Vai trò, ý nghĩa của quản lý Nhà nước về đất dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

2.1.3.1. Vai trò của công tác quản lý Nhà nước về đất dự án

Việc phát triển kinh tế xã hội có vai trò cực kì quan trọng đối với một đất nước, nó góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Để phát triển kinh tế xã hội thì một vấn đề mà không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác cũng đang rất quan tâm đó là phát triển các dự án. Để xây dựng các dự án đó thì cần quỹ đất để thực hiện dự án và để phát huy tối đa hiệu quả của dự án thì cần có một sự quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả đất đự án. Vậy nên việc quản lý Nhà nước về đất dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để làm tốt vai trò của chủ thể quản lý, Nhà nước thực hiện công tác quản lý về đất dự án như sau:

Thứ nhất, quản lý Nhà nước về đất dự án giúp tăng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế địa phương.

Bằng công cụ quản lý, Nhà nước sẽ đảm bảo cho việc sử dụng đất dự án vào đúng mục đích, đạt hiệu quả cao tránh gây lãng phí, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai giúp cho người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để khai thác đất, giúp phát huy tối đa được nguồn lực từ đất đai, con người và nguồn vốn sẵn có tại chỗ. Thông qua hoạt động quản lý như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dự án, tạo quỹ đất dự án sạch, ngành đã có những đóng góp đáng kể góp phần tăng trưởng kinh tế, cũng như tăng thu ngân sách. Trong những năm từ 2005 đến 2015 trung bình hàng năm nguồn thu từ đất đóng góp 10 - 12% thu ngân sách

nhà nước. Với chủ trương chủ yếu giao đất, cho thuê đất dự án nguồn lực đất đai đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 mức thu 20% - 22% tổng thu ngân sách.

(Theo WebsiteBộ tài nguyên và môi trường)

Thứ hai, quản lý Nhà nước về đất dự án làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

Ngành Quản lý đất đai đã tham mưu và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với tình hình chính trị - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Yêu cầu của CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới là tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, hợp lý và hiện đại ở nông thôn. Do vậy, một sự tất yếu là phải chuyển nền kinh tế nông nghiệp nông sang nền CNH, HĐH. Trong quá trình vận động đó việc các dự án khu công nghiệp liên tục được thực hiện và đã đem lại hiệu quả lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, quản lý Nhà nước về đất dự án thúc đẩy quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới

Quản lý Nhà nước về đất dự án tốt, hiệu quả giúp một loạt các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch. Quản lý Nhà nước về đất dự án là nền tảng cho phát triển các ngành nghề khác. Sự phát triển của nó kéo theo sự phát triển của nhiều nghề khác như thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước,... Ngược lại, sự phát triển của các ngành nghề này lại có vai trò hỗ trợ trực tiếp cho quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới cho địa phương.

Thứ tư, quản lý Nhà nước về đất dự án góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Quản lý Nhà nước về đất dự án đối với các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làm nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương. Các cụm công nghiệp được mở kéo theo các Nhà máy, xí nghiệp được mở thu hút nguồn lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tăng thu nhập tại chô cho người lao động phổ thông.

Việc quản lý Nhà nước về đất dự án giúp Nhà nước sẽ đảm bảo cho việc sử dụng đất dự án vào đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Các dự án khi đạt hiệu quả cao sẽ tạo công ăn việc làm cho nhân dân xung quanh vùng dự án, giải quyết các vấn đề xã hội giúp đời sống của nhân dân xung quanh vùng dự án đi lên.

Việc quản lý Nhà nước về đất dự án sẽ giúp tạo ra một xã hội công bằng và văn minh hơn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

2.1.3.2. Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước về đất dự án

Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phân bổ đất dự án có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế xã hội của đất nước. Bằng công cụ đó, Nhà nước sẽ đảm bảo cho việc sử dụng đất dự án vào đúng mục đích, đạt hiệu quả cao tránh gây lãng phí, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai giúp cho người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để khai thác đất, giúp phát huy tối đa được nguồn lực từ đất đai, con người và nguồn vốn sẵn có tại chỗ.

Thông qua việc ban hành các chính sách các quy định về sử dụng đất dự án tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đánh cho các tổ chức kinh tế doanh nghiệp, cá nhân sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách ra đời đảm bảo sự cân đối hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước, tạo ra một sự cân bằng trong việc phát triển đồng đều về kinh tế và xã hội của một đất nước.

Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất dự án như chính sách giá cả chính sách thuế, đầu tư, chính sách tiền tệ, tín dụng,… Nhà nước kích thích các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, tiết kiệm nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đất dự án để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Việc ban hành rõ ràng và thực hiện các hệ thống chính sách về đất dự án giúp cho doanh nghiệp nhà đầu tư hiểu rõ và yên tâm đầu tư thực hiện dự án đúng lộ trình sử dụng đất đúng quy hoạch không gây lãng phí.

Thông qua việc kiểm tra giám sát quản lý và sử dụng đấy dự án Nhà nước nắm bắt tình hình biến động sử dụng của đất dự án, đối tượng sử dụng từ đó phát huy những mặt tích cực, điều chỉnh và giải quyết sai phạm. Việc kiểm tra giám sát này giúp cho Doanh nghiệp thực hiện tốt hơn nữa hiệu quả hơn nữa dự án, Nhà nước từ đó cũng nắm bắt rõ hơn những khó khăn vướng mắc của Doanh nghiệp để có những chính sách hợp lý giúp Doanh nghiệp khai thác được tối đa nguồn lực từ đất đai.

Như vậy, quản lý nhà nước về đất dựánở Việt Nam là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất và quan trọng nhất là bảo

vệ chế độ sở hữu về đất dự án của Doanh nghiệp. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)