Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các
4.1.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn huyện Quế Võ
4.1.1.1. Tổ chức bộ máy
Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND huyện Quế Võ chỉ đạo các phòng Y tế, Đội Quản lý thị trường số 6, Cơng an huyện, phịng Kinh tế - Hạ tầng, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP.
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Quế Võ Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2016)
UBND huyện Quế Võ Phòng Y tế huyện Phòng NN&PTNT Các trạm Y tế xã, thị trấn Các cơ sở KD DV ăn uống Ban chỉ đạo VSATTP Đội QLTT số 6 Trung tâm Y tế huyện Cơng an huyện Phịng Kinh tế – Hạ tầng
Theo sơ đồ này, phòng Y tế, Công an huyện, Đội quản lý thị trường,Trung tâm Y tế, phòng kinh tế – hạ tầng, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn huyện, Ban chỉ đạo VSATTP chịu trách nhiệm giúp UBND huyện thanh tra về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và theo phân cấp của các Bộ, ngành.
Phòng Y tế - Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.
Phòng Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với tồn bộ q trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trường hợp sau:
- Theo chỉ đạo của UBND huyện hoặc trưởng ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP huyện.
- Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Theo đề nghị của cơ quan quản lý
Theo đó, bộ máy QLNN ngành y tế huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh được tổ chức theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ 4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ngành Y tế huyện Quế Võ
Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2016)
Phòng Y tế huyện TT Y tế huyện Ban chỉ đạo liên ngành về
VSATTP huyện Quế Võ
UBND xã, thị trấn Trạm Y tế xã,
Tuy vậy, mặc dù công tác tổ chức và xây dựng bộ máy QLNN về VSATTP trên địa bàn trong những năm qua về cơ bản đã đầy đủ các ban ngành theo quy định. Nhưng thực tế hoạt động còn nhiều bất cập, theo báo cáo thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm Y tế huyện Quế Võ các năm 2014-2016 cho thấy: việc phân cấp chức năng nhiệm vụ giữa các ngành còn chồng chéo, chưa có tính thống nhất cao. Đặc biệt là chưa phân định rõ trách nhiệm của Ban chỉ đạo liên ngành với UBND huyện. Nhiều việc đã được phân cấp cho Ban chỉ đạo liên ngành, nhưng phòng Y tế trực thuôc UBND huyện vẫn tham gia chỉ đạo trực tiếp đến cấp cơ sở. Điều này cho thấy công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Quế Võ chưa thực sự ổn định.
4.1.1.2. Nhân sự
Đội ngũ làm công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về VSATTP huyện Quế Võ bao gồm tuyến huyện và tuyến cơ sở.
Tại tuyến huyện, Phòng Y tế giúp Trung tâm y tế huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trực tiếp thực hiện các hoạt động chuyên mơn, nghiệp vụ về vệ sinh an tồn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo quy định của pháp luật. Hiện tại, phòng Y tế huyện Quế Võ có 05 cán bộ cơng chức, viên chức. Tuy nhiên có thể thấy số lượng cán bộ cơng chức, viên chức này chưa đủ, cịn thiếu nhiều so với thực tế.
Tuyến cơ sở, cấp huyện Quế Võ có khoa an tồn vệ sinh thực phẩm thuộc trung tâm y tế tuyến huyện, số lượng cán bộ có từ 2 đến 3 người/khoa. Tuyến xã có 1 cán bộ chuyên trách VSATTP nhưng 100% cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm các chương trình khác nên khơng có chun mơn sâu về VSATTP. Ngoài ra, tại mỗi xã có 01 cộng tác viên (CTV) ATVSTP hỗ trợ tuyên truyền VSATTP, phát hiện và khai báo ngộ độc thực phẩm (NĐTP). Tuy nhiên, tại các bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện chưa có CTV ATVSTP nên gặp nhiều khó khăn trong giám sát và thơng tin về VSATTP (UBND huyện Quế Võ, 2016).
Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước và trình độ chun mơn làm cơng tác về vệ sinh an toàn thực phẩm
huyện Quế Võ năm 2016
ĐVT: Người
STT Đơn vị Tổng số
cán bộ
Cán bộ tham gia quản lý VSATTP 1 Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP 5 5
Trình độ chun mơn: Trong đó
- Bác sỹ 2 1
- Khác 3 4
2 Phòng y tế huyện 5 2
Trình độ chun mơn: Trong đó
- Bác sỹ 1 1
- KTV XN 4 1
3 TTYT huyện 20 5
Trình độ chun mơn: Trong đó
- Bác sỹ 5 1
- KTV XN, khác 10 4
4 Trạm y tế các xã, Thị trấn 80 23
Trình độ chun mơn: Trong đó
- Bác sỹ 22 1
- Y sỹ, khác 58 22
5 CTV VSATTP các xã, thị trấn 26 21
Trình độ chuyên mơn: Trong đó
- Sơ cấp 26 21
Tổng cộng 136 56
Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2016)
Trong giai đoạn 2014-2016, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý VSATTP (phạm vi ngành y tế) của huyện Quế Võ gần như khơng có sự thay đổi lớn. Chỉ có một số xã được bổ sung thêm các cán bộ kiêm nhiệm, còn các cán bộ chun trách thì gần như các xã cịn thiếu rất nhiều. Tính đến 31/12/2016, tổng số cán bộ tham gia quản lý trực tiếp và gián tiếp có 56 người, trong đó số cán bộ tham gia quản lý trực tiếp chỉ tập trung ở các Trạm y tế các xã, Thị trấn và các cộng tác viên (chiếm 44 người).
Bảng 4.1 cũng cho thấy: Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác Quản lý VSATTP trên địa bàn huyện còn hạn chế, hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác quản lý. Nhiều cán bộ cịn thiếu kiến thức về quản lý Nhà nước và yếu về chun mơn dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai nhiệm vụ. Trước những yêu cầu ngày càng cao, việc nâng cao kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng.
Như vậy, bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng cụ thể, rõ ràng, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, phân cấp cụ thể cho từng đơn vị và quy định sự phối hợp cần thiết giữa các đơn vị trong công tác quản lý VSATTP. Tuy nhiên, ở tuyến cơ sở, lực lượng cán bộ còn thiếu nhiều, làm việc kiêm nhiệm, trình độ chun mơn yếu là những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng quản lý VSATTP trên địa bàn huyện.
4.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP thực hiện các chức năng chủ yếu sau: Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực VSATTP.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về VSATTP.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý. Triền khai cơng tác phịng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tồn tỉnh. Tổ chức thơng tin và phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP, tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện. Cấp giấy, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến VSATTP theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ y tế.
* Phòng y tế huyện Quế Võ
Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP, có các nhiệm vụ như sau:
Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên và đặc điểm tình hình của địa phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm, đặc biệt trong các đợt cao điểm, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, các quy định về VSATTP trên địa bàn huyện.
Tham mưu giúp UBND huyện trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý.
Tham mưu giúp UBND huyện cấp giấy chứng nhận hoặc ủy quyền cho Trung tâm y tế các xã cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sau:
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng cấp huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh.
- Bếp ăn tập thể, căng tin của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở chế biến suất ăn sẵn do cơ quan chức năng cấp huyện, xã, thị trấn chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy phép hoạt động.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căng tin không thuộc mục trên nhưng có quy mơ kinh doanh từ 100 – 200 suất ăn, các bếp ăn tập thể của các trường học: trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS và trường THPT trên địa bàn;
- Các cửa hàng ăn, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín;
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các khu du lịch, lễ hội, hội nghị, chợ, bệnh viện ... do cấp huyện tổ chức và quản lý;
Tham mưu cho UBND huyện Quế Võ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về chất lượng ATTP cho các nhóm đối tượng trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý.
* Trung tâm Y tế huyện Quế Võ
Trung tâm Y tế huyện Quế Võ là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, giúp cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế, giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP, phổ biến kiến thức về VSATTP cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
Phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là hệ thống phát thanh truyền hình địa phương;
Tập huấn, cấp giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP cho chủ cơ sở và các cá nhân trực tiếp tham gia chế biến, vận chuyển, phục vụ... của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp huyện quản lý.
Thực hiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý trên địa bàn huyện (khi được UBND huyện ủy quyền);
Tổ chức thực hiện công tác kiểm nghiệm VSATTP theo Thông tư số 13/2011/TT – BYT ngày 31 tháng 3 năm 2011 về việc hướng dẫn phân tuyến các nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP trong ngành y tế.
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thực hiện giám sát phát hiện nguy cơ về VSATTP; chủ động điều tra nguyên nhân và triển khai các biện pháp phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm đối với tất cả các cơ sở thực phẩm trên địa bàn huyện.
Chỉ đạo và hướng dẫn trạm y tế xã và đội ngũ cộng tác viên về đảm bảo VSATTP.
Thực hiện chế độ thống kê báo cáo: Báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tổng hợp định kỳ công tác đảm bảo VSATTP và NĐTP trên địa bàn về Chi cục ATVSTP theo quy định.
*Trạm y tế xã, thị trấn
Trạm Y tế xã là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp xã, là cơ quan chuyên môn giúp UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn xã, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) thực hiện các công việc sau đây:
Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, giúp UBND xã xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP và triển khai thực hiện tại địa bàn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng quý, hàng năm.
Chủ trì triển khai cơng tác phòng ngừa, khắc phục NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn;
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, vận động về công tác bảo đảm VSATTP tại cộng đồng. Đặc biệt là duy trì truyền thơng, phổ biến kiến thức về VSATTP trên hệ thống phát thanh của xã.
Phối hợp với cơng an xã, cơ quan, tổ chức đồn thể theo sự chỉ đạo của UBND xã, tổ chức kiểm tra việc bảo đảm VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong do xã quản lý, đặc biệt là dịch vụ ăn uống trong các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã tổ chức và quản lý.
Thẩm định các điều kiện bảo đảm VSATTP và trình Chủ tịch UBND xã cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý; Tổ chức kiểm nghiệm VSATTP bằng test nhanh. Lấy mẫu thực phẩm gửi lên tuyến trên để kiểm nghiệm khi cần thiết.
Hàng năm theo kế hoạch, tham mưu cho UBND xã tổ chức thực hiện công tác đảm bảo VSATTP trong các đợt cao điểm (Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...) trong toàn xã; phát động chiến dịch truyền thông, tổ chức thanh tra kiểm tra liên ngành, chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả về TTYT huyện.
Giám sát, phát hiện kịp thời và báo cáo lên tuyến trên tình trạng ơ nhiễm thực phẩm, các trường hợp bị ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm, giúp tuyến trên điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm;
Chỉ đạo, hướng dẫn y tế thôn, cộng tác viên VSATTP về công tác đảm bảo VSATTP; xây dựng các mơ hình truyền thơng cộng đồng thay đổi phong tục tập quán lạc hậu phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nơng thơn mới; Thực hiện chế độ thống kê báo cáo ATTP theo quy định.
Cộng tác viên ATTP: Hỗ trợ công tác tuyên truyền về VSATTP, khai báo và hỗ trợ điều tra trong trường hợp xảy ra NĐTP.
Như vậy, có thể thấy mặc dù chức năng, nhiệm vụ của các cấp đã được quy định rõ ràng, cụ thể, nhưng trong giai đoạn 2014-2016 các cấp vẫn chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo kết quả khảo sát thực tế của tác giả cho thấy sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cấp còn diễn ra thường xuyên trong thực tế.