Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý Nhà nước về đất dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

Chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của xã hội, có ảnh hưởng quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như định hướng trong quản lý sử dụng đất đai nói riêng và cụ thể là trong quản lý sử dụng đất dự án.

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong thời gian vừa qua tuân thủ theo chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước, hệ thống văn bản chỉ đạo từ trung ương, tỉnh Phú Thọ cho đến các văn bản pháp lý của huyện Thanh Thủy đến các xã trên địa bàn huyện. Thời gian vừa qua, hệ thống văn bản quản lý đất đai cũng như đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy bao gồm:

Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, UBND huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức 03 hội nghị phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện Luật cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan liên quan ở huyện, chủ tịch, cán bộ chuyên môn của các xã, thị trấn số người tham dự 750 lượt người. Ở các xã, thị trấn Huyện tổ chức được 10 lớp để tuyên truyền Luật Đất đai cho khoảng 2.000 lượt người dự. Ngoài ra còn thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Trên cơ sở những quy định của tỉnh, Trung ương UBND huyện Thanh Thủy trong quá trình thực hiện công tác quản lý dự án cũng đã có những vận dụng hợp lý để đẩy nhanh công tác thu hồi đất, bàn giao đất cho các dự án. Những vận dụng trong qúa trình thu hồi đất như: Hỗ trợ phần diện tích chênh lệch giữa diện tích được cấp GCN so với diện tích thực tế đo đạc; ưu tiên được mua một lô giá sàn đối với những hộ có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn

thực hiện dự án Cụm dân cư; Thực hiện mức giá chung đối với những dự án giáp danh có sự xâm canh giữa các thửa đất không cùng địa giới hành chính,...

Thời gian vừa qua những chính sách áp dụng cho công tác thu hồi đất, quản lý dự án của tỉnh Phú Thọ đã tương đối đầy đủ, góp phần không nhỏ trong việc quản lý và sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật Đất đai vẫn còn các vướng mắc, đơn cử như: vướng mắc trong Quy hoạch phát triển kinh tế vùng, thời gian xác định giá kéo dài do nhiều khâu ảnh hưởng đến đền bù, văn bản không thống nhất, chồng chéo về đền bù đất đai và chi phí đầu tư vào đất, giá đền bù khác nhau giữa nhà nước thu hồi và dự án do các doanh nghiệp thu hồi, bất cập do khác nhau về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính giữa các văn bản. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy thời gian vừa qua. Bên cạnh đó có một thực tế mà chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi đất thực hiện dự án đó là sự khác nhau về thẩm quyền thu hồi đất. Loại hình Nhà nước thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB gồm: dự án xây dựng các công trình phúc lợi công cộng (đường giao thông, công trình thuỷ lợi, xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước...), dự án khu dân cư, các dự án đầu tư phát triển kinh tế có 100% vốn nước ngoài; loại hình các nhà đầu tư thực hiện GPMB thông qua hình thức nhận chuyển nhượng QSD đất của hộ để thực hiện dự án gồm: dự án xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân hoặc của tổ chức có vốn trong nước.

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về chính sách thực hiện của Nhà nước về đất dự án

Nội dung phỏng vấn Số người dân

Tỷ lệ %

Việc bồi thường nên theo loại hình Nhà nước thu hồi 15 30 Việc bồi thường hiện nay nên do chủ dự án thương thảo

giá đất với hộ có đất 35 70

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nhìn vào bảng 4.18 ta thấy đa số người dân có ý kiến đề nghị thu hồi theo phương án được thương thảo với các chủ doanh nghiệp để chuyển nhượng đất. Chính sự khác nhau về thẩm quyền thu hồi đất này mà mang lại một số khó khăn rất lớn cho công tác thu hồi đất dự án: Nhà nước thu hồi theo mức giá, chính sách, bồi thường áp dụng chung cho toàn huyện và thường là thấp hơn so với mức

giá mà các chủ đầu tư dự án phải trả cho các hộ dân. Người dân chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt từ việc nhận kinh phí chuyển nhượng đất từ chủ tư nhân thực hiện dự án mà không nhận thấy các lợi ích chung từ các chính sách của quốc gia để ủng hộ các dự án của Nhà nước làm chủ đầu tư. Việc làm trên dẫn đến hệ lụy kéo dài thời gian thực hiện dự án của các dự án được Nhà nước triển khai và thực hiện.

Một số chính sách đất đai liên tục thay đổi, tại thời điểm thay đổi giữa cũ và mới nên xảy ra hiện tượng người dân chờ đợi văn bản mới mới thi hành cụ thể như Quyết định số 11/2014/QĐ – UBND tỉnh Phú Thọ ngày 10/9/2014 quy định cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quyết định này sau đó được sửa đổi bổ xung bằng Quyết định số 12/QĐ – UBND tỉnh Phú Thọ ngày 14/9/2015, việc sửa đổi, thay đổi các chính sách, quy định của Nhà nước trong một thời gian ngắn gây không ít khó khăn trong việc quản lý Nhà nước về đất dự án. Việc thay đổi chính sách, quy định gây khó khăn trong công tác tuyên truyền quản lý Nhà nước về đất dự án, tạo tâm lý so sánh giữa chính sách cũ và chính sách mới trong nhân dân. Bên cạnh đó giá đất mỗi năm lại có sự thay đổi, thường là tăng hơn so với năm cũ nên một số hộ dân khi kê khai áp theo giá cũ nhưng khi nhận tiền lại muốn áp giá mới. Chính điều đó đã tạo ra hệ lụy rất lớn, người dân trông chờ, ỷ lại, thường xuyên có sự so sánh,.. nên công tác quản lý Nhà nước về đất dự án cũng còn khó khăn…

Sau khi Nhà nước thu hồi đất lúa, san lấp mặt bằng giao cho các hộ gia đình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính thời hạn giao lâu dài, phần diện tích này thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình cá nhân. Tỷ lệ phần diện tích này được sử dụng đúng mục đích (ở hoặc kinh doanh) chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số diện tích đã giao và Nhà nước không thể can thiệp hay tác động vào phần diện tích này mặc dù các hộ gia đình bỏ không, không sử dụng. Thiết nghĩ cần có chính sách hợp lý để quản lý phần diện tích này để tránh tình trạng đất nông nghiệp thì thiếu, dất dự án thì không sử dụng gây lãng phí rất lớn cho tài nguyên của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)