Như đã trình bày ở trên đất dự án có vai trò to lớn đối với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đất đai thay đổi theo hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Vì vậy, trong tổng quỹ đất không đổi thì đất dự án có chiều hướng ngày càng phát triển diện tích để phù hợp với sự đổi thay từng ngày của nền kinh tế nước nhà. Để đảm bảo cho việc phát triển diện tích đất dự án đạt hiệu quả cao thì quan trọng nhất là việc quản lý Nhà nước về đất dự án.
Bất kỳ tổ chức nào cũng tồn tại hai dạng công việc. Một là khởi tạo công việc, sản phẩm, dịch vụ và hai là duy trì, vận hành công việc, sản phẩm, dịch vụ đó. Như vậy ban đầu là tạo lập, sau đó là duy trì. Sau một thời gian, sản phẩm dịch vụ của họ bị đe dọa bởi sự cạnh tranh của đối thủ hay sự không hài lòng của khách hàng, họ buộc phải thay đổi. Chính khi nảy sinh ra ý định thay đổi, đó là lúc bắt đầu của việc tạo lập một đối tượng mới, một sản phẩm, dịch vụ, kết quả mới và sau đó lại tiếp tục duy trì nó. Đối với Nhà nước cũng vậy, Nhà nước đảm
bảo việc quy hoạch dự án và đảm bảo dự án đó đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã đề ra, đó là thực hiện quản lý Nhà nước về đất dự án.
Như vậy việc tạo lập và duy trì là hai việc tồn tại song song. Hai điều này sẽ dừng lại khi tổ chức quyết định chấm dứt hoạt động của chính bản thân nó. Tạo lập và duy trì, rồi tạo lập và duy trì, công việc ấy cứ tiếp tục mãi. Quản lý chiến lược chính là việc cân bằng giữa việc tạo lập và duy trì.
Việc tạo lập được thể hiện thông qua vai trò của quản lý Nhà nước về đất dự án. Dự án là công việc có thời hạn nhất định được thực hiện để tạo ra kết quả, sản phẩm, dịch vụ. Quản lý Nhà nước về đất dự án chính là dùng các công cụ, kỹ thuật, nguồn lực, kỹ năng, v.v. để đạt được mục tiêu của dự án.
Vì thế, quản lý Nhà nước về đất dự ánlà một phần không thể thiếu trong quản lý chiến lược toàn diện. Nhà nước cần trang bị cho ban lãnh đạo, đội ngũ điều hành trong tổ chức những công cụ, phương pháp về quản lý Nhà nước về đất dự án nhằm thực hiện các mục tiêu, sự cải tiến, và sự thay đổi trong tổ chức. Bất kỳ một mục tiêu, thay đổi, cải tiến lớn nào trong tổ chức đều khó có thể thực hiện thành công nếu thiếu vai trò của quản lý Nhà nước về đất dự án (Quang Tùng Minh, 2018).
Đất nước mở cửa phát triển, trong xu thế giao lưu hợp tác với các nước khác trên thế giới nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO cơ hội và thách thức đang chờ đón. Vấn đề lớn của nước ta trên con đường phát triển là nguồn vốn, làm sao để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Nguồn vốn đối ứng để chúng ta đưa ra đầu tư thu hút chính là đất đai. Bản thân đất đã mang lại một nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức ngay trên sân nhà tạo nhiều thuận lợi cho công cuộc hội nhập hợp tác quốc tế.
Để đảm bảo cho mọi dự án được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì khi thực hiện dự án phải làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất dự án. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý… có liên quan đến quá trình thực hiện dự án, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của dự án. Phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án(Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Đứng trước sức ép của sự phát triển kinh tế, đất dự án phải có sự quản lý và sử dụng hợp lý để không còn việc sử dụng lãng phí, không hiệu quả nếu
không sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho, không những ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương mà còn có nguy cơ phá hủy sự phát triển bền vững của nền kinh tế cả nước.
Trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh đã giao cho các ngành chức năng kiểm tra rà soát và thu hồi đất của 20 dự án sử dụng kém hiệu quả.
Thực tế cũng cho thấy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đất dự án nói riêng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong suốt thời gian qua. Đó là tiền đề thuận lợi cho công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn nữa. Bên cạnh đó cũng đã tồn tại những bất cập yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về đất dự án cần được chú trọng quan tâm và có nhiều đổi mới hơn nữa.