Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 103)

CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN

Từcơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài ta thấy rõ vai trò và sự cần thiết của việc quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.

Qua tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

4.3.1. Rà soát các quy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Như đã phân tích ở trên, một trong những hạn chế làm cho chất lượng của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN chưa cao là do sự chưa hoàn thiện trong cơ chế quản lý vốn mà biểu hiện là các vấn đề liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề đầu tiên mà tỉnh Bắc Ninh cần có các biện pháp cải thiện chất lượng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cấp tỉnh quản lý, cụ thể:

Rà soát các quy định của Trung ương, căn cứ trên thực tiễn hoạt động đầu tư XDCB nguồn NSNN của tỉnh, thị xã phát hiện những quy định chồng chéo, bất cập để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, đồng thời xây dựng quy định của tỉnh để áp dụng thống nhất và chỉ đạo thực hiện. Thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, rõ ràng, trọng tâm là quy định rõ các trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, ..., trong đó tập trung vào những hoạt động đầu tư XDCB nguồn

NSNN được quy định khác nhau bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai.

Rà soát các Luật: Luật đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Xây dựng và các luật liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung các qui định trong quản lý đầu tư XDCB và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh phân cấp, chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Các Sở, Ban, Ngành có chức năng tổng hợp về vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN cần rà soát, tham mưu xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên thị xã quản lý, cụ thể là sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Sở chuyên ngành trong toàn bộ quá trình xuyên suốt đầu tư một dự án, hạng mục công trình từ nguồn vốn NSNN. Trên cơ sở đó có thể lập, xây dựng sổ tay hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN sao cho có thể phục vụ tốt cho cả công tác lập, theo dõi, đánh giá và báo cáo về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cho cả các chủ đầu tư cũng như các đơn vị tổng hợp.

Ngoài ra, việc phân cấp đúng đắn sẽ tạo động lực và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của chủ đầu tư, không còn tình trạng cơ quan nào cũng có vai trò, nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể, tăng cường giám sát của cơ sở để đẩy nhanh tốc độ và chất lượng đầu tư XDCB. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng phân cấp và làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành và chủ đầu tư cũng như người đứng đầu trong cơ quan, thu gọn đầumối trong việc giải quyết mọi công việc liên quan đến đầu tư XDCB. Tuy nhiên, việc phân cấp cần xem xét tới khả năng, năng lực thực hiện dự án, hạng mục công trình nói chung và công việc quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng.

Việc quản lý Nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trong thời gian tới.

4.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và phân bổ vốn đầutư XDCB

Công tác lập dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của dự án cũng hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Dự toán vốn không khả thi, không thực hiện được sẽ gây lãng phí vốn đầu tư, có dự án thừa vốn nhưng không giải ngân được trong khi dự án khác có tiến độ giải ngân cao lại thiếu vốn. Nếu dự toán vốn thấp hơn nhu cầu sẽ tác động trực tiếp đến các nhà thầu vì có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn đảm bảo, dẫn tới tiến độthực hiện dự án cũng bị ảnh hưởng, chậm hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, công tác lập dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần phải được quan tâm để đảm bảo kế hoạch vốn sát với thực tế và tiến độ thực hiện của các dự án. Muốn thực hiện tốt công tác này cần:

a. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần theo hướng giao kế hoạch trong từng giai đoạn.

Để tạo sự chuyển biến tích cực, Nhà nước cần nghiên cứu việc phân bổ kế

hoạch vốn đầu tư XDCB theo hướng giao kế hoạch trung hạn (từ 3-5 năm) cho các Bộ, Ngành, địa phương để các đơn vị này chủ động điều hành kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư.

b. Gắn trách nhiệm của người quyết định đầu tư với người quản lý vốn đầu tư XDCB

Cần có sựđột phá trong khâu quyết định dự án đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư, đó là gắn trách nhiệm của người quyết định đầu tư với người quản lý vốn NSNN và hoàn thiện cơ chế kế hoạch hoá đầu tư theo dự án. Căn bệnh cố hữu của cơ chế kế hoạch hoá vốn đầu tư từ NSNN là bố trí vốn phân tán, rải mành mành. Nguyên nhân trực tiếp là người quyết định phê duyệt dự án đầu tư với người quyết định về nguồn vốn chưa có sự gắn kết hợp lý. Người quyết định đầu tư thì căn cứ vào nhu cầu đầu tư phát triển thuộc phạm vi mình phụ trách để đầu tư trong khi đó lại không thể quyết định được khả năng huy động nguồn vốn dẫn

đến có quá nhiều dự án được quyết định đầu tư, trong khi nguồn vốn lại đang còn ít ỏi, chưa tương xứng với nhu cầu.

Do vậy, đề nghị hoàn thiện cơ chế gắn người quyết định đầu tư với người quản lý vốn ngân sách theo hai hướng: thứ nhất, người có thẩm quyền quyết định

đầu tư phải biết được nguồn vốn để thực hiện đầu tư, từđó có kế hoạch phân bổ

nguồn vốn trong các dự án được quyết định đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tiến độ sử dụng vốn. Cơ chế này cần được áp dụng đồng bộ

từ TW đến địa phương. Thêm vào đó người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải có trách nhiệm xác định mức độ quan trọng của các dự án từ đó xác định dự án mục tiêu, dự án ưu tiên thực hiện trước với nguồn ngân sách có hạn.

Không chỉ vậy, để trách việc bố trí vốn dàn trải nên giữ lại chủ trương (đã

bị Nghị định 12/2009/NĐ-CP xoá bỏ) bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các dự

án đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không qua 4 năm, dự án nhóm C không qua 2 năm. Cơ chế trên được duy trì qua bảy – tám đời Nghị định (từ Nghị định 52/1999/NĐ-CP đến Nghị định 99/2007/NĐ-CP). Nó có tác dụng tránh đầu tư dàn trải. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP đã loại bỏ điều này. Do vậy, chúng tôi xin đề

nghị cần được khôi phục trở lại cơ chế này trong các văn bản pháp luật hiện hành nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư dàn trải – một hiện tượng khá phổ biến (đặc biệt là các dự án nhóm C) ởđịa phương hiện nay.

c.Nghiên cứu xây dựng và thực hiện cơ chế phân bổ vốn theo tiến độ dự án

Do đặc thù của hoạt động đầu tư XDCB là thời gian thi công dài, có khối lượng dở dang, chu kỳđầu tư không trùng với năm ngân sách nên cần bố trí vốn

trung và dài hạn vì vậy, việc phân bổ, bố trí vốn cần thực hiện theo tiến độ dự án. Hiện nay, việc phân bổ, bố trí vốn đầu tư XDCB cho các dự án, công trình do các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện bố trí theo năm ngân sách (kế hoạch năm của dự án chỉ được thanh toán hết ngày 31 tháng 01 năm sau), chưa đảm bảo vốn theo tiến độ thực hiện dự án do đó dẫn đến tình trạng nhiều công trình, dự án đầu tư XDCB đã được phê duyệt đang thực hiện nhưng không bố trí được vốn hoặc bố trí không đảm bảo tiến độ thực hiện làm kéo dài thời gian đầu tư và xây dựng, chậm đưa công trình, dự án vào hoạt động.

Nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu đầu tư, do vậy nguồn vốn này chịu nhiều áp lực của các yếu tố phi kinh tế dẫn đến dàn trải mang tính bình quân chủ nghĩa mà chưa xuất phát từ hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể. Chính vì vậy mà hàng năm vẫn tồn tại những dự án không “tiêu” hết vốn, trong khi có các dự án vốn không theo kịp tiến độ khiến cho quá trình thực hiện, thường là các tháng cuối năm, các Bộ, Ngành, địa phương phải điều chỉnh vốn từ dự án này sang sự án khác gây khó

khăn cho chủ đầu tư và doanh nghiệp. Cũng chính vì từ việc thiếu gắn kết giữa các dự án với kế hoạch hàng năm đã kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như nợ đọng khối lượng, kéo dài trong thanh toán gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như lãng phí nguồn lực xã hội. Do vậy, việc chuyển dần từ kế hoạch hoá

đầu tư hàng năm sang kế hoạch hoá theo tiến độ dự án sẽđảm bảo hiệu quảđồng vốn và khắc phục tình trạng trên.

Cụ thể, với mỗi dự án đầu tư phải có kế hoạch giải ngân vốn cụ thể được duyệt trước khi tiến hành triển khai dự án: kế hoạch ít nhất phải chia làm 03 giai đoạn, đồng thời phải làm báo cáo tạm quyết toán nguồn vốn đã giải ngân trước và kế hoạch cụ thể nguồn vốn giải ngân cho giai đoạn tiếp theo nộp phòng Tài

chính - Kế hoạch thị xã trước 20 ngày cho thời hạn giải ngân kỳ tiếp theo.Từ đó

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã xem xét và chuyển Kho bạc Nhà nước cân đối nguồn vốn ngân sách để giải ngân cho đơn vị thực hiện công trình.

d. Sửa đổi cơ chế phân bổ vốn đầu tư XDCB theo hướng bổ sung quy định nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn đầu tư XDCB theo tiến độ dự án, công trình và khối lượng thực hiện.

Theo đó đối với các công trình dự án đầu tư XDCB đã được phê duyệt và thực hiện được NSNN đảm bảo bố trí đủ vốn theo tổng mức đầu tư của dự án được duyệt và tiến độ thực hiện. Đồng thời quy định khi phân bổ, bố trí dự toán ngân sách đầu tư XDCB hàng năm được giao phải đảm bảo bố trí đủ vốn cho các công trình dự án này theo dự toán và tiến độ thực hiện, sau đó mới xem xét bố trí vốn cho các công trình dự án khới công mới. Đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ chế đảm bảo quyền của cơ quan dân cử, cơ quan Tài chính trong việc giám sát quyết

định chủ trương đầu tư, trong đó việc bố trí vốn đối với các công trình dự án đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụđầu tư XDCB và khả năng nguồn vốn NSNN.

e. Xây dựng cơ chế về quyền và trách nhiệm của cơ quan tài chính

Trước hết, khi triển khai bố trí vốn cho từng dự án đầu tư, UBND thị xã phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch theo quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Tập trung bố trí vốn cho các mục tiêu theo quy định, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã quyết toán vốn đầu tư.

g. Thực hiện gắn kết công tác kế hoạch hoá đầu tư hàng năm với công tác kế hoạch hoá đầu tư theo dự án.

Nguồn vốn ngân sách thị xã tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi, các công trình mang tính xã hội cao. Vì vậy cần sớm đưa các dự án vào khai thác sử dụng ngày nào sẽ sớm có hiệu quả ngày đó.

Bố trí vốn cho các dự án theo đúng tiến độ sử dụng vốn đã được xác định trong quyết định đầu tư. Thực hiện bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không qua 4 năm, dự án nhóm C không qua 2 năm. Việc bố trí vốn cho các dự án trước hết phải đảm bảo theo đúng tiến độ đã duyệt, phần còn lại mới phân bổ cho các dự án mới khởi công. Phải kiên quyết đình hoãn một số công trình để dồn vốn cho các công trình đang thực hiện dở dang nhằm hoàn thành dứt điểm đi vào sử dụng. Theo dõi sát sao để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện cho các dự án có khả năng thực hiện vượt kế hoạch được giao và các dự án cần tập trung vốn. Việc này cần tiến hành sớm vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Khi đã được HĐND thị xãthông qua kế hoạch vốn và danh mục công trình, trên cơ sở các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB, UBND thị xã (chủ đầu tư) có thông báo cụ thể và giao cho các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện.

4.3.3. Hoàn thiệncông tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB

Quy định về quản lý tạm ứng, thanh toán thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tài chính theo từng thời kỳ. Giai đoạn từ năm 2008 thực hiện Nghị định số 99/2007 của Chính phủ mức vốn tạm ứng chỉ khống chế tỷ lệ tối thiểu theo giá trị hợp đồng không khống chế tỷ lệ tối đa do đó lượng vốn tạm ứng là rất lớn; Từ tháng 7-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/NĐ-CP, qua đó đã khống chế mức tạm ứng tối đa là 50% giá trị hợp đồng và thu hồi tạm ứng kết thúc khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng, nhưng số dư tạm ứng hàng năm vẫn còn rất lớn; từ năm ngân sách 2012 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 1792/CT-TTg theo đó quy định mức tạm ứng cho dự án tối đa 30% kế hoạch vốn được giao trong năm, quy định này góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tạm ứng trong giải ngân vốn đầu tư XDCB.

Để quản lý công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)