Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
4.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư XDCB
Công tác lập dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của dự án cũng hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Dự toán vốn không khả thi, không thực hiện được sẽ gây lãng phí vốn đầu tư, có dự án thừa vốn nhưng không giải ngân được trong khi dự án khác có tiến độ giải ngân cao lại thiếu vốn. Nếu dự toán vốn thấp hơn nhu cầu sẽ tác động trực tiếp đến các nhà thầu vì có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn đảm bảo, dẫn tới tiến độthực hiện dự án cũng bị ảnh hưởng, chậm hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, công tác lập dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần phải được quan tâm để đảm bảo kế hoạch vốn sát với thực tế và tiến độ thực hiện của các dự án. Muốn thực hiện tốt công tác này cần:
a. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần theo hướng giao kế hoạch trong từng giai đoạn.
Để tạo sự chuyển biến tích cực, Nhà nước cần nghiên cứu việc phân bổ kế
hoạch vốn đầu tư XDCB theo hướng giao kế hoạch trung hạn (từ 3-5 năm) cho các Bộ, Ngành, địa phương để các đơn vị này chủ động điều hành kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư.
b. Gắn trách nhiệm của người quyết định đầu tư với người quản lý vốn đầu tư XDCB
Cần có sựđột phá trong khâu quyết định dự án đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư, đó là gắn trách nhiệm của người quyết định đầu tư với người quản lý vốn NSNN và hoàn thiện cơ chế kế hoạch hoá đầu tư theo dự án. Căn bệnh cố hữu của cơ chế kế hoạch hoá vốn đầu tư từ NSNN là bố trí vốn phân tán, rải mành mành. Nguyên nhân trực tiếp là người quyết định phê duyệt dự án đầu tư với người quyết định về nguồn vốn chưa có sự gắn kết hợp lý. Người quyết định đầu tư thì căn cứ vào nhu cầu đầu tư phát triển thuộc phạm vi mình phụ trách để đầu tư trong khi đó lại không thể quyết định được khả năng huy động nguồn vốn dẫn
đến có quá nhiều dự án được quyết định đầu tư, trong khi nguồn vốn lại đang còn ít ỏi, chưa tương xứng với nhu cầu.
Do vậy, đề nghị hoàn thiện cơ chế gắn người quyết định đầu tư với người quản lý vốn ngân sách theo hai hướng: thứ nhất, người có thẩm quyền quyết định
đầu tư phải biết được nguồn vốn để thực hiện đầu tư, từđó có kế hoạch phân bổ
nguồn vốn trong các dự án được quyết định đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tiến độ sử dụng vốn. Cơ chế này cần được áp dụng đồng bộ
từ TW đến địa phương. Thêm vào đó người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải có trách nhiệm xác định mức độ quan trọng của các dự án từ đó xác định dự án mục tiêu, dự án ưu tiên thực hiện trước với nguồn ngân sách có hạn.
Không chỉ vậy, để trách việc bố trí vốn dàn trải nên giữ lại chủ trương (đã
bị Nghị định 12/2009/NĐ-CP xoá bỏ) bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các dự
án đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không qua 4 năm, dự án nhóm C không qua 2 năm. Cơ chế trên được duy trì qua bảy – tám đời Nghị định (từ Nghị định 52/1999/NĐ-CP đến Nghị định 99/2007/NĐ-CP). Nó có tác dụng tránh đầu tư dàn trải. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP đã loại bỏ điều này. Do vậy, chúng tôi xin đề
nghị cần được khôi phục trở lại cơ chế này trong các văn bản pháp luật hiện hành nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư dàn trải – một hiện tượng khá phổ biến (đặc biệt là các dự án nhóm C) ởđịa phương hiện nay.
c.Nghiên cứu xây dựng và thực hiện cơ chế phân bổ vốn theo tiến độ dự án
Do đặc thù của hoạt động đầu tư XDCB là thời gian thi công dài, có khối lượng dở dang, chu kỳđầu tư không trùng với năm ngân sách nên cần bố trí vốn
trung và dài hạn vì vậy, việc phân bổ, bố trí vốn cần thực hiện theo tiến độ dự án. Hiện nay, việc phân bổ, bố trí vốn đầu tư XDCB cho các dự án, công trình do các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện bố trí theo năm ngân sách (kế hoạch năm của dự án chỉ được thanh toán hết ngày 31 tháng 01 năm sau), chưa đảm bảo vốn theo tiến độ thực hiện dự án do đó dẫn đến tình trạng nhiều công trình, dự án đầu tư XDCB đã được phê duyệt đang thực hiện nhưng không bố trí được vốn hoặc bố trí không đảm bảo tiến độ thực hiện làm kéo dài thời gian đầu tư và xây dựng, chậm đưa công trình, dự án vào hoạt động.
Nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu đầu tư, do vậy nguồn vốn này chịu nhiều áp lực của các yếu tố phi kinh tế dẫn đến dàn trải mang tính bình quân chủ nghĩa mà chưa xuất phát từ hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể. Chính vì vậy mà hàng năm vẫn tồn tại những dự án không “tiêu” hết vốn, trong khi có các dự án vốn không theo kịp tiến độ khiến cho quá trình thực hiện, thường là các tháng cuối năm, các Bộ, Ngành, địa phương phải điều chỉnh vốn từ dự án này sang sự án khác gây khó
khăn cho chủ đầu tư và doanh nghiệp. Cũng chính vì từ việc thiếu gắn kết giữa các dự án với kế hoạch hàng năm đã kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như nợ đọng khối lượng, kéo dài trong thanh toán gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như lãng phí nguồn lực xã hội. Do vậy, việc chuyển dần từ kế hoạch hoá
đầu tư hàng năm sang kế hoạch hoá theo tiến độ dự án sẽđảm bảo hiệu quảđồng vốn và khắc phục tình trạng trên.
Cụ thể, với mỗi dự án đầu tư phải có kế hoạch giải ngân vốn cụ thể được duyệt trước khi tiến hành triển khai dự án: kế hoạch ít nhất phải chia làm 03 giai đoạn, đồng thời phải làm báo cáo tạm quyết toán nguồn vốn đã giải ngân trước và kế hoạch cụ thể nguồn vốn giải ngân cho giai đoạn tiếp theo nộp phòng Tài
chính - Kế hoạch thị xã trước 20 ngày cho thời hạn giải ngân kỳ tiếp theo.Từ đó
Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã xem xét và chuyển Kho bạc Nhà nước cân đối nguồn vốn ngân sách để giải ngân cho đơn vị thực hiện công trình.
d. Sửa đổi cơ chế phân bổ vốn đầu tư XDCB theo hướng bổ sung quy định nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn đầu tư XDCB theo tiến độ dự án, công trình và khối lượng thực hiện.
Theo đó đối với các công trình dự án đầu tư XDCB đã được phê duyệt và thực hiện được NSNN đảm bảo bố trí đủ vốn theo tổng mức đầu tư của dự án được duyệt và tiến độ thực hiện. Đồng thời quy định khi phân bổ, bố trí dự toán ngân sách đầu tư XDCB hàng năm được giao phải đảm bảo bố trí đủ vốn cho các công trình dự án này theo dự toán và tiến độ thực hiện, sau đó mới xem xét bố trí vốn cho các công trình dự án khới công mới. Đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ chế đảm bảo quyền của cơ quan dân cử, cơ quan Tài chính trong việc giám sát quyết
định chủ trương đầu tư, trong đó việc bố trí vốn đối với các công trình dự án đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụđầu tư XDCB và khả năng nguồn vốn NSNN.
e. Xây dựng cơ chế về quyền và trách nhiệm của cơ quan tài chính
Trước hết, khi triển khai bố trí vốn cho từng dự án đầu tư, UBND thị xã phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch theo quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên.
Tập trung bố trí vốn cho các mục tiêu theo quy định, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã quyết toán vốn đầu tư.
g. Thực hiện gắn kết công tác kế hoạch hoá đầu tư hàng năm với công tác kế hoạch hoá đầu tư theo dự án.
Nguồn vốn ngân sách thị xã tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi, các công trình mang tính xã hội cao. Vì vậy cần sớm đưa các dự án vào khai thác sử dụng ngày nào sẽ sớm có hiệu quả ngày đó.
Bố trí vốn cho các dự án theo đúng tiến độ sử dụng vốn đã được xác định trong quyết định đầu tư. Thực hiện bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không qua 4 năm, dự án nhóm C không qua 2 năm. Việc bố trí vốn cho các dự án trước hết phải đảm bảo theo đúng tiến độ đã duyệt, phần còn lại mới phân bổ cho các dự án mới khởi công. Phải kiên quyết đình hoãn một số công trình để dồn vốn cho các công trình đang thực hiện dở dang nhằm hoàn thành dứt điểm đi vào sử dụng. Theo dõi sát sao để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện cho các dự án có khả năng thực hiện vượt kế hoạch được giao và các dự án cần tập trung vốn. Việc này cần tiến hành sớm vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Khi đã được HĐND thị xãthông qua kế hoạch vốn và danh mục công trình, trên cơ sở các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB, UBND thị xã (chủ đầu tư) có thông báo cụ thể và giao cho các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện.