Nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 119)

Để khắc phục những tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn, trong thời gian tới huyện Thanh Thủy cần tập trung vào các biện pháp sau: Một là, đối với công tác thanh tra, kiểm tra UBND huyện và các xã, thị trấn cần xây dựng kế hoạch định kì tự kiểm tra và thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai trên địa bàn. Hàng năm, thanh tra định kỳ ít nhất 02 lần. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc phát hiện, ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Hai là, phòng tài nguyên và môi trường cần tham mưu cho UBND huyện Thanh Thủy thành lập các tổ kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn các xã, thị trấn nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất dự án cấp cơ sở.

Ba là, tăng cường xử lý vi phạt vi phạm hành chính, tích cực phát hiện xử lý triệt để vi phạm, kiên quyết không để vụ việc mới phát sinh.

Bốn là, cần tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tạo thành hệ thống giám sát toàn diện, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.

Năm là, nhằm đảm bảo chất lượng, trước các đợt thanh tra, kiểm tra đất đai, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy cần xây dựng các mục tiêu, yêu cầu cụ thể, phân công rõ ràng trách nhiệm đối với từng cá nhân. Việc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và đột xuất. Chỉ có như vậy mới giúp cho các chủ sử dụng đất chấp hành tốt các quy định về đất đai. Bên cạnh đó, đất đai luôn biến động vì vậy để có số liệu về đất đai chính xác thì công tác khai báo biến động phải được tiến hành thường xuyên.

Sáu là, hàng tháng cán bộ địa chính phường, xã có các cuộc giao ban với phòng tài nguyên, giao ban khối kinh tế đô thị của huyện và báo cáo tình hình biến động đất đai của phường, xã trong tháng đó.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chủ đề quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự án trên các khía cạnh: làm rõ các khái niệm liên quan từ đó đưa ra khái niệm về quản lý Nhà nước về đất dự án, tổng quan về vai trò, đặc điểm của quản lý Nhà nước về đất dự án, nhất là đưa ra các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án để qua đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án ở địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu, khái quát cơ sở thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự án, thực tiễn quản lý Nhà nước về đất dự án ở một số địa phương của Việt Nam mang tính tương đồng. Qua đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế giúp cho huyện Thanh Thủy học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho mình.

Thứ hai, thực trạng quản lý Nhà nước về đất dự án ở địa bàn cho thấy: công tác quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã đạt được những thành tựu không nhỏ: qua 3 năm từ năm 2015-2017 tổng số dự án thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Thủy là 55 dự án với tổng diện tích là 59,98 ha, thu về cho huyện trên 70% ngân sách thông qua thu tiền sử dụng đất. Kết quả đó góp phần giúp đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại sau: Bộ máy quản lý Nhà nước về đất dự án, cơ sở vật chất và hạ tầng đã được đầu tư và hoàn thiện, tuy nhiên vẫn có một số dự án thực hiện không chậm tiến độ, chậm kế hoạch. Trình độ chuyên môn của cán bộ thi hành công vụ tại một số vị trí còn thấp, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu. Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án ở địa bàn, qua đó cho thấy các yếu tố như chủ trương chính sách, quy hoạch, trình độ năng lực của cán bộ…là các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý Nhà nước về đất dự án ở địa bàn.

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu trên, tôi đã đề xuất phương hướng và những nhóm giải pháp để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đất dự án trong thời gian tới. Giải pháp nên hướng vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Về quy

hoạch, kế hoạch đất dành cho dự án thực hiện quy hoạch, kế hoạch đất dành cho dự án vừa đáp ứng được việc quản lý, sử dụng đất theo quy định của luật đất đai, vừa đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa bàn; nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất dự án bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền vận động để quần chúng nhân dân hiểu biết về chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và đất dự án nói riêng; bên cạnh đó tôi cũng đề xuất các giải pháp liên quan đến việc tăng cường hỗ trợ về nguồn vốn cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, tăng cường thực hiện thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về đất dự án.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước

Tăng cường các biện pháp quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Điều chỉnh các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với mức bồi thường sát với thực tế để đảm bảo tốt nhất đời sống cho nhân dân.

Có chính sách kêu gọi đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư.

Có chính sách đào tạo lực lượng cán bộ chuyên sâu có năng lực chất lượng cao thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất dự án.

Có chính sách tuyên truyền, vận động đối với người dân và các doanh nghiệp hiểu biết về tầm quan trọng của đất dự án và công tác quản lý Nhà nước về đất dự án.

Chỉ đạo sát sao các cấp các ngành thực hiện, hỗ trợ, trợ giúp cho các ban ngành liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn trong việc thực hiện các chính sách, thông tin tuyên truyền, kiểm tra giám sát để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đất dự án ở địa bàn mang lại hiệu quả thiết thực.

5.2.2. Kiến nghị với UBND huyện Thanh Thủy

Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy tăng cường chỉ đạo ban, ngành của huyện trong các vấn đề liên quan đến đất đai, quy hoạch cụ thể là ngành tài nguyên và môi trường.

phương, trong đó cần luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện nhiệm vụ; nhận thức, hiểu biết của người dân, đó là vấn đề quan trọng giúp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đất dự án. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai đúng quy định, công khai, minh bạch. Tích cực tuyên truyền vận động người dân giao đất để xây dựng các dự án trên địa bàn huyện. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân trên địa bàn huyện linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng cũng đảm bảo đúng quy định pháp luật Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kết quả nghiên cứu, khảo sát về chính sách đất đai tại Trung Quốc.

2. Chính phủ (1999). Nghị định 52/1999/NĐ-CP quy định quy chế đầu tư và xây dựng cơ bản.

3. Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Văn Quân (2006). Giáo trình định giá đất. NXB Nông nghiệp.

4. Học viện Hành chính Quốc gia (2011). Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1. NXB Lao động, Hà Nội.

5. Hội đồng Bộ trưởng (1991). Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 về giải quyết tranh chấp đất đại liên quan đến địa giới hành chính.

6. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006), Hà Nội.

7. Lưu Quốc Thái (2007). Quá trình Thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc - một số đánh giá và bài học kinh nghiệm. Tạp chí Khoa học pháp luật. số 2(29). Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012). Giáo trình lập dự án đầu tư. NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Bồng (2014). Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.

10. Nguyễn Ngọc Minh(1983). Quản lý Xã hội bằng pháp luật. Tạp chí Xã hội học (2). 11. Nguyễn Quang Tuyến (2004). Tìm hiểu những quy định mới về đất đai. NXB Lao

động, Hà Nội.

12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (2018). Số liệu thống kê đất đai năm 2018 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.

13. Quang Tùng Minh (2018). Vai trò của Quản lý dự án trong quản trị chiến lược toàn diện. Truy tập ngày 21/12/2018 tại https://fmit.vn/tin-tuc/vai-tro-cua-quan-ly-du-an- trong-quan-tri-chien-luoc-toan-dien

14. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992). Luật Đất đai năm 1992. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005). Bộ luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai năm 2013. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014). Luật Đầu tư 67/2014/QH13.

19. Thư viện học liệu mở Việt Nam (Voer): Đất dự án, đầu tư đất dự án.

20. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013). Giáo trình Kinh tế đầu tư. NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21. UBND huyện Thanh Thủy (2018). Báo cáo cải cách hành chính huyện Thanh Thủy. 22. UBND huyện Thanh Thủy (2018). Báo cáo kiểm kê đất đai 2015, 2016, 2017. 23. UBND huyện Thanh Thủy (2018). Báo cáo kinh tế, xã hội năm 2017.

24. UBND huyện Thanh Thủy (2018). Báo cáo thống kê đất đai 2015, 2016, 2017. 25. UBND huyện Thanh Thủy (2018). Niên giám thống kê năm 2015, 2016, 2017.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra Phiếu số 01

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ CÔNG CHỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT DỰ ÁN

Thanh Thủy, ngày….tháng…năm 2018

Tên công chức, cán bộ: ………. Chức vụ:………. Cơ quan đang công tác: ……… Ông(bà) cho biết đánh giá của mình về công tác quản lý và sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ qua các câu hỏi sau:

1. Trình độ chuyên môn của ông (bà)?

Trung cấp Cao đẳng

Đại học Cao học

2. Kinh nghiệm của ông bà trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất dự án ?

Trên 10 năm Từ 5 đến 10 năm Dưới 5 năm

3. Chuyên ngành của ông (bà) là gì?

Chuyên ngành TN&MT Chuyên ngành khác

4. Theo ông(bà) việc quản lý Nhà nước về đất dự án có tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn hay không?

Có Không

5. Theo ông (bà) tồn tại hạn chế xuất phát từ nguyên nhân nào?

Quy định, chính sách của Nhà nước Năng lực của cán bộ quản lý Hiểu biết của người dân

Thiếu sự hỗ trợ của các cấp các ngành

Yếu tố khác ……… ………

6. Ông (bà) đề xuất, kiến nghị gì nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất dự án?

Đề xuất thay đổi chính sách cho hợp lý với từng địa phương Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý

Tăng cường tuyên truyền hiểu biết cho người dân Tăng cường sự hỗ trợ của các cấp các ngành

Yếu tố khác ………

………

7. Ông(bà) cho biết mức độ công khai đầy đủ các thông tin về quy hoạch sử dụng đất để thực hiện các dự án? Có Có công khai Không công khai 8. Ý kiến khác……….……….

………

………

………

NGƯỜI ĐIỀU TRA

(Kí, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA

Phiếu số 02

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC HỘ DÂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT DỰ ÁN

Thanh Thủy, ngày….tháng…năm 2018

Tên người dân: ………Năm sinh:……… Trình độ văn hóa: ……….. Trình độ chuyên môn:……… Địa chỉ: Xã/thị trấn………, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ông(bà) cho biết đánh giá của mình về công tác quản lý và sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ qua các câu hỏi sau:

1. Ông(bà) có thường xuyên theo dõi thông tin về đất đai nói chung và đất dự án trên địa bàn nói riêng không?

Thường xuyên theo dõi Thỉnh thoảng Không theo dõi

2. Ông(bà) thường theo dõi các thông tin về đất đai thông qua kênh thông tin nào?

Qua tivi Qua đài báo Qua tuyên truyền của chính quyền

địa phương

Qua tuyên truyền của các tổ chức tham gia

Qua truyền miệng trong cộng đồng Qua kênh thông tin khác ………… ………. ……….

3. Ông(bà) có biết ông bà có biết về quy hoạch các dự án trên địa bàn không?

Có biết Không có thông tin

4. Ông(bà) biết qua kênh thông tin nào?

Qua tivi Qua đài báo Qua tuyên truyền của chính quyền

địa phương

Qua tuyên truyền của các tổ chức tham gia

Qua truyền miệng trong cộng đồng Qua kênh thông tin khác ………… ……….

5. Ông(bà) có được tuyên truyền về luật đất đai và các chính sách của Nhà nước liên quan đến đất đai không? Và được tuyên truyền qua phương tiện nào?

Có được tuyên truyền qua họp dân Có được tuyên truyền qua các tổ chức

Được nắm bắt qua kênh thông tin khác Không được tuyên truyền, nắm bắt

6. Ông(bà) đánh giá mức độ thuận tiện về việc hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các dự án?

Có thuận lợi Không thuận lợi

7. Việc bồi thường nên theo loại hình Nhà nước bồi thường đền bù theo đơn giá và chính sách quy định hay không?

Bồi thường theo giá Nhà nước Không bồi thường theo giá Nhà nước

8. Việc bồi thường hiện nay nên do chủ dự án thương thảo giá đất với hộ dân hay không?

Bồi thường theo giá thương thảo Không bồi thường theo giá thương thảo

9. Ông (bà) đề xuất, kiến nghị gì để người dân thấy thuận tiện hơn trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến đất dự án ?

Đề xuất thay đổi chính sách cho hợp lý với từng địa phương Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý

Tăng cường tuyên truyền thông tin về chính sách cho người dân Tăng cường sự hỗ trợ của các cấp các ngành

Yếu tố khác ………

10. Ý kiến khác: ………..

………

………

NGƯỜI ĐIỀU TRA

(Kí, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 119)