hành chính trong quản lý Nhà nước về đất dự án
Ngành Địa chính nước ta đã đề ra chiến lược phát triển ngành với mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Thời gian để toàn bộ ngành thực hiện mục đích đó không còn xa bởi vậy tất cả các cơ quan hữu quan phải hết sức nồ lực hoàn thiện tổ chức của cơ quan mình.
Ngành Địa chính huyện Thanh Thủy cũng đã có những chuyển biến tích cực góp phần thực hiện thành công mục tiêu đó. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai của huyện đã khá hoàn chỉnh, Phòng Tài nguyên và môi trường đã được thành lập và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo đúng nguyên tắc quản lý. Tuy nhiên, bộ máy quản lý từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn chưa được đầy đủ và hoàn thiện do đội ngũ cán bộ chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Ngoài ra, sự phối hợp của các đơn vị như: UBND huyện, Phòng Tài nguyên và môi trường, các xã, thị trấn trong huyện cũng chưa chặt chẽ. Việc này đã tạo ra kẽ hở cho những kẻ trục lợi cá nhân lợi dụng lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất bất hợp pháp...Bởi vậy muốn công tác quản lý Nhà nước đất đai nói chung và đất dự án nói riêng đạt hiệu quả cao huyện Thanh Thủy cần phải kiện toàn lại bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong bộ máy đó.
Về cái cách thủ tục hành chính UBND huyện cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể như sau:
Một là, đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa các phòng, ban ngành, xã, thị trấn trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất dự án, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của từng đơn vị gắn liền với từng thủ tục hành chính. Đây là một quy định cần thiết để xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị trong quá trình tham gia giải quyết TTHC, đảm bảo về thời gian cũng như tính chặt chẽ của hồ sơ, qua đó nâng cao nhận thức của từng cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hai là, xây dựng Quy chế phối hợp trong việc rà soát TTHC: Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC đã quy định rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện rà soát TTHC, trên cơ sở đó xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC. Ban hành Quy định thực hiện cơ chế “Một
cửa liên thông” trong giải quyết một số thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện; cắt giảm thời gian thực hiện TTHC trong lĩnh vực đất đai từ 50-70% so với quy định của Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết nhanh gọn cho doanh nghiệp.
Ba là, về thành phần hồ sơ thực hiện theo Nghị định, Thông tư hiện hành (không yêu cầu phát sinh giấy tờ). Thực hiện chế độ tiếp nhận và thời gian giải quyết TTHC theo quy định, đảm bảo thuận lợi, nhanh gọn và đúng quy định của pháp luật. Thực hiện đăng tải công khai các TTHC đã được công bố trên Trang thông tin điện tử của UBND huyện Thanh Thủy; đồng thời tại bộ phận “Một cửa” niêm yết các quyết định công bố thủ tục hành chính và tiếp nhận, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khi có ý kiến phản ánh về các quy định hành chính có liên quan. Công khai các thủ tục, thông tin về quy hoạch sử dụng đất, bảng giá các loại đất và các chính sách liên quan.
Bốn là, thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật có hiệu lực thi hành, sau khi có Thông báo số 347/TB- VPCP ngày 27/8/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai; UBND huyện Thanh Thủy cần đẩy mạnh theo dõi thực hiện cải cách TTHC và phân công cán bộ phụ trách kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Năm là, để hoàn thiện thể chế nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, UBND huyện Thanh Thủy cần chỉ đạo các phòng, ban ngành liên quan thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp, hủy bỏ các văn bản không còn hiệu lực, ban hành thể chế để thu hút đầu tư, xây dựng khu, cụm công nghiệp, giải phóng mặt bằng để phục vụ công tác quản lý, điều hành ngày càng tốt hơn.