2.1.5.1. Quản lý Nhà nước thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất dự án
Để quản lý đất dự án trên địa bàn huyện cơ quan quản lý căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đã ban hành để căn cứ thực hiện. UBND huyện không ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã ban hành.
Đứng dưới góc độ luật học và xã hội học - căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, để việc quản lý xã hội bằng pháp luật mang lại nhiều kết quả, cần nắm vững bốn điểm chú ý sau đây:
1. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với những nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã vạch ra: với nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất, pháp luật của ta ban hành phải phù hợp với thực tế xãhội.Không được tụt lại sau so với thực tế, nhưng cũng không thể đốt cháy giai đoạn. Các vị sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nói: “Luật cần phải dựa trên cơ sở xã hội, nó phải thể hiện được lợi ích và yêu cầu rút ra từ phương thức sản xuất vật chất”. Nhà làm luật không thể thoát ly thực tế, chỉ dựa vào ý muốn chủ quan. Trong lĩnh vực xây dựng Pháp luật cũng như trong sự nghiệp cách mạng nói chung, chủ nghĩa duy ý chí không thể mang lại kết quả. Lời di huấn sau đây của Mác và Ăngghen đang còn có ý nghĩa nóng hổi đối với chúng ta: “Nhà làm luật phải tự coi mình như một nhà sinh vật học. Họ không
làm ra luật, không sáng tạo ra luật mà chỉ “thể thức hóa” luật”. (Ý nói từ thực tiễn đòi hỏi mà viết ra thành hình thức luật, dưới dạng luật)
2. Như vậy, hoàn toàn không có nghĩa là nhà làm luật có thái độ thụ động, chỉ chờ sự việc đã thành hiện thực rồi mới ngồi soạn ra thành luật. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước rất năng động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mácxít - lêninnít, việc quản lý xã hội phải dựa trên sự hiểu biết quy luật, vận dụng quy luật để chủ động, tự giác thúc đẩy cho sự việc tiến lên. Từ năm 1917 xác định thái độ phải có của chính quyền cách mạng ở nước Nga Xô-viết Lê nin đã chỉ ra rằng: “Giờ phút này là hết sức nghiêm trọng, không thể dung thứ cho sự chậm trễ... Giẫm chân tại chỗ là chết... Bằng cách ban hành các đạo luật đáp ứng lòng mong đợi và hy vọng của quảng đại quần chúng nhân dân, chính quyền mới cắm những cái mốc trên con đường mà các hình thức mới của cuộc sống phát triển”.
Hiến pháp mới (1980) của nước ta quy định (điều 86): nhiều cơ quan Nhà nước, nhiều đoàn thể nhân dân, và ngay cả các đại biểu Quốc hội, đều có quyền sáng kiến pháp luật (tức là có quyền trình các dự án luật ra trước Quốc hội),
chính là tạo điều kiện cho việc phát huy tính năng động của Nhà nước ta và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân.
3. Quản lý xã hội bằng pháp luật muốn mang lại nhiều kết quả còn phải quan tâm xây dựng pháp luật cho có nội dung thiết thực, hướng cho quần chúng hànhđộng. Năm 1919, Lênin đã vạch ra rằng: “Pháp luật của chúng ta là một lời kêu gọi, nhưng không, phải như người ta đã từng nghe thấy trước kia: “Hỡi anh em công nhân, hãy vùng lên, lật đổ giai cấp tư sản!”. Không, đấy là một lời kêu gọi quần chúng, một lời kêu gọi đi vào hành động thực tiễn. Pháp lệnh chính là nhữngchỉ thị khuyên bảo quần chúng đi vào một hành động thực tiễn.Điều quan trọng là ở chỗ đó”. Lời dạy của Lênin giúp chúng ta xem xét lại nội dung những pháp luật của chúng ta, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân tại sao một số phấp luật của chúng ta còn kém hiệu lực.
4. Một đặc trưng của pháp luật là tính cưỡng chế.Nhưng để thi hành pháp luật, thì việc quan trọng đầu tiên lại là thuyết phục, thuyết phục để mọi người hiểu rõ ý nghĩa của pháp luật, nhận thức đó là pháp luật của mình mà bản chất là hoàn toàn khác với pháp luật tư sản hoặc pháp luật phong kiến. Do đó, muốn quản lý xã hội bằng pháp luật có hiệu quả, phải hết sức coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Mặt khác, chúng ta phải thấy hết tính chất khó khăn,
phức tạp của việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật là nhằm đưa mọi hoạt động của xã hội vào nền nếp, vào quy chế, chống những tiêu cực dưới rất nhiều dạng hiện đang xảy ra hằng ngày hằng giờ trong xã hội ta. Một đặc điểm của khoa học xã hội là, khác với khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, các quy luật của khoa học xã hội thực hiện phải thông qua hành động của con người. Chính vì vậy mà, để thi hành một quy phạm pháp luật, những phản ứng của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội có khác nhau: nếu nó phù hợp với những lợi ích và ý muốn chủ quan của họ, thì họ phản ứng theo chiều hướng tích cực, ủng hộ. Ngược lại, nếu nó trái với lợi ích và ý muốn chủ quan của họ (bất kể nhưng lợi ích và ý muốn đó là chính đáng hay không chính đáng), thì họ chống lại, ngăn cản hoặc phá. Những phản ứng đó có khi rất gay gắt, rất quyết liệt. Nghệ thuật của quản lý xã hội bằng pháp luật là phải biết khơi dậy những phản ứng, tích cực, và loại trừ hoặc giảm bởi những phản ứng chống đối. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một hiện tượng xã hội. Cần theo dõi sát những phản ứng do nó gây ra trong xã hội để rút kinh nghiệm cải tiến nó không ngừng. Tuy vậy, quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi phải rất kiên quyết. Thuyết phục không được, tất nhiên phải cưỡng chế. Và khi có vi phạm, phải xử lý nghiêm minh, không được xuề xòa, bỏ qua. Vi phạm pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội. Phải nghiên cứu tìm hiểu sâu nguyên nhân, thì công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mới đạt kết quả cao. Phải tiến hành điều tra xã hội học, từ đó mà tìm ra biện pháp có hiệu quả nhất. Tuyệt đối không thể lơi lỏng. Chỉ có như vậy thì kỷ cương Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới được giữ vững, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mới được bảo đảm. Mọi sự lơ là, mọi sự lỏng lẻo, đều phải trả giá, có khi rất đắt (Nguyễn Ngọc Minh, 1983).
Ta có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật có vai trò cực kì quan trọng trong việc quản lý Nhà nước về đất dự án. Các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể hiện tính quyền lực của Nhà nước đối với lĩnh vực đất dự án. Thông qua các quy phạm pháp luật cán bộ chuyên môn thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất dự án. Doanh nghiệp, người dân thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về đất dự án để thực hiện và biết được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đối với việc quản lý Nhà nước về đất dự án.
2.1.5.2. Quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch đất dành cho các dự án
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các dự án là định hướng khoa học cho việc phân bổ sử dụng đất theo mục đích và yêu cầu của các dự án, phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước ở từng giai đoạn cụ thể. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các dự án nằm trong quy hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 10 năm, kế hoạch sử dụng đất được lập cho giai đoạn 5 năm. Mục đích của công việc này là để sử dụng đất dành cho dự án một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và ổn định.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Đây là một căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất dành cho các dự án.
Ý chí của toàn đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như hiển pháp, luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản tạo cơ sở vũng chắc cho công tác lập quy hoạch, lập kế hoạch đất dành cho dự án, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc những câu hỏi đặt ra: sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch, kế hoạch đất dành cho dự án, trách nhiện lập quy hoạch, kế hoạch đất dành cho dự án, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch đất dành cho dự án, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạh đất dành cho dựa án.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định “đất đaithuộc quyển sở hữu toàn dân”, “ nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương II, điều 18). Điều 1 luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân donhà nứơc thống nhất quản lý”. Điều 13 luật đất đai xác định một trong nhựng nội dung quản lý nhà nước về đất là: “quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất”.
Điều 18, điều 1, điều 13 có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta biết đất đai của nhà nước ta là do người dân làm chủ, nhân dân có quyền quyết định sử dụng đất. Nhưng do tầm quan trọng của đất đai, Nhà nước đúng ra làm người đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý đất đai và có quyển quyết định và định đoạt việc sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả. Nó cũng đặt ra yêu cầu phải quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, điều 19 luật đất đai cũng đã khẳng định: “căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Tức là việc giao đất cho các đối tượng sử dụng là phải dựa trên quy hoạch và phù hợp với quy hoạch. Vì vậy, công tác lập quy hoạch đất đai nói chung và đất dự án nói riêng mang tính chất
pháp lý rất cao. Do đó, để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả nhất thiết là phải theo quy hoạch và kế hoạch.
Điều 16 luật đất đai năm 1993 qui định rõ trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch theo các cấp lãnh thổ hành chính, theo ngành cũng như theo trách nhiệm của ngành địa chính về công tác này:
- Chính phủ lập quy hoạch. kế hoạch đất dự án của cả nước
- UBND các cấp(tỉnh, huyện, xã)lập quy hoạch, kế hoạch đất dự án trong địa phương mình(quy hoạch theo lãnh thổ hành chính), trình hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch đất dự án cho ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt(quy hoạch ngành).
- Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch, kế hoạch đất dự án (bốn cấp lãnh thổ hành chính, bốn cấp cơ quan ngành ).
* Nội dung quy hoạch đất dự án bao gồm:
Một là, khoanh định các loại dành cho dự án: đất dành cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; đất dành cho dự án cụm công nghiệp, điểm công nghiệp; đất dành cho dự án quốc phòng an ninh; đất dành cho dự án phát triển kinh tế - xã hội;…. Tức là việc ta bố trí địa điểm và phân bổ quỹ đất cho các nghành theo nhu cầu sử dụng đất đai cho phát triển các ngành trên từng địa phương trong cả nước.
Hai là, điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Xã hội ngày càng có xu hướng đi lên, nhu cấu sử dụng đất cho phất triển các ngành ngày càng tăng. Do đó, việc bố trí, phân bổ và điều chỉnh lại quỹ dất đai cho các ngành là việc lên làm.
* Nội dung kế hạch sử dụng đất dự án bao gồm :
Một là, khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch. Thường thời gian quy định từ 10 đến 20 năm và lâu hơn nữa. Do đó, để cho quá trình thực hiện nội dung quy hoạch đã làm được dễ dàng người ta chia thời gian quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm hoặc 10 năm để thực hiện dần.
Hai là, điều chỉnh kế hoạch thực hiện đất dự án cho phù hợp với qui hoạch kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên cái khung mà quy hoạch sử dụng đất đai chỉ ra. Do đó, kế hoạch sử dụng đất đai bị giới hạn trong cái khung đó và được điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch..
Để quy hoạch đất dành cho dự án đạt tính hiệu quả cao, các nhà quy hoạch chỉ căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,căn cứ pháp lý của quy hoạch đất đai mà còn phải căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng sử dụng đất dự án. Tuỳ vào tiềm năng đất đai mỗi vùng, hiện trạng sử dụng đất đai của từng nơi, các nhà quy hoạch phải nắm chắc tình hình sử dụng đất của từng nơi đó như: tổng quỹ đất tự nhiên, quỹ đất cho phất triển các ngành, các vùng và tất cả các thành phần kinh tế quốcdân. Từ đó, họ nắm được nhữnh thuận lợi cũng như khó khăn, những vấn đề đạt được và chưa đạt được trong quá trình sư dụng đất.
Việc quy hoạch đất dự án phải dựa trên những số liệu thực tế của quá trình sử dụng đất để biết, để đánh giá xen chỗ nào là quy mô thích hợp, chưa thích hợp, sử dụng đất chư hợp lý, chưa tiết kiệm, phát hiện ra những vùng, các thành phần có khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Lấy nó làm căn cứ, làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và phân bố đất dự án sao cho đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm cao nhất.
Nội dung của quy hoạch đất dành cho dự án đã được thể hiện rõ ở bước trên. Do đó, ta chỉ việc xâu dựng từng bước đi cụ thể hoá các nội dung đó đưa vào thực tiễn. Ta chia quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành các giai đoạn, trong các giai đoạn đoạn thực hiện những nội dung cụ thể đã vạch ra sẵn trong phương án quy hoạch chung. Phải chỉ rõ được cái gì làm trước, cái gì làm sau, thời gian hoàn thành mỗi giai đoạn là bao nhiêu. Trong mỗi giai đoạn thực hiện sẽ gặp phải một số vướng mắc, để giải quyết những khó khăn đó thì cần có những biện pháp nào hoặc có những giải pháp nào để tháo gỡ.
2.1.5.3. Quản lý Nhà nước tổ chức, thực hiện về đất dự án
a. Bộ máy quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về đất dự án
Công tác tổ chức, thực hiện quản lý Nhà nước về đất dự án là một chuỗi các công tác thực hiện xuyên xuất quá trình quản lý Nhà nước về đất dự án và để thực hiện các công tác trên Nhà nước cần lập, sử dụng bộ máy quản lý Nhà nước về đất dự án.
Bộ máy quản lý nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở; tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định tạo thành một cơ chế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Cơ