Đặc điểm về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 74)

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 3.1 sau đây cho thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện không thay đổi trong giai đoạn 2015 – 2017 là 12.568,05ha. Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2017 còn 9.062,70ha, giảm 21,09ha (tương đương giảm 0,17%) so với năm 2015. Diện tích đất lâm nghiệp giảm 5,56ha, đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,79ha. Chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp chậm, thể hiện đến hết năm 2017 tỷ lệ đất nông nghiệp còn chiếm 72,11%, đất phi nông nghiệp chiếm 26,07%, còn lại đất chưa sử dụng chiếm 1,82%. Nguyên nhân là do quá trình dành đất cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trường học và đô thị hóa.

* Lợi thế:

Đất đai của huyện Thanh Thủy tương đối phong phú và đa dạng bao gồm hầu hết các loại đồi núi, đất ruộng, bãi, hồ đầm. Các loại đất này được phân bố gần như đều khắp ở các xã từ đầu huyện đến cuối huyện góp phần tạo ưu thế riêng cho từng xã.

Đất đai trên địa bàn huyện mặc dù là một vùng đất cổ, nhưng do lợi thế có nhiều diện tích đất đồi mới được khai thác, nhiều diện tích đất đồng ruộng được phù sa bồi đắp hàng năm hoặc mới được bồi đắp, chất lượng một số loại đất sản xuất chính của huyện còn khá.

Công tác quản lý mặt bằng và chất lượng đất trong các năm qua cũng từng bước được làm tốt để góp phần khai thác sử dụng các loại đất đúng mục đích, tiết kiệm và cho hiệu quả cao.

* Khó khăn

Đối với đất đồi, do đặc điểm địa hình cao và dốc, chất lượng đá mẹ thấp, lại trải qua một quá trình canh tác lạc hậu bạc màu, nay không còn hiệu quả.

Đối với đất ruộng, việc khai thác sử dụng cơ bản là tốt. Nhưng do đặc điểm của điều kiện địa hình chia cắt mạnh, đất đai không bằng phẳng, chủng loại đa dạng nên việc sản xuất phân tán.

Đối với đất bãi, đất bãi được coi là vùng đất có giá trị nhất trước đây của huyện bởi việc đầu tư sản xuất thấp mà hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên khả năng sản xuất của đất bãi đang bị đe dọa bởi 2 nguyên nhân là tình trạng cát hóa bãi bồi và tình trạng sạt lở hàng năm ở hai bờ sông, những nguyên nhân này làm cho diện tích đất bãi bị thu hẹp và hiệu quả sử dụng ngày một giảm sút.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

DT (ha. CC (%) DT (ha. CC (%) DT (ha. CC (%) 16/15 17/16 BQ

A. TỔNG DIỆN TÍCH 12.568,05 100,00 12.568,05 100,00 12.568,05 100,00 100,00 100,00 100,00

I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 9.083,79 72,28 9.074,31 72,20 9.062,70 72,11 99,90 99,87 99,88

1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.609,13 61,75 5.602,93 61,74 5.594,39 61,73 99,89 99,85 99,87

2. Đất lâm nghiệp 2.975,12 32,75 2.972,14 32,75 2.969,56 32,77 99,90 99,91 99,91

3. Đất nuôi trồng thủy sản 468,90 5,16 468,60 5,16 468,11 5,17 99,94 99,90 99,92

4. Đất nông nghiệp khác 30,64 0,34 30,64 0,34 30,64 0,34 100,00 100,00 100,00

II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 3.255,95 25,91 3.265,43 25,98 3.277,04 26,07 100,29 100,36 100,32

1. Đất ở 685,67 21,06 689,68 21,12 695,42 21,22 100,58 100,83 100,71

2. Đất chuyên dùng 1.308,20 40,18 1.313,69 40,23 1.319,47 40,26 100,42 100,44 100,43

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng; nghĩa trang, nghĩa địa; sông suối và mặt nước chuyên dùng

1.262,08 38,76 1.262,06 38,65 1.262,15 38,51 100,00 100,01 100,00

III. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 228,31 1,82 228,31 1,82 228,31 1,82 100,00 100,00 100,00

Nguồn: UBND huyện Thanh Thủy (2016, 2017, 2018)

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Năm 2017 dân số trung bình là 78.616 người, mật độ dân số bình quân là 625,4 người/km2. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49% dân số, nữ giới khoảng 51% dân số. Số người làm nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 56% dân số, công nghiệp - xây dựng chiếm 19% và dịch vụ chiếm 25%; số người sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 93%, còn lại 7 % là dân số sống ở khu vực thành thị điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Thủy còn ở mức rất thấp.

Như vậy, có thể thấy rằng các hộ ở địa bàn chủ yếu vẫn là hộ nông nghiệp, lực lượng lao động khá dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 55% tổng số lao động trong độ tuổi (năm 2017).

Về thu nhập: Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân(HĐND., UBND huyện, cùng với sự ủng hộ của nhân dân kinh tế của huyện đã dần đi vào hoạt động có hiệu quả với những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên đáng kể, từ mức thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 22,5 triệu đồng/người/năm tăng lên khoảng 27 triệu đồng/người/năm năm 2017.

Nguồn lao động tính đến cuối năm 2017 có 42.700 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54,3% so với tổng dân số (Trong đó: nông - lâm nghiệp và thuỷ sản có 23.900 người, chiếm 55,98%; công nghiệp và xây dựng 8.100 người, chiếm 18,97%; dịch vụ là 10.700 người, chiếm 25,05%. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo 57% (Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Lao động chủ yếu là lao động thuần nông, nên mang tính chất thời vụ rất rõ. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không đều đặn dẫn đến thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Huyện hiện tại đã có trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nên tình trạng giải quyết việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn đã dần được giải quyết tháo gỡ.

Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Thanh Thủy qua 3 năm 2015-2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh %

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 16/15 17/16 quân Bình

Lao động NN, LN và TS 18300 42,0 20700 40,0 18300 39,0 88,40 113,11 100,76

Lao động CN và XD 9100 21,0 10100 22,0 10800 23,0 90,09 93,52 91,81

Lao động dịch vụ 16100 37,0 17500 38,0 17800 38,0 92,00 98,84 95,42

Nguồn: UBND huyện Thanh Thủy (2016, 2017, 2018)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Thanh Thủy từ năm 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng 3.2, cụ thể như sau:

Giá trị tăng thêm (giá thực tế) năm 2015 là 1.467,3 tỷ đồng, năm 2016 là 1.696,3 tỷ đồng, tăng 15,61% so với năm 2015; năm 2017 là 1.828,2 tỷ đồng, tăng 7,78% so với năm 2016. Bình quân mức tăng 3 năm là 11,62%.

Về cơ cấu kinh tế, có sự chuyển dịch tăng về dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần, năm 2015 cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,02%, công nghiệp – xây dựng 15,46%, dịch vụ 44,52%; năm 2016 tương ứng là 37,54%, 16,91%, 45,55%; năm 2017 tương ứng 33,54%, 19,32%, 47,14%.

Tốc độ tăng trưởng khá, năm 2017 đạt 8,71% (trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,79%, công nghiệp - xây dựng tăng 20,87%, dịch vụ tăng 8,64%).

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Thủy từ 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) 16/15 17/16 BQ

I. Tổng giá trị tăng thêm (giá thực tế) 1.467,3 100 1.696,3 100 1.828,2 100 115,61 107,78 111,62

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 587,2 40,02 636,8 37,54 613,1 33,54 108,45 96,28 102,18

2. Công nghiệp - Xây dựng 226,8 15,46 286,9 16,91 353,2 19,32 126,50 123,11 124,79

3. Dịch vụ 653,3 44,52 772,6 45,55 861,9 47,14 118,26 111,56 114,86

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Giá trị tăng thêm/người (trđ) 18,93 21,66 23,25 114,42 107,34 110,82

2. Giá trị tăng thêm/lao động (trđ) 34,12 39,06 39,08 114,48 100,05 107,02

Nguồn: UBND huyện Thanh Thủy (2016, 2017, 2018)

b. Một số chỉ tiêu phát tiển hạ tầng

Có cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giảm bớt những ảnh hưởng xấu của thiên tai, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các điều kiện khác thể hiện qua bảng 3.3 sau:

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017

Diễn giải ĐVT Số lượng

I. Trường học

1. Mẫu giáo Trường 18

2. Trường Tiểu học Trường 18

3. THCS Trường 15

4. THPT Trường 3

II. Y tế

1 Trung tâm y tế TT 1

2, Trạm y tế Trạm 15

3. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 77,5

III. Thu thi ngân sách

1. Thu Ngân sách Tỷ đồng 154,4

2. Chi ngân sách Tỷ đồng 458,3

IV. Hộ nghèo, hộ cận nghèo

1. Tỷ lệ hộ nghèo % 4,7

2. Hộ cận nghèo % 4,3

V. Nước sạch, nhà vệ sinh, điện

1. Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh % 97

2. Tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh % 98,5

3. Tỷ lệ hộ dùng điện % 100

VI. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 12

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Thủy (2018) Huyện đã huy động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cải thiện đáng kể hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế, nơi làm việc; có 12 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đầu tư cơ sở vật chất trường học, trường THPT có

3 trường, THCS có 15 trường, Tiểu học có 18 trường, mẫu giáo có 18 trường. Về y tế: huyện hiện có 1 trung tâm y tế, 15 trạm y tế và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 77,5%. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo được huyện coi trọng, đến năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo còn 4,7%, hộ cận nghèo còn 4,3%.

Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97%, tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh đạt 98,5%, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường: Đã nâng cấp tuyến quốc lộ 32 và đường tỉnh lộ 316, 317, đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn, cải tạo đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 và đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình. Giao thông đến trung tâm các xã và các huyện lân cận cơ bản thuận tiện; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm giúp cho việc giao thương buôn bán trên địa bàn.

Tình hình doanh nghiệp: tạo cơ chế đầu tư thông thoáng đã thu hút được các nhà đầu tư vào xây dựng hệ thống điện, đường, đầu tư phát triển các khu du lịch như Đảo Ngọc, vườn Vua ở Trung Thịnh, tu bổ di tích đền Lăng Sương,... Bằng cơ chế chính sách thông thoáng, những năm qua huyện đã tập trung cho khai thác nội lực làm tiền đề để thu hút ngoại lực. Nhờ có chiến lược phát triển hợp lý, huyện chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất, với chính sách ưu đãi đất đai, đào tạo lao động, cải cách hành chính và đảm bảo an ninh để thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào một số ngành chính như: dệt may, giày da xuất khẩu; khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến chè, nông sản, thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng,...

Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Các loại hình tổ nhóm, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiếp tục được củng cố. Phương thức quản lý, điều hành được đổi mới. Phát triển một số mô hình sản xuất mới như: Hợp tác xã sản xuất thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, các tổ nhóm sản xuất, kinh doanh dịch vụ liên gia,... 15 xã, thị trấn đều có hợp tác xã nông

nghiệp hoặc hợp tác xã dịch vụ thủy lợi. Toàn huyện có trên 100 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH), công ty cổ phần và trên 4.500 hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, hoạt động tích cực.

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy đang có bước phát triển khá và ổn định. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Thực hiện tích cực, đầy đủ các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng cao. Ban hành và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống, chuyển nghề đối với các hộ nông dân có đất nông nghiệp nhà nước thu hồi. Chương trình giảm nghèo được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư hỗ trợ. (UBND huyện Thanh Thủy).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)