Huyện Thanh Thủy đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh mặc dù chưa có những bước đột phá nhưng cũng dần hình thành phát triển hướng tới một huyện nông thôn mới. Trong những năm gần đây huyện đã có những dự án đầu tư lớn nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bởi vậy, những biến động về đất dự án đang đặt ra vấn đề đòi hỏi việc quản lý Nhà nước về đất dự án phải chặt chẽ.
Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất dự án giai đoạn 2015-2017
STT Xã, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên (ha.)
Diện tích đất dự án
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Đào Xá 2434,15 0.15 0 1.1 2 Xuân Lộc 807,5 0 0.89 1.2 3 Thạch Đồng 599,06 0.77 0.3 0 4 Tân Phương 711,9 0 0.22 1.85 5 TT. Thanh Thủy 954.99 3.6 0.9 1.4 6 Bảo Yên 506.23 2.5 2.1 0.06 7 Đoan Hạ 426.83 1.8 0.5 0 8 Đồng Luận 664.88 4.1 5.1 2.5 9 Hoàng Xá 698.06 11.1 3.45 0.37 10 Trung Nghĩa 753.26 2.1 1.52 0.7 11 Phượng Mao 775.18 0.9 0.6 0.6 12 Yến Mao 1294.66 0 0.31 0.76 13 Tu Vũ 482.25 1.1 0 0 14 Sơn Thủy 1120.17 0 0.6 0 15 Trung Thịnh 238.95 0 4.83 0 Tổng 12568.05 28.12 21,32 10,54
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2018) Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Thanh Thủy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện vào khoảng 12568.05 ha. Trong đó, diện tích đất dự án năm 2015 là 28,12 ha chiếm 0,002 % tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất dự án năm 2016 là
21,32 ha chiếm 0,001 % tổng diện tích đất tự nhên, diện tích đất dự án năm 2017 là 10.54 ha chiếm 0.0008 % tổng diện tích tự nhiên. Qua đó có thể thấy trong giai đoạn 03 năm từ năm 2015-2017, năm 2015 là năm huyện Thanh Thủy thực hiện những dự án có diện tích lớn nhất trong giai đoạn, năm 2017 là năm thực hiện những dự án có diện tích đất nhỏ nhất trong giai đoạn. Trong thời gian tới thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước UBND huyện có chủ trương thực hiện phát triển các dự án để đưa huyện Thanh Thủy thành huyện nông thôn mới đầy đủ các tiêu trí về cơ sở hạ tầng, đồng thời đưa huyện Thanh Thủy từng bước đi lên thành huyện phát triển là điểm đến du lịch hàng đầu trong tỉnh.
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Thủy gia đoạn 2015 – 2017
ĐVT: ha
Loại đất
Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Đất nông nghiệp 9083.79 9074.3 9062.7
Đất sản xuất nông nghiệp 5609.13 5602.93 5594.39
Đất trồng cây hàng năm 3652.8 3646.6 3638.53
Đất trồng cây lâu năm 1956.32 1956.32 1955.87
Đất lâm nghiệp 2975.12 2972.14 2969.56
Đất nuôi trồng thủy sản 468.9 468.6 468.11
Đất nông nghiệp khác 30.64 30.64 30.64
Đất phi nông nghiệp 3255.95 3265.44 3277.04
Đất ở 685.67 689.68 695.42
Đất chuyên dùng 1308.2 1313.69 1319.47
Đất chưa sử dụng 228.31 228.31 228.31
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2018) Từ số liệu thống kê cho thấy:
Diện tích nông nghiệp giảm dần theo các năm trong giai đoạn còn diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần theo các năm, điều đó cho thấy huyện Thanh Thủy đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt. Diện tích đất nông nghiệp giảm đi là diện tích sử dụng vào mục đích đất dự án theo từng năm.
Các xã có diện tích đất dự án rất lớn: xã Hoàng Xá, xã Đồng Luận diện tích đất dự án trong những năm 2015 và 2016 chiếm trên 39,4% và 23,9% diện tích đất dự án của toàn huyện. Đây là những xã có diện tích tự nhiên rộng và quá
trình đô thị nhanh trong giai đoạn 2015 – 2017, trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn tới những xã này, có chính sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy phát triển chuyển đổi dần cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Nhìn vào số liệu tăng, giảm diện tích từng loại đất của từng năm trong giai đoạn ta có thể thấy được rất rõ diện tích đất nông nghiệp có xu giảm dần tổng giai đoạn giảm 21.09ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng chủ yếu lại giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do thu hồi đất lúa để mở rộng, xây dựng mới một số công trình công cộng như Trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Doanh trại quân đội, Công an và một phần cũng chiếm tỷ lệ lớn đó là do Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các điểm dân cư bám dọc theo các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ ngoài ra cũng có những dự án cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng những dự án đất ở, sau khi san lấp mặt bằng diện tích đất trồng cây hàng năm giảm đi mà diện tích sử dụng lại rất hạn chế. Tỷ lệ các hộ sử dụng phần diện tích đất được giao (để ở hoặc kinh doanh) thực hiện việc xây dựng chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng diện tích. Còn lại khoảng 70% diện tích đã san lấp mặt bằng, không canh tác được và cũng không xây dựng, không sử dụng vào mục đích gì khác. Đây cũng là một vấn đề hết sức khó khăn cho những người làm công tác quản lý, làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển bền vững của huyện.