu tính toán bình quân chúng tôi thấy, bình quân khẩu/hộ năm 2015 là 4,45 khẩu và số lao động bình quân hộ 2,04 lao động. Đây là một tỷ lệ tương đối phù hợp đối với một huyện nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 4,45 người, nhưng số lao động lại là 2,04 như vậy số người ăn theo là không lớn lắm. của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp để mỗi lao động có thể hoạt động ở vị trí đúng theo năng lực, sở trường của mình, có như vậy năng suất lao động mới cao, mới góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nông thôn là rất quan trọng trong phát triển các ngành kinh tế, kể cả công nghiệp cũng như nông nghiệp và dịch vụ, đây cũng là vấn đề mà Đảng bộ và nhân dân Quế Võ rất quan tâm.

Qua điều tra chúng tôi thấy: Hệ thống đường giao thông của Quế Võ đã tương đối khang trang. Tất cả 20 xã và một thị trấn đều có hệ thống mạng lưới giao thông liên thôn - xã với độ dài 202km, trong đó có rất nhiều thôn xã đã có đường bê tông hoặc đường trải nhựa. Đây là một hệ thống rất quan trọng, nó giúp bà con nông dân có thể đi lại và chuyên chở các vật dụng nông nghiệp một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động. Ngoài hệ thống đường liên thôn - xã, Quế Võ còn có đầy đủ đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường thuỷ. Điều này đã giúp cho Quế Võ dễ dàng giao lưu, buôn bán và trao đổi với tất cả các vùng trong tỉnh cũng như những vùng lân cận.

Về hệ thống thủ lợi: Do huyện tiếp giáp với 3 con sông nên số cửa sông tương đối nhiều, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và Quế Võ cũng rất quan tâm chú ý đến vấn đề này. Cụ thể, huyện đã xây dựng cho các xã 35 trạm bơm tưới, 17 trạm bơm tiêu và 11 trạm bơm tưới tiêu cộng với 443 km mương. Đây là điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong huyện tăng cường thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Mạng lưới điện và bưu điện cũng được Quế Võ trang bị tới từng thôn, xã. Cụ thể, cho đến nay hầu hết các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã; 100% các xã và số hộ đã có điện để dùng cho sinh hoạt cũng như sản xuất, chính điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong huyện.

Về các công trình phúc lợi: Toàn huyện có 4 trường trung học phổ thông với hệ thống phòng học đều được cao tầng hoá, hàng năm đã thu hút hơn 12.000 học sinh đến học và ở mỗi xã đều có các trương mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở.

Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy rất thuận lợi để Quế Võ có thể phát triển nông nghiệp, nông thôn, và đặc biệt là sản xuât nông nghiệp hàng hoá, so với các huyện khác trong tỉnh, Quế Võ vẫn là đơn vị còn nhiều khó khăn nhất (số liệu được thể hiện qua bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Quế Võ giai đoạn 2014- 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 2015 2016 1. Giao thông - Đường quốc lộ km 23,0 23,0 23,0 - Đường tỉnh lộ km 32,5 32,5 32,5 - Đường huyện lộ km 71,5 71,5 71,5 - Đường liên thôn - xã km 202,0 202,0 202,0

- Đê km 68,0 68,0 68,0

2. Thuỷ lợi

- Trạm bơm tưới trạm 35 35 35 - Trạm bơm tiêu trạm 17 17 19 - Trạm bơm tưới tiêu trạm 11 11 11 - Kênh mương km 493,0 493,0 493,0 3. Điện - Trạm biến thế trạm 30 32 32 - Tỷ lệ số hộ dùng điện % 100,0 100,0 100,0 4. Chợ cái 07 10 14 5. Trạm y tế trạm 26 26 26 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2016)

3.1.3. Cơ cấu sản xuất một số ngành sản xuất chính

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Quế Võ đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho quá trình công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 18,8%. Trong đó: công nghiệp - xây dựng đạt 31,7%; dịch vụ đạt 15%; nông nghiệp đạt 6,6%. Cơ cấu 3 nhóm ngành kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2016 là 39%-40%-21%.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Bảng 3.4. Cơ cấu các ngành kinh tế

Nhóm ngành Năm 2000 Năm 2016 GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

1. Nông nghiệp - thủy sản 2. Công nghiệp - xây dựng 3. Dịch vụ Tổng 282,3 60,2 53,9 396,4 71,22 15,19 13,60 100,00 1.284,7 1.310,2 695,2 3.290,1 39,05 39,82 21,13 100,00 Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2016)

3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.4.1. Thuận lợi

Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cũng như các huyện khác trên địa bàn là huyện nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng mang đậm bản sắc riêng của dân

tộc Việt nam. Là vùng văn hóa rất đặc trưng của đất nước, là cái nôi của lễ hội vẫn được duy trì hàng nghìn năm nay. Lễ hội là sự suy tôn những phẩm chất đẹp nhất của con người, giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui. Song hành với việc tổ chức lễ hội là hoạt động không thể thiếu đó là việc tổ chức ăn uống ở các quy mô khác nhau, thức ăn đường phố phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể phát triển ngành nghề liên quan đến văn hóa đặc trưng như hướng dẫn viên du lịch.

Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có nhiều khu Công nghiệp, làng nghề phát triển, thu hút nhiều lao động trong cả nước. Do đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển mạnh, có thể cung cấp các xuất ăn sẵn tại chỗ và các dịch khác phục vụ cho các lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn.

3.1.4.2. Khó khăn

Do có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, thức ăn đường phố của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển mạnh, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lễ hội đang diễn ra rất phức tạp. Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh đồng nghĩa là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp cũng phát triển. Bên cạnh dó, các công ty chế biến thức ăn sẵn cũng phát triển, nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây lên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng do ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền quan thực phẩm mang lại. Hạn chế được ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong lễ hội và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các bếp ăn tập thể là mối quan tâm của tất các các cấp, các ngành làm công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng hiện nay.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)