Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

2.1.4. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

2.1.4.1. Lập dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB là hoạt động hết sức phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Vì vậy để làm tốt công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học mà trong đó việc lập và thực hiện các kế hoạch tài chính là có tính chất bắt buộc. Các giá trị dự toán trong dự án đầu tư chính là cơ sở quan trọng để lập, triển khai các kế hoạch tài chính thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Thông thường người ta cần lập một số loại dự toán sau:

a) Dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được quy định cụ thể như sau:

- Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;

- Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan;

- Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí quyđịnh tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;

- Chi phí khác của công trình (Chính phủ, 2015).

- Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí. Tổng dự toán xây dựng công trình được xác định bằng cách cộng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của dự án (Chính phủ, 2015).

b) Dự toán gói thầu xây dựng

Dự toán gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Dự toán gói thầu xây dựng gồm dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và dự toán gói thầu hỗn hợp (Chính phủ, 2015).

Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựachọn nhà thầu xây dựng.

Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện xác định, cập nhật, thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng trước khi phê duyệt (Chính phủ, 2015).

2.1.4.2. Công tác quản lý chi phí, tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB

a) Quản lý chi phí

Như trên đã nêu, quản lý vốn đầu tư XDCB là một công việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Nội dung các hoạt động lại cũng rất đa dạng. Quản lý vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện đối với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án công trình. Công tác quản lý chi phí bao gồm:

- Quản lý chi phí xây lắp:

Cần kiểm tra, giám sát việc áp dụng các địnhmức, đơn giá đảm bảo đúng các qui định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công, đối với các qui định hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giá

dự toán và các chế độ trong quản lý XDCB của Nhà nước và địa phương, cần chú

ý tới thời hạn hiệu lực của văn bản (Quốc hội, 2015).

- Quản lý chi phí thiết bị:

Trước hết cần quản lý danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật…đảm bảo đúng nội dung đầu tư thiết bị trong dự án đă được duyệt. Tiếp đó, cần giám sát, theo dơi chặt chẽ để đảm bảo rằng các máy moc, thiết bị này dược sử dụng đúng mục đích, được khai thác và tận dụng một cách có hiệu quả. Theo tiến độ của dự án, việc tiếp nhận và sử dụng vốn tạm ứng được thực hiện cho các đối tượng là khối lượng xây lắp thực hiện, chi phí thiết bị và các chi phí khác của dự án. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện theo phương thức đấu thầu đối tượng chính là dự án đầu tư. Ba trường hợp được quy định là:

+ Đối với các khối lượng xây lắp thực hiện đấu thầu: Việc tiếp nhận và sử dụng vốn tạm ứng căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết qủa đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu, giấy bảo lănh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu.

+ Đối với chi phí thiết bị: Vốn tạm ứng được sử dụng để trả tiền đặt cọc, mở L/C, thanh toán theo tiến độ đă được xác định trong hợp đồng

+ Đối với chi phí khác: Mức tạm ứng nhiều nhất không vượt quá kế hoạch vốn cả năm đă bố trí cho công việc khác (Chính phủ, 2015).

b) Tam ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tử nguồn ngân sách nhà nước

Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư là quá trình Kho bạc nhà nước (KBNN) thực hiện đề nghị của chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư đến tay các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng thiết bị) và chi tiêu cho việc quản lý của chủ đầu tư. Bản chất của việc cấp vốn là Nhà nước (chủ đầu tư là người đại diện) mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt, thiết bị công nghệ và các sản phẩm xây dựng cơ bản khác của các nhà thầu. Do đó, việc cấp đúng, cấp đủ tức là cấp đúng giá trị của bản thân hàng hoá XDCB mà nhà thầu bán cho chủ đầu tư. Cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN là khâu quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Quốc hội, 2015).

c) Thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành

công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến KBNN các tài liệu cơ sở của dự án (văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm

quyền, dự án đầu tư xây dựng công trình, văn bản lựa chọn nhà thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu,…) (Chính phủ, 2015).

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm: cấp phát và thu hồi vốn tạm ứng; cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành.

Việc thanh toán khối lượng XDCB đã hoàn thành được xem xét trong các trường hợp sau:

-Đối với khối lượng công tác xây lắp: Phải căn cứ vào định mức dự toán của từng loại công tác, mức giá vật liệu được công bố từng tháng của địa phương và những thay đổi giá ca máy hoặc tiền lương tại thời điểm thi công khối lượng công tác xây lắp đó để xác định đơn giá XDCB phù hợp với mặt bằng giá tại thời điểm đó hoặc dùng phương pháp bù trừ chênh lệch giá của khối lượng công tác xây lắp hoàn thành được thanh toán.

-Đối với thanh toán thiết bị: Khối lượng thiết bị được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp), hoặc đă lắp đặt xong và được nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt) và thoả măn các đIều kiện để được nghiệm thu.

-Thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác: Việc thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác được thực hiện khi có đủ các căn cứ chứng minh công việc đă được thực hiện.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư

trên cơ sở kế hoạch vốn được giao (Chính phủ, 2015).

Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán; cơ quan thanh toán vốn đầu tư không chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư. Trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện những sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nghiêm cấm các cơ quan thanh toán vốn đầu tư và chủ đầu tư tự đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng (Chính phủ, 2015).

2.1.4.3. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Để đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng, tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước bao gồm:vốn NSNN, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, vốn Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Trái phiếu (Chính phủ, Chính quyền địa phương), đều phải quyết toán sau khi hoàn thành hoặc khi kết thúc năm kế hoạch. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là

chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyết toán vốn đầu tư được thực hiện dưới 2 hình thức(Bùi Tiến Hanh, 2010).

a. Quyết toán thực hiện vốn đầu tư theo niên độ ngân sách

Kết thúc năm, chủ đầu tư phải lập bảng đối chiếu thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong năm và luỹ kế số thanh toán từ khi khởi công đến hết niên độ ngân sách gửi KBNN. Đồng thời chủ đầu tư phải báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của từng dự án gửi cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, KBNN, cơ quan Tài chính cùng cấp (đối với dự án địa phương quản lý).

Các Bộ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của các chủ đầu tư, chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp, lập báo cáo tổng hợp thực hiện vốn đầu tư của các dự án trong năm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. Báo cáo phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư, vấn đề khó khăn tồn tại, kiến

nghị các giải pháp giải quyết (Bùi Tiến Hanh, 2010).

b. Quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng cơ bản hoàn thành

Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa

vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có) và KBNN.

Quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư đã thực hiện hàng năm và tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện dự án; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động hình thành qua đầu tư; giá trị tài sản bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao đưa dự án vào vận hành để xác định giá trị tài sản mới tăng và giá trị tài sản bàn giao nếu dự án kéo dài trong nhiều năm; phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu, KBNN, cơ quan

quản lý Nhà nước liên quan trong quá trình đầu tư.

Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phầnđiều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh (Quốc hội, 2015).

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư

có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.

Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định (Chính phủ, 2015).

Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.

Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định tại khoản 3 Điều này bị xử lý theo quy định tại Nghị định về xử phạt quy định hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai khác, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở.

Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

- Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)