2.1.6.1 Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý Nhà nước về đất dự án
Kinh tế càng phát triển, các mối quan hệ sử dụng đất càng phức tạp đòi hỏi hệ thống luật pháp về đất đai nói chung và hệ thống luật pháp về đất dự án nói riêng phải đồng bộ, rõ ràng, cụ thể để công tác quản lý nhà nước được hiệu quả và thuận lợi. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện được vai trò điều tiết và quản lý nền kinh tế, quản lý và kiểm tra hoạt động liên quan đến đất dự án và xử lý các hành vi vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh
vực quản lý nhà nước về đất dự án nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý.
Để có thể quản lý và sử dụng đất dự án hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng. Chính sách cho quản lý và sử dụng đất dành cho dự án được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình quản lý, sử dụng đất dự án. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đất dự án nói riêng.
Các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý và sử dụng đất dự án chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách cho đầu tư xây dựng; chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, quy hoạch sử dụng đất...Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến quản lý và sử dụng đất dự án và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào việc quản lý đất đai.
2.1.6.2. Trình độ, năng lực, ý thức của cán bộ quản lý
Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện quản lý đối với đất giao cho các dự án. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công chức được thể hiện bằng việc tham mưu, xây dựng Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, khả năng đánh giá tính phù hợp của từng dự án qua từng giai đoạn phát triển. Qua đó xây dựng kế hoạch phù hợp giao đất dự án phù hợp với từng vị trí, khu vực, phát huy tối đa khả năng lợi thế của đất dự án. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất dự án.
Cán bộ quản lý là người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất dự án ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, trình độ và tận tâm với công việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước về đất dự án ở cấp địa phương.
2.1.6.3. Hiểu biết của người dân về quản lý đất dự án
các dự án xây dựng công trình công cộng, đất dân cư và đất dành cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Sự hiểu biết của người dân tạo điều kiện cho việc thu hồi đất dành cho dự án được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng giúp dự án thực hiện đúng tiến độ đã đề ra. Tham gia của người dân vào công tác quản lý dất dự án còn được thể hiện ở việc tham gia góp ý kịp thời để sắp xếp bố trí các hạng mục của dự án sao cho phù hợp nhất tránh tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, cảnh quan đô thị,...
Bên cạnh nhận thức của người dân, phải kể đến, trình độ văn hóa lao động của người dân. Bởi vì, hơn ai hết, người lao động là người thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, là người trực tiếp tham gia vào sản xuất và tham gia vào các nhà máy. Vì vậy, nếu trình độ văn hóa của họ kém, mọi sự nhìn nhận về công việc của họ sẽ hạn chế, thậm chí có những nhìn nhận sai lầm về việc làm của họ. Điều này, ảnh hưởng lớn nguyện vọng của người dân và quyết định hành động của họ. Vì vậy, hiểu biết của người dân có ảnh hưởng lớn tới quản lý Nhà nước về đất dự án.
2.1.6.4. Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện dự án cần hội tụ được đầy đủ các yếu tố để thực hiện dự án sau khi điều kiện tiên quyết là đất đai đã được giải quyết. Năng lực của một doanh nghiệp cần được đánh giá trên mọi phương diện. Việc thực hiện dự án có thành công hay không cần phải dựa vào năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực về kỹ thuật... Trong đó có hai năng lực được xem xét là cơ bản của doanh nghiệp:
Nguồn vốn là nguồn lực vật chất quan trọng đối với quá trình thực hiện dự án. Việc đầu tư vốn giúp cho cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ, cũng như phát triển các cung đoạn cho việc thực hiện dự án. Vì vậy, việc quản lý Nhà nước về đất dự án phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động được.
Năng lực tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Năng lực quản lý của một doanh nghiệp mang đến hiệu quả của việc thực hiện dự án, giúp dự án đạt được hiệu quả theo đúng kế hoạch đề ra.
Năng lực về kỹ thuật, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. Vì vậy việc thực hiện dự án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực về kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp.
Trước khi ra quyết định giao đất, cần phải đánh giá đúng năng lực thực hiện của các doanh nghiệp. Năng lực của các doanh nghiệp ảnh hưởng lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất dự án.
2.1.6.5. Sự phối hợp của các ban ngành tổ chức chính trị trong quản lý Nhà nước về đất dự án
Để thực hiện quản lý Nhà nước về đất dự án tốt nhất không chỉ sự vào cuộc của chính đơn vị quản lý mà cần có sự hỗ trợ không nhỏ của các đơn vị hay các tổ chức và sự ủng hộ của người dân liên quan.
Để doanh nghiệp thực hiện dự án một cách tốt nhất cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan quản lý, sự ủng hộ của nhân dân chịu sự tác động bởi việc thực hiện dự án. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất dự án, chúng ta cần phải huy động tất cả mọi nguồn lực. Theo đó, sự tham gia của các bên liên quan đóng vai trò ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý và sử dụng đất dự án.