Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 75)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua huyện Thanh Thủy đã quan tâm chỉ đạo công tác thu hồi đất để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tăng thu ngân sách từ đất đai. Kết quả thu hồi đất phản ánh tại bảng dưới đây:

Bảng 3.5. Lược sử thu hồi đất phục vụ dự án giai đoạn 2015-2017

Năm điều tra Số dự án thực hiện Diện tích (ha.

2015 19 28.12

2016 23 21,32

2017 13 10,54

Tổng cộng 55 59.98

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2017) Kết quả thu hồi đất theo các năm cho thấy không có sự biến động lớn về số lượng dự án và tổng diện tích đất thu hồi thực hiện dự án. Diện tích thu hồi đất hàng năm chủ yếu xuất phát từ kế hoạch thu tiền sử dụng đất hàng năm của huyện được giao từ đầu năm. Căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện giao cho phòng Tài chính - kế hoạch xây dựng nhu cầu thu tiền sử dụng đất để phục vụ cho các mục tiêu (tiền sử dụng đất chiếm tỷ lệ khoảng trên 70% tổng thu ngân sách huyện hàng năm).

Song song với kế hoạch thu tiền sử dụng đất là kế hoạch thu hồi đất hàng năm nhằm mục đích thu hồi đất đấu giá tạo nguồn thu và thực hiện việc mở rộng hoặc xây mới một số công trình sự nghiệp (Các trường, trụ sở,..) và một số công trình phục vụ mục đích công cộng như: Sân vận động, đường giao nông liên xã, liên huyện,... khi ngân sách đắp ứng được kế hoạch đã giao.

Công tác thu hồi đất được vận dụng rất linh hoạt trên cơ sở những quy định của Luật Đất đai, Nghị định Chính phủ, các quy định của tỉnh UBND huyện Thanh

Thủy có những quy định hết sức đặc biệt tạo được sự đồng thuận cao trong dân. Thanh Thủy là huyện đang có mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào mục tiêu phát triển khinh tế - xã hội. Tính tới thời điểm hiện tại đã có nhiều cá nhân, tổ chức đầu tư vào huyện Thanh Thủy để thực hiện các dự án nhằm phát triển kinh tế nhưng việc dành quỹ đất dành cho dự án vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ. Nên hiện tại công tác quản lý Nhà nước về đất dự án tại Thanh Thủy đang cần được quan tâm chú trọng. Vậy nên để làm rõ thực trạng và đưa các giải pháp nhằm làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất dự án ở huyện Thanh Thủy tôi nghiên cứu lựa chọn huyện Thanh Thủy để nghiên cứu.

Để làm rõ việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện nghiên cứu lựa chọn 3 xã ở địa bàn: xã Hoàng Xá, xã Phượng Mao và thị trấn Thanh Thủy. Việc lựa chọn 3 xã, thị trấn trên đó là các xã thị trấn đang trên đà đô thị hóa mạnh, có nhiều dự án tại địa phương, qua đó có thể nhận biết những mặt còn tồn tại hạn chế, đúc rút kinh nghiệm, đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Thống kê, Ban quản lý dự án huyện và các cơ quan liên quan về Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Báo cáo công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, báo cáo công tác quản lý dự án đầu tư trong và ngoài cụm công nghiệp; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn; Báo cáo tổng hết 5 năm phát triển Cụm công nghiệp; Số liệu thông kê, kiểm kê đất đai,...; Thu thập tài liệu có liên quan như: Luật Dân sự, Luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định, Quy định của cơ quan nhà nước về quản lý đất dự án.

Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, những báo cáo, nghị quyết của của các cấp, các ngành liên quan đến quản lý Nhà nước về đất dự án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự án Thông tin thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của huyện Thanh Thủy qua các năm liên quan đến quản lý Nhà nước về đất dự án qua đó nhằm phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Việc điều tra, khảo sát các đối tượng, tác nhân tham gia vào việc quản lý Nhà nước về đất dự án được tiến hành, qua đó nhằm làm rõ thực trạng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Nghiên cứu khảo sát, tiến hành điều tra rộng rãi, 5 cán bộ phòng tài nguyên môi trường, 15 cán bộ địa chính các xã thị trấn và 99 người dân ở 3 xã, thị trấn (33 hộ dân tại xã Phượng Mao, 33 hộ dân tại xã Hoàng Xá, 33 hộ dân tại TT. Thanh Thủy), cách lựa chọn các đối tượng điều tra theo hình thức ngẫu nhiên các hộ trong danh sách các hộ có đất, tài sản và quyền lợi liên quan đế việc thực hiện quản lý Nhà nước về đất dự án.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích số liệu

Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel, được phân tổ theo các cách tiếp cận khác nhau để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về đất dự án ở địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.6. Phương pháp và nội dung nghiên cứu

STT Phương pháp Nội dung

1 Chọn điểm nghiên cứu

Chọn 3 xã ở địa bàn: mỗi xã đại diện cho loại dự án của huyện, qua đó nhằm đúc rút kinh nghiệm, nhận biết những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế khắc phục trong thời gian tới.

2 Thu thập số liệu sơ cấp

Việc điều tra, khảo sát các đối tượng, tác nhân tham gia gắn với việc quản lý Nhà nước về đất dự án cũng được tiến hành, qua đó nhằm làm rõ thực trạng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy

3 Thu thập tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự án Thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của huyện qua đó nhằm phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đất dự án

4 Tổng hợp phân tích số liệu

Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel, được phân tổ theo các cách tiếp cận khác nhau để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về đất dự án

3.2.4. Phương pháp phân tích

− Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thông kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để phân tích mức độ quản lý đất đai của huyện trong thời gian qua.

− Phương pháp so sánh: So sánh thực hiện với kế hoạch; thực hiện với yêu cầu.

− Phân tích tình huống điển hình: Phỏng vấn sâu một số điển hình về các tình huống thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất dự án.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phán ánh tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dự án

- Số dự án quy hoạch đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thanh Thủy - Số dự án thực hiện theo kế hoạch trong giai đoạn 3 năm 2015-2017 - Diện tích đất đai phục vụ quy hoạch, kế hoạch thực hiện các dự án

3.2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình thu hồi giải phóng mặt bằng đất dự án

- Diện tích đất cần thu hồi;

- Diện tích đất nông nghiệp thu hồi; - Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi; - Số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án;

- Số hộ bị thu hồi đất;

3.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất dự án

- Số cuộc thanh tra tra, kiểm tra, giám sát - Số vụ vi phạm và xử lý vi phạm

- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất sử dụng đúng mục đích, không đúng mục đích được giao

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT DỰ ÁN, BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY ĐẤT ĐỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY

4.1.1. Khái quát việc sử dụng đất dự án trên địa bàn

Huyện Thanh Thủy đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh mặc dù chưa có những bước đột phá nhưng cũng dần hình thành phát triển hướng tới một huyện nông thôn mới. Trong những năm gần đây huyện đã có những dự án đầu tư lớn nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bởi vậy, những biến động về đất dự án đang đặt ra vấn đề đòi hỏi việc quản lý Nhà nước về đất dự án phải chặt chẽ.

Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất dự án giai đoạn 2015-2017

STT Xã, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên (ha.)

Diện tích đất dự án

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Đào Xá 2434,15 0.15 0 1.1 2 Xuân Lộc 807,5 0 0.89 1.2 3 Thạch Đồng 599,06 0.77 0.3 0 4 Tân Phương 711,9 0 0.22 1.85 5 TT. Thanh Thủy 954.99 3.6 0.9 1.4 6 Bảo Yên 506.23 2.5 2.1 0.06 7 Đoan Hạ 426.83 1.8 0.5 0 8 Đồng Luận 664.88 4.1 5.1 2.5 9 Hoàng Xá 698.06 11.1 3.45 0.37 10 Trung Nghĩa 753.26 2.1 1.52 0.7 11 Phượng Mao 775.18 0.9 0.6 0.6 12 Yến Mao 1294.66 0 0.31 0.76 13 Tu Vũ 482.25 1.1 0 0 14 Sơn Thủy 1120.17 0 0.6 0 15 Trung Thịnh 238.95 0 4.83 0 Tổng 12568.05 28.12 21,32 10,54

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2018) Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Thanh Thủy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện vào khoảng 12568.05 ha. Trong đó, diện tích đất dự án năm 2015 là 28,12 ha chiếm 0,002 % tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất dự án năm 2016 là

21,32 ha chiếm 0,001 % tổng diện tích đất tự nhên, diện tích đất dự án năm 2017 là 10.54 ha chiếm 0.0008 % tổng diện tích tự nhiên. Qua đó có thể thấy trong giai đoạn 03 năm từ năm 2015-2017, năm 2015 là năm huyện Thanh Thủy thực hiện những dự án có diện tích lớn nhất trong giai đoạn, năm 2017 là năm thực hiện những dự án có diện tích đất nhỏ nhất trong giai đoạn. Trong thời gian tới thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước UBND huyện có chủ trương thực hiện phát triển các dự án để đưa huyện Thanh Thủy thành huyện nông thôn mới đầy đủ các tiêu trí về cơ sở hạ tầng, đồng thời đưa huyện Thanh Thủy từng bước đi lên thành huyện phát triển là điểm đến du lịch hàng đầu trong tỉnh.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Thủy gia đoạn 2015 – 2017

ĐVT: ha

Loại đất

Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Đất nông nghiệp 9083.79 9074.3 9062.7

Đất sản xuất nông nghiệp 5609.13 5602.93 5594.39

Đất trồng cây hàng năm 3652.8 3646.6 3638.53

Đất trồng cây lâu năm 1956.32 1956.32 1955.87

Đất lâm nghiệp 2975.12 2972.14 2969.56

Đất nuôi trồng thủy sản 468.9 468.6 468.11

Đất nông nghiệp khác 30.64 30.64 30.64

Đất phi nông nghiệp 3255.95 3265.44 3277.04

Đất ở 685.67 689.68 695.42

Đất chuyên dùng 1308.2 1313.69 1319.47

Đất chưa sử dụng 228.31 228.31 228.31

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2018) Từ số liệu thống kê cho thấy:

Diện tích nông nghiệp giảm dần theo các năm trong giai đoạn còn diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần theo các năm, điều đó cho thấy huyện Thanh Thủy đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt. Diện tích đất nông nghiệp giảm đi là diện tích sử dụng vào mục đích đất dự án theo từng năm.

Các xã có diện tích đất dự án rất lớn: xã Hoàng Xá, xã Đồng Luận diện tích đất dự án trong những năm 2015 và 2016 chiếm trên 39,4% và 23,9% diện tích đất dự án của toàn huyện. Đây là những xã có diện tích tự nhiên rộng và quá

trình đô thị nhanh trong giai đoạn 2015 – 2017, trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn tới những xã này, có chính sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy phát triển chuyển đổi dần cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Nhìn vào số liệu tăng, giảm diện tích từng loại đất của từng năm trong giai đoạn ta có thể thấy được rất rõ diện tích đất nông nghiệp có xu giảm dần tổng giai đoạn giảm 21.09ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng chủ yếu lại giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Nguyên nhân chủ yếu là do thu hồi đất lúa để mở rộng, xây dựng mới một số công trình công cộng như Trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Doanh trại quân đội, Công an và một phần cũng chiếm tỷ lệ lớn đó là do Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các điểm dân cư bám dọc theo các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ ngoài ra cũng có những dự án cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Nhưng những dự án đất ở, sau khi san lấp mặt bằng diện tích đất trồng cây hàng năm giảm đi mà diện tích sử dụng lại rất hạn chế. Tỷ lệ các hộ sử dụng phần diện tích đất được giao (để ở hoặc kinh doanh) thực hiện việc xây dựng chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng diện tích. Còn lại khoảng 70% diện tích đã san lấp mặt bằng, không canh tác được và cũng không xây dựng, không sử dụng vào mục đích gì khác. Đây cũng là một vấn đề hết sức khó khăn cho những người làm công tác quản lý, làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển bền vững của huyện.

4.1.2. Tình hình phân cấp quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy Thanh Thủy

Phân cấp trong quản lý đất đai nói chung và đất dự án nói riêng có nội dung: Một là, xác định chủ thể, phân giao quyền quyết định cụ thể về sử dụng đất đai; hai là, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai. Thực tiễn cho thấy, đất đai luôn gắn với địa phương nên cần phân cấp triệt để cho địa phương, không nên giữ lại bất kỳ thẩm quyền quyết định cụ thể nào cho trung ương. Mặt khác, tài nguyên đất đai là một thể thống nhất, liên tục nên chỉ phân cấp cho một cấp của địa phương mới đảm bảo tính thống nhất và nhất quán trong thực hiện quyền lực này.

Phân cấp quản lý đất đai là việc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý đất đai và phân định thẩm quyền cho từng cấp từ trung ương đến địa phương, từng cơ quan cụ thể cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng cấp,

từng cơ quan nhằm đảm bảo tính khoa học, nhanh chóng, hiệu quả, chặt chẽ và tiết kiệm trong quản lý đất đai.

Trên địa bàn huyện Thanh Thủy việc phân cấp quản lý Nhà nước về đất dự án được thực hiện dựa trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai. Cụ thể UBND huyện Thanh Thủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp sau đây:

-Xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;

- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân và hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)