Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất luôn là vấn đề quan trọng được đặt ra trong hoạt động quản lý sử dụng đất. Các chuyên gia đánh giá, sự tham gia giám sát của công dân góp phần cải thiện rõ rệt những hạn chế trong việc thực thi các chính sách liên quan đến đất đai như phát hiện sai sót, giải quyết các trường hợp vướng mắc. Việc giám sát quản lý và sử dụng đất đai mới được Luật Đất đai quy định, để việc giám sát của công dân được thực chất và hiệu quả cần tạo thói quen giám sát và phản biện về chính sách của công dân. Trên thực tế cho thấy, hoạt động quản lý sử dụng đất dự án ở huyện Thanh Thủy vẫn còn nhiều phức tạp. Hiểu biết của phần lớn người dân về đất dự án còn rất hạn chế dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.
Do tồn tại một hệ thống văn bản đồ sộ, phức tạp như vậy, nên người dân không thể tìm hiểu hết các quyền và nghĩa vụ của họ được quy định ở văn bản pháp luật nào, văn bản đó có còn hiệu lực pháp luật không. Chính do không hiểu biết cặn kẽ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ, người dân đất thường vi phạm pháp luật mà họ không hề hay biết. Chỉ sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý, thì họ mới nhận biết được hành vi vi phạm của mình hoặc trong quá trình thực hiện các quyền của mình nảy sinh tranh chấp, người dân phải liên hệ, khiếu kiện tại nhiều nơi gây lãng phí, tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc.
Về hoạt động quản lý Nhà nước về đất dự án, kết quả khảo sát của dự án cũng cho thấy, công dân còn chưa thực sự ý thức được rõ quyền của mình với đất dự án. Trong số 99 người được tham vấn ở địa bàn khảo sát, có từ 83% đến 93% người trả lời cho rằng, người dân nên được quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất dự án. Tuy nhiên, hiểu biết của họ về quyền giám sát đối với quản lý Nhà nước về đất dự án còn khá hạn chế.
Qua khảo sát, chỉ có 25% số người tham gia khảo sát cho biết có biết đến Luật Đất đai. Mặc dù biết là có Luật Đất đai, nhưng không nhiều người dân nắm được nội dung chi tiết của văn bản quan trọng này. Nguyên nhân do việc tiếp cận thông tin liên quan đến đất đai còn hạn chế.
Kết quả khảo sát còn cho thấy hơn 50% số người được hỏi cho biết họ không tiếp cận được các thông tin liên quan đến đất đai. Đặc biệt, với các nội dung về quy hoạch, thống kê, kiểm kê, giá đất, bồi thường tái định cư, luôn có từ 60 đến 78% số người được hỏi trả lời họ không tiếp cận được thông tin này….
Kết quả trên cho thấy người dân chưa hoàn toàn hiểu hết về chính sách của nhà nước và nguồn lợi từ các dự án mà Nhà nước làm chủ đầu tư. Các dự án Nhà nước làm chủ đầu tư đa số là các dự án xây dựng nhằm phát triển hạ tầng, phục vụ cuộc sống của nhân dân nhẳm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng.
Người dân chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt từ việc nhận kinh phí chuyển nhượng đất từ chủ tư nhân thực hiện dự án mà không nhận thấy các lợi ích chung từ quốc gia để ủng hộ các dự án của Nhà nước làm chủ đầu tư. Việc làm trên dẫn đến hệ lụy kkéo dài thời gian thực hiện dự án của các dự án được Nhà nước triển khai và thực hiện.