Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nướcvề vệ sinh an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 75)

KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 4.2.1. Cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hệ thống cơ chế chính sách lĩnh vực VSATTP (phạm vi Bộ y tế) được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính sách pháp luật quy định về VSATTP tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng được

thực hiện theo quy định chung của Luật an toàn thực phẩm, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế và có cụ thể hóa tại địa bàn huyện.

Đối với mỗi hoạt động đều có các văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận… tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện. Đầu tiên là gửi hồ sơ đăng ký đến cuối cùng là cấp chứng nhận đều có quy định cụ thể làm hành lang pháp lý cho hoạt động này.

Với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về VSATTP của các Bộ, ngành là căn cứ để quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương nói chung và huyện Quế Võ nói riêng còn nhiều những quy định chồng chéo, ít hiệu quả và chưa phù hợp với thực tiễn. Vấn đề này lại đòi hỏi hệ thống cơ chế, chính sách về VSATTP từ trung ương tới địa phương phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để đưa hoạt động QLNN về VSATTP đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong giai đoạn 2014-2016 tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng đã dần hoàn thiện và ổn định bộ máy QLNN đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn theo các quy định của luật VSATTP.

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nướcvề cơ chế chính sách trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Quế Võ năm 2016

Chỉ tiêu CBQL VSATTP CB TT YT huyện CB Trạm YT xã BQ chung SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 1.Chính sách phù hợp 05 100,0 10 100,0 10 100,0 25 100,0 2.Chính sách kịp thời 03 60,0 07 70,0 06 60,0 16 64,0 3.Chính sách ổn định 02 40,0 08 80,0 09 90,0 19 76,0 4.Chính sách có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng 03 60,0 04 66,7 05 50,0 12 48,0

Kết quả phỏng vấn sâu các cán bộ QLNN về VSATTP và các cán bộ quản lý ở TT YT huyện, các Trạm y tế xã ở bảng 4.13 cho thấy: Trong tổng số 25 cán bộ QLNN về VSATTP thì 25 người (chiếm tỷ lệ 100%) cho rằng các chính sách quy định trong lĩnh vực VSATTP phù hợp với thực tế. Có 16/25 người ( chiếm tỷ lệ 64,0%) và 19/25 người (chiếm tỷ lệ 76,0%) và cho rằng chính sách kịp thời và ổn định. Ngược lại, chỉ có 12/25 người (chiếm tỷ lệ 48%) cho rằng các chính sách có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn trên 50% số người được hỏi cho rằng các chính sách chưa kịp thời và chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng trước khi thực hiện. Điều này cho thấy, cơ chế chính sách trong lĩnh vực VSATTP trên địa bàn huyện Quế Võ chưa thực sự đi sâu sát vào thực tế, còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chính sách “Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên”. Nhưng hiên nay, chính sách này thực hiện chưa có hiệu quả, chưa xây dựng, quy hoạch được vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN về VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm qua và những năm tiếp theo.

4.2.2. Nguồn lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Quế Võ

4.2.2.1. Nguồn nhân lực

Là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý cư xử đúng mực, nhanh nhẹn nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ở huyện Quế Võ đã được hình thành đầy đủ ở các cấp từ huyện đến xã, thôn. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn của cán bộ, kinh nghiệm công tác của cán bộ QLNN về VSATTP còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý trong những năm qua.

Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ quản lý huyện Quế Võ về nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016

Chỉ tiêu

CB QL về

VSATTP CB TT YT huyện CB Trạm YT xã BQ chung

SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 1. Đội ngũ CB đáp

ứng được yêu cầu công việc

04 80,0 06 60,0 08 80,0 18 72,0 2. Trình độ chuyên

môn phù hợp với yêu cầu công việc

03 60,0 04 40,0 06 60,0 13 52,0 3.Khả năng tiếp cận

công việc nhanh chóng 01 20,0 03 30,0 04 40,0 08 32,0 4. Mức độ hoàn thành

công việc tốt 02 40,0 05 50,0 04 40,0 11 44,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Kết quả phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý về VSATTP ở bảng 4.14 cho thấy: trong tổng số 25 người được hỏi thì có 18 người (chiếm tỷ lệ 72,0%) số người được hỏi cho rằng đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP ở các cấp có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Chỉ có 13 người (chiếm 52,0%) số người được hỏi cho rằng trình độ chuyên môn của các cán bộ QLNN về VSATTP phù hợp với yêu cầu.. Tuy nhiên, đa số các ý kiến 17/25 (chiếm tỷ lệ 68,0%) và 14/25 người (chiếm tỷ lệ 56%) số người được hỏi đều cho rằng khả năng tiếp cận công việc nhanh chóng của các cán bộ quản lý VSATTP ở các cấp còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu. Đây chính là nguyên nhân vì sao không thể tìm ra nguyên nhân của các vụ NĐTP do ăn uống tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Do đó, công tác xử lý vi phạm VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn chưa đủ căn cứ để xử phạt.

4.2.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của cán bộ làm công tác quản lý. Cơ sở vật chất tốt, cán bộ làm việc hiệu quả hơn, chính xác hơn. Tránh được tình trạng lãng phí thời gian và công sức. Mặt khác, các thông tin truyền thông được truyền đạt nhanh hơn, chính xác hơn. Các cán bộ có điều kiện tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của mình.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nươc về vệ sinh an toàn thực phẩm

trên địa bàn huyện Quế Võ năm 2016

Chỉ tiêu CB QL VSATTP CB TT YT huyện CB Trạm YT xã BQ chung SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 1. CSVC đáp ứng được

yêu cầu công việc 01 20,0 04 40,0 02 20,0 07 28,0 2. Trang thiết bị đầy đủ 02 40,0 03 30,0 02 20,0 07 28,0 3. Các thiết bị hiện đại 01 20,0 01 10,0 01 10,0 03 12,0 4. Các thiết bị được bổ

sung thường xuyên 02 40,0 03 30,0 01 10,0 06 24,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Hiện tại, cơ sở vật chất của các cấp quản lý VSATTP của huyện Quế Võ cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý. Mặc dù, Trung tâm Y tế huyện đã có trụ sở làm việc riêng và được bố trí các phòng làm việc chuyên môn, phòng họp và hội trường hội thảo. Tuy nhiên, số lượng phòng làm việc hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

Bên cạnh đó, trang bị máy móc phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP chưa đảm bảo, thiếu hụt số lượng và chủng loại trang thiết bị đã gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra, giám sát điều tra... đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả các hoạt động trên.

Bảng 4.15 cho thấy trong tổng số 25 cán bộ quản lý về VSATTP thì chỉ có 07 người ( chiếm tỷ lệ 28,0%) số người được hỏi cho rằng cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của công tác QLNN về VSATTP. Có 07 người (chiếm tỷ lệ 28,0%) số người được hỏi cho rằng các thiết bị phục vụ công tác QLNN về VSATTP đầy đủ. Còn lại đa số ý kiến cho rằng trang thiết bị hiện đại không được bổ sung thường xuyên. Các trang thiết bị phục vụ công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Quế võ còn lạc hậu. Tuy nhiên, các đánh giá này chỉ mang tính chủ quan bởi các cán bộ cấp huyện thường hiểu rõ hơn cấp xã về các thiết bị có hiện

đại hay không và điều kiện để được bổ sung các thiết bị hiện đại thường xuyên theo các năm.

Như vậy, thực tế quan sát và đi sâu khảo sát chúng tôi nhận thấy tình hình đầu tư cơ sở vật chất cho công tác QLNN về VSATTP của huyện Quế Võ còn nhiều yếu kém, đa số các thiêt bị kiểm tra, đo lường và hệ thống phòng xét nghiệm còn cũ kỹ, lạc hậu. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác QLNN về VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

4.2.3. Nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Để hiểu rõ hơn hiệu quả của công tác thông tin, giáo dục truyền thông, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trên 130 đối tượng, bao gồm lãnh đạo, quản lý nhà nước cấp huyện, xã 25 người ( chiếm tỷ lệ 19,2%); Các cơ sở kinh doanh ăn uống có giấy chứng nhận VSATTP 40 cơ sở (chiếm tỷ lệ 32,8%); Các cơ sở kinh doanh ăn uống không có giấy chứng nhận VSATTP 30 cơ sở (chiếm tỷ lệ 23,1%); Các bếp ăn tập thể 10 bếp ăn ( chiếm tỷ lệ 7,7%); Các cơ sở kinh doanh suất ăn công nghiệp 5 cơ sở (chiếm tỷ lệ 3,8%) và khách hàng, người tiêu dùng 20 người (chiếm tỷ lệ 15,4%) thu được kết quả như sau:

83.92 16.08 78.21 21.79 37.43 62.57 72.24 27.76 67.21 32.79 65.52 34.48 0 20 40 60 80 100 Cơ quan QLNN Các cơ sở KD DV ăn uống có GP Các cơ sở KD DV ăn uống không có GP Các bếp ăn tập thể CS KD SACN KH, NTD

Hiểu biết đầy đủ Hiểu biết chưa đầy đủ

Đồ thị 4.1. Đo lường mức độ hiểu biết của các cấp về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Đồ thị 4.1 cho thấy: Nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước về VSATTP: có 83,92% cán bộ có hiểu biết đầy đủ các quy định về VSATTP, đạt so với chỉ tiêu thực hiện của huyện. Trong khi, tỷ lệ người có hiểu biết đầy đủ về các quy định VSATTP trong nhóm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy phép là 78,21%. Bên cạnh đó, nhóm các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh các suất ăn công nghiệp và người tiêu dùng lại hiểu đầy đủ các quy định về VSATTP lần lượt là 72,24%, 67,21% và 65,52%. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn chung của huyện thì số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có hiểu biết đầy đủ các quy định về VSATTP này chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, là những cơ sở không có giấy chứng nhận ATVSTP mức độ hiểu đầy đủ các quy định về VSATTP chỉ chiếm 37,43%. Đây là con số báo động cần phải được quan tâm xử lí triệt để. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng và là rào cản lớn trong công tác quản lý Nhà nước về VSATTP và cần phải được khắc phục.

4.2.4. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm

Trong giai đoạn 2014-2016, thực tế hoạt động QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Quế Võ cho thấy nhiều bất cập trong việc phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa các cấp dẫn đến quản lý chồng chéo trong quản lý.

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về công tác phối hợp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Quế Võ năm 2016

Chỉ tiêu Không tốt Tốt Rất tốt SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 1.Phối hợp trong công tác tham

mưu, góp ý văn bản 17 68,0 03 12,0 05 20,0 2. Phối hợp trong công tác thanh

tra, kiểm tra 15 60,0 07 28,0 03 12,0 3. Phối hợp trong công tác xử lý

vi phạm VSATTP 18 72,0 05 20,0 02 8,0 4. Phối hợp trong giải quyết

khiếu nại, tố cáo 09 36,0 10 40,0 06 24,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý về VSATTP ở bảng 4.16 cho thấy đa số ý kiến cho rằng: việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo lại được các cán bộ quản lý đánh giá tốt và rất tốt 16/25 người (chiếm tỷ lệ là 64%) số người được hỏi. Điều này cho thấy sự phối hợp của các ngành, các cấp trong lĩnh vực VSATTP trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm qua có xu hướng tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thường được một cơ quan quản lý tiếp nhận là Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cho nên việc này dễ điều hành quản lý hơn các công việc khác.

Ngược lại, phần đông ý kiến đánh giá sự phối hợp các cấp, các ngành trong công tác tham mưu, góp ý văn bản (17 người, chiếm tỷ lệ 68,0%) và công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP (15 người, chiếm tỷ lệ 60%) không tốt. Bên cạnh đó, có tới 18 người ( chiếm tỷ lệ 72%) số người được hỏi cho rằng việc phối hợp trong công tác xử lý vi phạm VSATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không tốt. Đây cũng là nguyên nhân của việc trong những năm qua nhiều cơ quan cùng quản lý 1 cơ sở, cùng 1 lúc tiến hành thanh tra, kiểm tra, cấp phép đã gây khó khăn, bức xúc cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Chính vì sự yếu kém này đã dẫn đến việc các cấp QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm qua chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chưa có kế hoạch chủ động phối hợp, sự phối hợp không thường xuyên, liên tục phối hợp. Cụ thể là, TT Y tế huyện là cơ quan thường trực của BCĐ liên ngành về VSATTP, chịu trách nhiệm trước UBND huyện về sự thống nhất quản lý nhà nước. Tuy nhiên, Phòng Y tế, Đội quản lý thị trường số 6 và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại là cơ quan ngang cấp, nên khi có sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm do xảy ra ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn, TT Y tế phải báo cáo UBND huyện đề nghị UBND chỉ đạo sự phối hợp của các ngành liên ngành gây mất thời gian trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện trong những năm qua.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG Ở HUYỆN QUẾ VÕ

4.3.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2014-2016, công tác QLNN về VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Quế Võ đã đạt được nhiều

Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng đã cụ thể hóa và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)