Công tác quản lý đất dự án một số tỉnh, thàn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 55)

2.2.2.1. Tình hình quản lý đất dự án ở Việt Nam

a. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất dự án

- Cơ cấu tổ chức: Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai nói chung và đất dự án nói riêng tại Việt Nam được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau:

+ Cơ quan quản lý Nhà nước(QLNN) về đất đai ở Trung ương là Bộ TN&MT.

+ Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở TN & MT

+ Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh là Phòng TN&MT.

+ Xã, phường, thị trấn có các cán bộ địa chính.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam

-Nhiệm vụ quản lý: Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy của Sở TN&MT, Phòng TN&MT; hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; quy định nhiệm vụ và tiêu chuẩn của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương và bố trí cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

b. Tình hình quản lý đất dự án

Ngày 18/12/1980, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.

Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Chỉ thị 100, năm 1981 của Ban Bí thư hay còn gọi là “Khoán 100” với mục đích là khoán sản phẩm đến người lao động đã tạo ra sự chuyển biến tốt trong sản xuất nông nghiệp. Sau kết quả khả quan của “Khoán 100” năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có bước đột phá quan trọng khi lần đầu tiên thừa nhận các hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ.

Đại hội Đảng VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặc phát triển trong đời sống kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nước, con người Việt Nam hôm nay.

Văn bản đầu tiên do Nhà nước ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật Đất đai năm 1987. Sau Luật Đất đai năm 1987, Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của Bộ Thủy sản và Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch trong vườn nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình; ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình. Với những mặt nước chưa sử dụng có thể giao cho tổ chức, cá nhân không hạn chế.

Ngày 15/07/1992, Chủ tịch Hội đồng bồi thường(HĐBT) ra Quyết định số 327/CT chính sách sử dụng ruộng đất đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước với nội dung: lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất để giao đất rừng, giao đất bãi bồi với những điều kiện rộng rãi: mỗi hộ được giao đất rừng tùy khả năng trong đó có 5000 m2 kinh tế vườn (nếu là đất rừng), 300 m2 (nếu là đất trồng cây công nghiệp), 700 m2 (nếu là đất bãi bồi). Nhà nước dành 60% vốn dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, 40% còn lại cho hộ gia đình vay không lấy lãi. Những hộ chuyển vùng đến khu kinh tế mới được phép chuyển quyền sử dụng đất canh tác, đất thổ cư để lấy tiền làm vốn. Trong Quyết định này Chủ tịch HĐBT cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các công ty tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư dưới hình thức đồn điền, trang trại (Đặng Bá Hướng, 2011).

Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị. Tại điều 17 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.

Luật đất đai 1993 được thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Đến năm 2001 tiếp tục bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993. Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan trọng như: đất đai có giá và giá đất do Nhà nước quy định; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp đối với đất đai và quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (Nguyễn Tấn Phát, 2006).

Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai năm 2003 đã vận dụng cũng như kế thừa những chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp Luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp Luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước. Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị… đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai. Hệ thống văn bản pháp Luật đất đai với những nội dung quy định cụ thể: về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sử dụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hiện hành Quốc hội đã ban hành Luật đất đai năm 2013 vào ngày 29/11/2013 sau đó ban hành Nghị định 43/2014/ NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai 2013.

2.2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đự án tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Theo Nguyễn Đức Huy (2016), Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 20.763,37ha. Huyện có 22 xã và 2 thị trấn.

Đối với việc thu hồi đất huyện đã thu hồi tổng diện tích 244,95,1 ha, trong đó: Đất xây dựng công trình phục vụ quốc phòng là 5 dự án, diện tích 23,2ha; Đất xây dựng công trình phục vụ an ninh là 03 dự án, diện tích 42,5ha; Đất xây dựng công trình vào mục đích lợi ích công cộng là 50 dự án, diện tích 36,19 ha; Đất xây dựng công trình sử dụng đất vào mục đích dự án đất ở là 86 dự án, diện tích 22,06 ha; Đất xây dựng công trình khu công nghiệp là 50 dự án, diện tích 98,2 ha; Đất sản xuất. kinh doanh của các tổ chức kinh tế. hộ gia đình. cá nhân là 24 dự án, diện tích 22,8ha. Tình hình thu hồi đất cho dự án trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian vừa qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ (95,9%). về cơ bản các hộ dân đánh giá việc thu hồi được thực hiện theo đúng trình tự quy định, hợp lý và đảm bảo tính minh bạch.

Về sử dụng đất dự án, kết quả thực hiện đến năm 2015 là 244,95 ha, đạt 83,1% so với kế hoạch đã đề ra, các loại đất cơ bản đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại đó là tình hình sử dụng đất khu công nghiệp thấp, năm 2015 là 98,2 ha, chỉ đạt 72,76 % chỉ tiêu kế hoạch. Diện tích đất khu công nghiệp không đạt so với chỉ tiêu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, một số nhà đầu tư trong và ngoài nước rút vốn hoặc giảm tiến độ đầu tư nên một số khu công nghiệp chưa được hình thành như dự kiến.

Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Tân Yên những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phương; mang tính thực tiễn và khả thi cao. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương còn đơn giản, bị thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện. Thực tế hiện nay một số cơ quan, tổ chức sử dụng đất quá nhiều, gây lãng phí đất đai cần thiết phải rà soát điều chỉnh định hướng sử dụng đất của ngành mình nhằm khai thác tối đa

hiệu quả quỹ đất. Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian qua đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, khu công nghiệp đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp của huyện; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình phát triển khu công nghiệp cũng không tránh khỏi một số hạn chế như hạn chế, vướng mắc về chất lượng quy hoạch, chất lượng đầu tư, hiệu quả sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát triển. Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường; thu nhập, đời sống, nhà ở của người lao động...

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất dự án bao gồm: Chủ trương chính sách quy định của Nhà nước, Chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước; Năng lực của cán bộ quản lý và hiểu biết của người dân; Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp; Huy động nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan.

2.2.2.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Huyện Việt Yên thuộc vùng trung du của tỉnh Phú Thọ nằm giữa lưu vực sông Cầu và sông Thương, có diện tích 171,447km2. Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Việt Yên cũng có những thay đổi. Đến nay huyện Việt Yên có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn và 17 xã.

Địa hình đa dạng đã tạo cho Việt Yên có nhiều loại hình sử dụng đất, đa dạng hoá cây trồng, phát triển nông lâm kết hợp. Diện tích đất phù sa tiểu vùng ven Cầu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các cây hàng hoá như các loại rau hoa, cây công nghiệp ngắn ngày. Các yếu tố khí hậu như tổng tích nhiệt, lượng mưa, độ ẩm không khí, lượng bức xạ và số giờ nắng ở huyện Việt Yên khá dồi dào thích hợp cho sự phát triển các cơ cấu cây trồng phong phú. Đây là cơ sở để bố trí các cơ cấu cây trồng phù hợp với các tiểu vùng sinh thái của huyện.

Huyện Việt Yên có quy mô dân số, mật độ dân số phân bố không đều, tuy tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức trung bình nhưng tỷ lệ tăng dân số cơ học cao, tốc độ đô thị hoá nhanh. Vì vậy việc giải quyết đất để xây dựng nhà ở và các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân hàng năm thường xuyên phải quan tâm, gây sức ép về đất đai trên địa bàn huyện.

chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất bãi bồi ven biển sang đất ở, đất kinh doanh dịch vụ, lấn, chiếm đất, thực hiện mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định. Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc đất, thiếu hồ sơ địa chính để thực hiện việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất (Thân Văn Nam, 2015).

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm.

2.2.2.4. Công tác quản lý Nhà nước về đất dự án tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Huyện Tứ Kỳ có tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.269,9 ha. Giai đoạn 2005-2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện giảm 263,3 ha, nguyên nhân do chuyển mục đích sử dụng và điều chuyển địa giới hành chính về thành phố Hải Dương năm 2009. Đất lúa giảm 543,8 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 301,2 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 140,8 ha, đất nông nghiệp khác giảm 161,5 ha.

Nguyên nhân chính của việc giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất tạo động lực phát triển đô thị, đất các khu ở, đất phục vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ….

Thực tế trong những năm qua tỉnh và huyện ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác GPMB, thế nhưng công tác này vẫn còn lộ rõ không ít bất cập. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường mất rất nhiều thời gian cho việc xác nhận thời điểm xây dựng nhà cửa, nguồn gốc đất, số nhân khẩu. Theo quy định việc xác nhận thuộc thẩm quyền UBND cấp xã nhưng chẳng có văn bản nào quy định thời gian tối đa để giải quyết công việc, nên chậm trễ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đất dự án.

Do cơ chế, chính sách thay đổi liên tục, thiếu nhất quán, gây khó khăn trong quá trình thực hiện và trong khi quá trình lập phương án đền bù cho đến khi ra quyết định thu hồi đất thực hiện quá chậm; một số dự án chậm trễ trong phê duyệt phương án dẫn đến chi trả chậm, trong khi cơ chế, chính sách thì thay đổi theo xu hướng tăng, mà giải phóng mặt bằng càng để lâu thì càng không có lợi cho các hộ dân là những người được đền bù.

Công tác quản lý đất dự án được UBND tỉnh, chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh đến cấp huyện, Thành phố, xã phường nên các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất dự án, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của đảng, Nhà nước để mọi người cảm thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy công tác tuyên truyền cần được nâng cao để đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương quy hoạch vùng phát triển kinh tế khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ dự án, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất… Do vậy các phương án bồi thường khi tính toán luôn đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)