đổi cơ chế, chính sách. Một số dự án lớn thực hiện kéo dài đã nhiều năm nhưng chưa hoàn thành, vừa ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vừa tác động không tốt đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Các trường hợp không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất thì nhà đầu tư tự thỏa thuận để nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án (Điều 73 Luật đất đai). Theo quy định trên việc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng đất để thực hiện dự án đã gây xáo trộn về giá giữa đơn giá Nhà nước bồi thường với giá người dân chuyển nhượng đất. Giá Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Nên người sử đụng dất so bì và không thực hiện việc trả lại ruộng gây khó khăn trong công tác thu hồi.
4.2.2. Quản lý Nhà nước về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các dự án các dự án
4.2.2.1. Quản lý Nhà nước về lập quy hoạch sử dụng đất dự án
Đây là công tác lập quy hoạch dựa trên quy hoạch từ cấp cơ sở và căn cứ vào điều kiện của từng đơn vị, từng xã, thị trấn, các đơn vị sẽ đề xuất các dự án cần quy hoạch tại đơn vị sau đó nộp về UBND huyện Thanh Thủy. Căn cứ vào quy hoạch đã đề xuất của địa phương UBND huyện sẽ xem xét thẩm định quy hoạch có phù hợp với quy hoạch theo giai đoạn của từng địa phương không sau đó sẽ có phương án lập quy hoạch chi tiết đối với từng đơn vị. Khi đã có quy hoạch UBND huyện trình HĐND tỉnh xem xét phê duyệt qua các nghị quyết của HĐND qua các kỳ họp.
Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai nói chung và đất dành cho dự án nói riêng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Thủy, mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực giai đoạn 2015-2017; huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, theo đúng quy định của luật đất đai. Được
sự chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Thủy đã tiến hành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trình HĐND tỉnh Phú Thọ thông qua trong giai đoạn 2015-2017 tại một số lĩnh vực.
a. Quy hoạch đất dự án xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp giai đoạn 2015-2017.
Đất dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020 có 41,33 ha tăng so với hiện trạnh 3.2 ha, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 38.13 ha. Diện tích tăng thêm do lấy từ đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang để phục vụ dự án.
Bảng 4.4. Quy hoạch dự án xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp
Hạng mục Diện tích
(ha. Địa điểm
Quy hoạch mở rộng khuôn viên trụ sở huyện
ủy Thanh Thủy 0,02 Thị trấn Thanh Thủy
Quy hoạch xây dựng hạt Kiểm Lâm huyện
Thanh Thủy 0,08 Thị trấn Thanh Thủy
Quy hoạch mở rộng khuôn viên trường mầm
non xã Bảo Yên 0,07 Xã Bảo Yên
Quy hoạch xây dựng trường mầm non Hoa Hồng 0,6 Thị trấn Thanh Thủy Quy hoạch mở rộng khuôn viên trường mầm
non xã Trung Nghĩa 0,17 Xã Trung Nghĩa
Quy hoạch mở rộng sân vận động xã Đồng Luận 0,56 xã Đồng Luận Quy hoạch xây dựng sân vận động huyện
Thanh Thủy và khu trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch huyện Thanh thủy
1,46 Thị trấn Thanh Thủy Quy hoạch xây dựng Nhà văn hóa khu 6,7,8 tại
xã Sơn Thủy 0,19 Xã Sơn Thủy
Quy hoạch xây dựng Trạm Y Tế xã Tân
Phương 0,3 Xã Tân Phương
Quy hoạch mở rộng khuôn viên trường mầm
non xã Trung Thịnh 0,4 Xã Trung Thịnh
Quy hoạch mở rộng khuôn viên trường tiểu học
xã Đồng Luận 0,33 Xã Đồng Luận
Tổng 4,18
Nhìn vào bảng trên ta thấy các dự án chủ yếu là mở rộng khuôn viên các cơ quan và công trình sự nghiệp, cho thấy hiện trạng các công trình sự nghiệp đã xuống cấp không đủ phục vụ nhu cầu của xã hội. Vì vậy đòi hỏi phải có quy hoạch đất để phục vụ mở rộng các công trình trên đảm bảo phục vụ trong thời gian tới.
Để làm tốt việc phục vụ nhu cầu của xã hội huyện Thanh Thủy đã thực hiện lên phương án quy hoạch một số công trình cơ quan, công trình sự nghiệp để đảm bảo yêu cầu đồng thời cũng hướng đến huyện nông thôn mới vào năm 2019.
Tuy nhiên việc quy hoạch mở rộng các khuôn viên cơ quan và công trình sự nghiệp cũng có những khó khăn nhất định, đa số các cơ quan, công trình sự nghiệp đều năm trong giáp khu vực khu dân cư khi mở rộng sẽ ảnh hưởng đa phần vào diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở) của người dân, gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của một số hộ dân xung quanh dự án. Vậy nên cũng sẽ tạo ra khó khăn nhất định trong công tác đền bù giải phóng đất dự án.
b. Quy hoạch đất dự án xây dựng dự án điểm, cụm công nghiệp giai đoạn 2015-2017
Bảng 4.5. Quy hoạch dự án xây dựng điểm, cụm công nghiệp
Hạng mục Diện tích
(ha. Địa điểm
Quy hoạch xây dựng, mở rộng khu công nghiệp
Hoàng Xá 5,0 Xã Hoàng Xá
Quy hoạch xây dựng, mở rộng cụm công nghiệp
xã Phượng Mao 2,0 Xã Phượng Mao
Quy hoạch điểm công nghiệp xã Yến Mao 1,8 Xã Yến Mao
Tổng
Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (2017) Cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy thời gian vừa qua được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy thời gian qua đã huy động được lượng vốn đầu tư khá lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện.
Hàng năm UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trong cụm công nghiệp, hệ thống thoát nước thải, đường gom,... nhằm thu hút thêm những doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào cụm công nghiệp. Một số Cụm số lương doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế như cụm công nghiệp xã Phượng Mao, điểm công nghiệp xã Yến Mao.
Việc phát triển các cụm, điểm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động kỹ thuật và phổ thông trên địa bàn huyện. Số lao động đang tham gia trong các cụm cũng khá lớn như Cụm công nghiệp Hoàng Xá có trên 10.000 lao động, Cụm công nghiệp xã Phượng Mao có trên trên 5.000 lao động, điểm công nghiệp xã Yến Mao có trên 1.000 lao động. Ngoài ra việc phát triển các Cụm, điểm công nghiệp còn nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động; góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của toàn huyện.
Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình phát triển khu công nghiệp cũng không tránh khỏi một số hạn chế. Phải thừa nhận rằng, trong quá trình phát triển, bên cạnh những đóng góp tích cực, cụm công nghiệp cũng gặp phải không ít những khó khăn, hạn chế, vướng mắc về chất lượng quy hoạch, chất lượng đầu tư, hiệu quả sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát triển. Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường (đặc biệt là Cụm công nghiệp xã Phượng Mao – điểm công nghiệp xã Yến Mao chưa được quy hoạch một cách quy mô đầy đủ) do kêu gọi đầu tư ồ ạt trong khi hạ tầng chưa đồng bộ; thu nhập, đời sống, nhà ở của người lao động...
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này, trong đó một nguyên nhân quan trọng là cơ chế, chính sách về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung cũng như huyện Thanh Thủy đã tương đối hoàn thiện song vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, đồng bộ. Việc phân công trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa rõ ràng; quyền lợi, trách nhiệm chưa gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát, chế tài khuyến khích và xử phạt thực sự chặt chẽ.
Định hướng phát triển cụm, điểm công nghiệp đã được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Thanh Thủy thời gian gần đây. Chủ trương phát triển cụm, điểm công nghiệp, bền vững và theo chiều sâu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Thanh Thủy năm 2015: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các cụm, điểm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp
công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”.
c. Quy hoạch đất dự án xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2015 – 2017
Tính đến năm 2017, diện tích đất hiện đang được sử dụng vào mục đích công cộng là 891.78 ha bao gồm các loại đất: đất giao thông, đất năng lượng, đất bưu điện viễn thông, đất cơ sở y tế, cơ sở thể dục thể thao, cơ sở dịch vụ xã hội, đất chợ.
Bảng 4.6. Quy hoạch dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Hạng mục Diện tích
(ha. Địa điểm
Quy hoạch xây dựng đường giao thông phía Tây nam huyện Thanh Thủy Hoàng Xá- Tu Vũ
33.0 Xã Hoàng Xá, xã Tu Vũ
Quy hoạch mở rộng đường từ TL 317 ra sông Đà 0.5 Xã Trung Nghĩa Dự án đường từ Bưu Điện qua Huyện ủy chạy
theo đường xanh, qua chợ nối và đường liên xã Hoàng Xá – Đào Xá
1.39 Thị trấn Thanh Thủy
Quy hoạch cải tạo nâng cấp ĐT. 317c Đoan Hạ - Hoàng Xá
2.0 Xã Hoàng Xá, xã Đoan Hạ
Dự án sửa chữa ĐT.316 đoạn từ ngã 3 trạm thuế thị trấn Thanh Thủy đến giao với đường Đào Xá - Hoàng Xá
0.08 Thị trấn Thanh Thủy
Dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.317C đoạn Đoan Hạ - Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy
6.1 Xã Hoàng Xá, xã Đoan Hạ
Dự án cải tạo nâng cấp đường giao thông kết nối quốc lộ 32 và đường HCM với quốc lộ 70b đi tỉnh Hòa Bình
10.0 Xã Đào Xá
Dự án cải tạo nâng cấp đường đẫn cầu Đồng Quang đi khu công nghiệp Hoàng Xá
3.0 Xã Đồng Luận Dự án chống quá tải lưới điện xã Đào Xá 0.2 Xã Đào Xá
Xây dựng đường giao thông nội đồng 3.6 Xã Tân Phương, xã Đoan Hạ, xã Đào Xá Cải tạo nâng cấp TL 316B (Hưng Hóa đi Tân
Phương); cải tạo nâng cấp đường dẫn cầu Đồng Quang đi khu công nghiệp Hoàng Xá
4.6 Xã Tân Phương, Trung Thịnh Dự án xây dựng trạm bơm thô xí nghiệp nước
sạch huyện Thanh Thủy
0.04 Xã Xuân Lộc
Xây dựng nhà trạm viễn thông huyện Thanh Thủy 0.15 Thị trấn Thanh Thủy
Tổng
Qua bảng trên ta thấy được trong giai đoạn trên huyện Thanh Thủy chủ yếu quy hoạch tập trung vào xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông trong huyện. Giao thông cũng là tiêu trí đứng thứ 2 trong việc đưa huyện Thanh Thủy lên huyện nông thôn mới vào năm 2019.
Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông giúp huyện Thanh Thủy giao thương thuận lợi, giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng lân cận, góp phần đưa diện mạo của Thanh Thủy ngày một thay đổi. Không chỉ vậy với mục tiêu là huyện du lịch trọng điểm của tỉnh việc mạng lưới giao thông thuận tiện gần như hoàn chỉnh còn giúp lượng khách đến với Thanh Thủy nhiều hơn, giúp Thanh Thủy phát huy đúng tiềm năng của một huyện du lịch trọng điểm.
Việt phát triển mạng lưới giao thông mang lại rất nhiều nguồn lợi cho huyện Thanh Thủy cả và kinh tế lẫn văn hóa thế nhưng trong quá trình thực hiện dự án cũng vấp phải không ít khó khăn. Các dự án làm đường liên tục đươc thực hiện và mở rộng chủ yếu là những con đường chạy xuyên cánh đồng của nhân dân, vì đồng lúa là nơi đất đai bằng phẳng dễ thi công, ít ảnh hưởng tới người dân trong quá trình thi công,…. Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng chủ yếu đền bù bằng tiền nên một bộ phận người dân vẫn có nhu cầu sản xuất không muốn trả đất để thực hiện dự án.
Sau quá trình thực hiện dự án cũng gặp phải không ít khó khăn, những công trình đường nằm giáp với diện tích sản xuất của nhân dân trong quá trình sử dụng, dưới tác động của môi trường mưa nắng xuống cấp và gây sạt lở chân đường. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi sản xuất của người dân gây không ít bức xúc trong nhân dân tạo ra khó khăn trong những lần thực hiện dự án tiếp theo, đồng thời cũng làm tốn kém không ít để khắc phục tình trạng trên.
Việc thực hiện dự án còn ảnh hưởng tới hệ thống tưới tiêu sản xuất của người dân, gây tốn kém không ít chi phí vào việc thi công mương tiêu dẫn nước dọc các con đường mới mở.
4.2.2.2. Quản lý Nhà nước về lập kế hoạch sử dụng đất dự án
Có thể thấy qua bảng tổng kết hế hoạch thực hiện dự án giai đoạn 2015- 2017 đã đạt được không nhiều thành công trung bình qua 3 năm, tỷ lệ thực hiện được dự án theo đúng kế hoạch đạt 81.8%, bên cạnh đó cũng có một số dự án phải chuyển tiếp sang năm sau để thực hiện tiếp số dự án phải chuyển tiếp trung bình chiếm 18.1%.
Bảng 4.7. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số dự án theo kế hoạch Số thực hiện được Số dự án phải chuyển tiếp Số dự án theo kế hoạch Số thực hiện được Số dự án phải chuyển tiếp Số dự án theo kế hoạch Số thực hiện được Số dự án phải chuyển tiếp 19 17 1 23 20 3 13 9 4 100% 89.5% 10.5% 100% 86.9% 13.1% 100% 69.2% 30.8% Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy (2017) Việc vẫn còn một số dự án phải chuyển tiếp sang năm sau cho thấy vẫn còn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất dự án, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch trong đó có một số nguyên nhân chính sau:
- Chính sách về quản lý đất dự án, đền bù giải phòng mặt bằng thay đổi theo từng giai đoạn dẫn đến khó khăn trong việc quản lý các dự án đã lên kế hoạch
- Trình độ quản lý của một số cán bộ cấp cơ sở khi thực hiện kế hoạch còn hạn chế dẫn đến dự án kéo dài phải chuyển tiếp sang năm tiếp theo
- Việc một số nhà đầu tư nhận chuyển nhượng đất để thực hiện dự án đã gây xáo trộn về giá giữa đơn giá nhà nước bồi thường với đơn giá người dân nhận chuyển nhượng đất. Giá nhà nước bồi thường khi thu hồi đất thường thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Nên người sử dụng đất so bì và không thực hiện việc trả lại ruộng đất gây khó khăn trong công tác thu hồi đất.
4.2.2.3. Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dự án
Việc xây dựng các dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 có ảnh hưởng đến toàn bộ các loại đất trên địa bàn huyện, làm biến động tăng hoặc giảm diện tích, cơ cấu các loại đất. Cụ thể, các loại đất bao gồm: Đất dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; Đất dự án