Quản lý, tổ chức, thực hiện về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 99)

4.2.3.1. Hoạt động của bộ máy quản lý đất dự án.

Cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện là UBND huyện Thanh Thủy, lãnh đạo UBND huyện gồm có Chủ tịch UBND huyện phụ trách chung và hai Phó

chủ tịch, trong đó có một Phó chủ tịch phụ trách khối đất đai-kinh tế - nông nghiệp-xây dựng và một Phó chủ tịch phụ trách khối Văn hóa-xã hội.

Bảng 4.9. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất dự án huyện Thanh Thủy

Đơn vị Nhà nước Chức năng Nhiệm vụ Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tham mưu,giúp việc cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong vấn đề thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện

Nghiên cứu, đề xuất, thẩm định phương án bồi thường cho từng công trình, từng dự án theo đúng chế độ chính sách do Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Chịu trách nhiệm giải quyết ý kiến, đơn thư khiếu nại ngành mình phụ trách. Phòng Kinh

tế & Hạ tầng

Tham mưu, giúp việc cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong vấn đề thực hiện quy hoạch, quản lý, thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.

Nghiên cứu, đề xuất, thẩm định quy hoạch các dự án trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm giải quyết ý kiến, đơn thư khiếu nại ngành mình phụ trách.

Phòng Tài nguyên & Môi trường

Tham mưu, giúp việc cho UBND huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thốngthông tin đất đai cấp huyện. Ban quản lý

dự án

Tham mưu, giúp việc cho UBND huyện quản lý nhà nước về việc thực hiện các dự án trên địa bàn huyện

Thực hiện quản lý, giám sát việc thực hiện các dự án đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch tiến độ và thiết kế

UBND cấp xã, thị trấn

Đơn vị trực tiếp quản lý Nhà nước cấp cơ sở, tham mưu giúp việc cho UBND huyện về việc quản lý sử dụng đất dự án.

Phối hợp cùng các phòng chức năng của UBND huyện Thanh Thủy thực hiện quản lý trực tiếp các dự án nằm trên địa bàn của mình

Bộ phận tham mưu là Văn phòng HĐND-UBND huyện, trong đó có bộ phận "một cửa" của huyện và các cơ quan chuyên môn.

Cơ quan chuyên môn về quản lý đất đai huyện Thanh Thủy là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy. Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn toàn huyện. Hiện tại biên chế gồm có 7 người.

Cơ quan chuyên môn về quản lý dự án, quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật là Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thanh Thủy. Hiện tại biên chế gồm có 7 người.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp xã là UBND các xã, thị trấn. Cấp xã có cán bộ chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường là các cán bộ địa chính xã, thị trấn. Huyện Thanh Thủy có 1 thị trấn và 14 xã, có tổng số 30 cán bộ địa chính. Cán bộ địa chính các xã, thị trấn là những cán bộ có kinh nghiệm và thuộc công chức Nhà nước. Cơ bản trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các cán bộ địa chính đã qua đào tạo, chủ yếu là đã tốt nghiệp đại học. Trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai, các cán bộ địa chính thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ, văn bản liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai.

Đơn vị sự nghiệp gồm có:

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thanh Thủy, hiện tại biên chế có Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư(HĐBT, HT & TĐC. là Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế, phó chủ tịch HĐBT, HT & TĐC là trưởng phòng tài nguyên và môi trường, và 6 chuyên viên.

- Ban quản lý dự án huyện Thanh Thủy hiện tại biên chế có trưởng ban quản lý là phó chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế, phó trưởng ban Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng và Trưởng phòng Tài Chính - Kế hoạch còn lại là cán bộ hợp đồng.

4.2.3.2 Công tác tuyên truyền quản lý Nhà nước về đất dự án

Để khắc phục những tồn tại trên và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất dự án, huyện Thanh Thủy đã tích cực chỉ đạo Hội đồng GPMB tuyên truyền phổ biến kịp thời những chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai đến các hộ dân có đất bị thu hồi để GPMB, quy trình thực hiện được thực

hiện theo đúng với quy định của pháp luật, dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch sau khi kê khai áp giá bồi thường đều được công khai niêm yết ở các khu dân cư theo quy định.

Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, của HĐBT, HT & TĐC huyện và phương pháp làm việc khoa học, năng lực của cán bộ, sự hiểu biết của người dân về chính sách đất đai, nên từ việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của nhà nước cho đến khâu kê khai đo đếm, lập phương án đền bù, áp giá, công khai phương án đền bù cho các hộ dân và trả tiền bồi thường đều được thực hiện đúng quy trình hướng dẫn theo các văn bản của nhà nước. Các dự án đều được người dân nhất trí, ủng hộ cao và nhận tiền để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Vì vậy, năm 2015 và đầu năm 2016 trên địa bàn huyện có nhiều dự án đã được nhà nước thu hồi và giao đất, đặc biệt là những dự án đã đền bù, giải phóng xong như Dự án đường liên xã Đào Xá – Hoàng Xá đi qua các xã Đào Xá, TT. Thanh Thủy, Tân Phương, Bảo Yên, Đoan Hạ, Hoàng Xá, diện tích thu hồi trên 52 ha, liên quan trên 800 hộ dân bị thu hồi đất; dự án khu tắm bùn nước khoáng nóng xã Bảo Yên diện tích thu hồi 5 ha, liên quan đến 152 hộ bị thu hồi đất và dự án đường giao thông vào khu xử lý rác thải Trung tâm huyện lỵ Thanh Thuỷ tại TT. Thanh Thủy, diện tích thu hồi trên 1,6 ha, liên quan đến 15 hộ dân có đất bị thu hồi, hiện nay đang thi công...

Đối với một số hộ dân chưa đồng tình thì vận động thuyết phục tạo được sự đồng nhất từ phía nhân dân, do đó công tác quản lý Nhà nước về đất dự án cơ bản trên địa bàn huyện đảm bảo đúng tiến độ, không phát sinh đơn thư khiếu nại đông người.

Bên cạnh đó trong công tác tuyên truyền quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy vẫn còn một số tồn tại do các nguyên nhân: các cuộc họp dân để tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước và chính sách đền bù tới người dân vẫn chưa sâu sát đến từng hộ dân để vận động giải quyết tháo gỡ những vướng mắc tồn tại; mặt khác, các ban, ngành, đoàn thể của huyện, các xã chưa tích cực thuyết phục vận động nhân dân thực hiện chính sách bồi thường để GPMB mà còn coi đây là nhiệm vụ của riêng Hội đồng bồi thường GPMB.

4.2.3.3. Quản lý Nhà nước về thu hồi, giải phóng mặt bằng đất dự án

sách pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên những nét cơ bản của trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường GPMB được thực hiện tại huyện như sau:

Bảng 4.10. Trình tự thu hồi, giải phóng mặt bằng đất dự án

Công tác Đơn vị thực hiện

Khảo sát thực tế, lập dự án đầu tư từ đó lập kế hoạch thu hồi đất

Phòng TNMT, KT-HT, Nông nghiệp

Thành lập Hội đồng bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư huyện để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

UBND huyện

Niêm yết, phổ biến thông báo thu hồi đất khảo sát, đo đạc, kiểm kê hiện trạng đến người sử dụng đất trong khu vực dự án xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư;

UBND huyện thuê đơn vị tư vấn, đo đạc khảo sát kết hợp cùng Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư; UBND xã, thị trấn (địa phương có đất thu hồi) Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu

có).

Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư

Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư phối hợp UBND xã, thị trấn (địa phương có đất thu hồi) Ban hành Quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình,

cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất; Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thấm định theo quy định.

UBND huyện

Thực hiện chi trả tiền GPMB và hỗ trợ tái định cư cho người mất đất

HĐBT và phòng TN

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2017)

4.2.3.4. Tổng hợp kết quả thu hồi đất theo năm (thẩm quyền huyện)

Trong những năm qua huyện Thanh Thủy đã quan tâm chỉ đạo công tác thu hồi đất để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tăng thu ngân sách Kết quả thu hồi đất phản ánh tại bảng sau:

Qua Bảng 4.11 cho thấy diện tích đất thu hồi trong giai đoạn này khá lớn. UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Hàng năm huyện đều giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội cho các xã, thị trấn trong đó có nội dung giao chỉ tiêu về thu hồi đất. Phần lớn diện tích đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng sang đất dân cư để giao đất có thu tiền sử dụng

đất. Thông qua giao đất dân cư đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. UBND huyện có chính sách dành phần lớn số thu từ đất đai cho các xã, thị trấn nơi có đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã kích thích chính quyền địa phương vào cuộc trong thực hiện công tác thu hồi đất.

Bảng 4.11. Kết quả thu hồi đất giai đoạn 2015-2017

ĐVT: ha

Diện tích thu hồi

STT Loại đất Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Đất trồng lúa 16,2 14,3 7.17

2 Đất trồng cây hàng năm khác 10,1 13,3 3.33

3 Đất rừng sản xuất 0,34 0,49 0.002

4 Đất nuôi trồng thủy sản 0,24 0,41 0.21

5 Đất cây lâu năm 0,5 0,5 0.1

6 Đất ở 0,6 0,6 0.3

7 Đất phi nông nghiệp khác 0,14 0,31 0

Tổng 28.12 29,91 11,1

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2017) Qua bảng 4.12 ta thấy trong giai đoạn 2015 - 2017 các dự án huyện Thanh Thủy đã xây dựng và đưa vào hoạt động chiếm 95% tổng các dự án đang triển khai. Cho thấy trong giai đoạn này huyện đã đạt được thành công không nhỏ trong việc thực hiện các dự án.

Bảng 4.12. Kết quả thực hiện dự án 2015-2017 Dự án thu hồi Dự án đã xây dựng xong đã bàn giao, hoạt động Dự án triển khai chậm hơn tiến độ Tổng cộng Số dự án Tổng diện tích (ha. Số dự án Tổng diện tích (ha. Số dự án Tổng diện tích Dự án do Nhà nước thu hồi, bồi thường

46 124,2 4 8,4 48 132,6

Dự án do chủ đầu tư nhận chuyển nhượng QSD đất

12 13,2 1 0,4 13 13,6

Tổng cộng 58 137,4 5 8,8 61 146,2 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2017) Tuy nhiên có thể thấy số dự án do Nhà nước thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện chậm tiến độ chiếm 6.5 % tổng các dự án còn các dự

án do chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng(QSD. đất chỉ chiếm 1,6% tổng các dự án. Con số trên cho thấy khó khăn đặt ra không nhỏ trong việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án do Nhà nước thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần xuất phát từ việc chênh lệch về giá chuyển nhượng của chủ đầu tư tư nhân và giá đền bù, giải phóng mặt bằng của Nhà nước, nên một bộ phận người dân có tâm lý chờ đợi, trông chờ các dự án của Doanh nghiệp và có những ý kiến không đồng thuân về giá cả.

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến dự án triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra là do việc thay đổi các chính sách về giá đền bù giải phóng mặt bằng, năm sau có xu hướng cao hơn năm trước dẫn đến việc một bộ phận người dân có hướng trông chờ, chờ đợi vào chính sách thay đổi của Nhà nước.

4.2.3.5. Tình hình đơn thư khiếu nại trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đất dự án

Tình trạng đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đề nghị có liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB ngày càng tăng và phức tạp. Theo số liệu của Phòng TN và MT huyện số đơn thư trong 3 năm có liên quan đến lĩnh vực này là 7 đơn, 358 ý kiến đề nghị, 8 đơn tố cáo. Những đơn liên quan đến tố cáo toàn bộ là đơn nặc danh nên không đủ điều kiện xử lý, giải quyết.

Bảng 4.13. Số lượng ý kiến đơn thư khiếu nại giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Đơn

Năm Ý kiến đề nghị phản ánh Đơn thư khiếu nại Tố cáo

2015 121 2 3

2016 142 3 1

2017 95 2 4

Nguồn: Thanh tra huyện Thanh Thủy (2017) Toàn bộ ý kiến đề nghị, đơn thư phản ánh của nhân dân về việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong huyện được giải quyết triệt để ngay từ cấp cơ sở, ý kiến của người dân tập trung vào một số nội dung chính bao gồm các nội dung sau:

-Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước nên người dân trông chờ vào việc chờ chính sách ngày càng có lợi.

trộn về giá giữa đơn giá Nhà nước bồi thường và người dân chuyển nhượng. Giá Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Nên người sử dụng đất so bì và không thực hiện trả lại ruộng đất gây khó khăn trong công tác thu hồi đất.

-Việc thu hồi đất phải thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất và thường tập trung ở một số vị trí nhất định trên địa bàn nên dẫn đến nhiều hộ dân đã bị thu hồi đất nhiều lần và hết quỹ đất sản xuất. Quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng chi trả bằng tiền nên các hộ dân có nhu cầu sản xuất không muốn trả đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)