Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
4.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
Thực hiện việc giám sát khâu chuẩn bị đầu tư và quyết định đầu tư (lập dự án đầu tư, thẩm tra, thẩm định, quyết định đầu tư) nhằm bảo đảm thủ tục pháp lý và tính khả thi của các quyết định đầu tư. Giám sát việc thực hiện dự án đầu tư nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật (thủ tục xây dựng, chất lượng, tiến độ, giải phóng mặt bằng, thực hiện phương án tái định canh, định cư, ổn định đời sống nhân dân; tổ chức đấu thầu, hoạt động xây lắp, mua sắm, giới hạn chi phí dự án…). Đi liền với giám sát phải tổ chức đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc dự án. Thời gian tổ chức đánh giá phải đảm bảo tương ứng với tiến độ triển khai thực hiện dự án nhằm phát hiện và đưa ra những kiến nghị kịp thờiđối với các cơ quan liên quan về những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để dự án phát huy hiệu quả.
Công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Từ Sơn từ trước đến nay vẫn được thực hiện, nhưng chỉ đối với từng dự án riêng lẻ và thường xử lý chưa nghiêm minh, chưa phát huy được vai trò của giám sát cộng đồng mặc dù hàng năm UBND thị xã Từ Sơnvẫn mất khá nhiều tiền để chi cho hoạt động này. Để nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư
XDCB, UBND thị xã Từ Sơncần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
a. Xây dựng quy chế và quy định cụ thể về nội dung, trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan liên quan
Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý đầu tư và xây dựng cần quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan về nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, và quy định cơ chế phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra giữa các Bộ, ngành tránh tình trạng trùng lặp.
Có quy định công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đầu tưđược thực hiện
đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác, sử dụng, tránh tình trạng chỉ chủ yếu tập trung vào giai đoạn thi công xây dựng, hoặc sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng có hiện tượng xuống cấp mới thanh kiểm tra.
b. Xây dựng và ban hành quy trình, biện pháp kiểm tra hữu hiệu để đảm bảo các quy định về đầu tư và xây dựng, tài chính phải được tuân thủ đúng, đủ và phát hiện được những sơ hở trong quy định.
c. Nâng cao năng lực hiệu quả của lực lượng thanh tra
Bởi những sai phạm trong đầu tư XDCB rất tinh vi khó phát hiện, nhiều trường hợp điều tra rất khó khăn song lực lượng thanh kiểm tra còn yếu và thiếu bằng cách:
+ Bổ sung thêm cán bộ có năng lực trình độ
+ Tăng kinh phí và trang bị thêm thiết bị kĩ thuật + Mở rộng phạm vi quyền hạn
+ Đảm bảo tính độc lập của lực lượng này
+ Có những biện pháp thưởng phạt nghiêm minh và ràng buộc trách nhiệm cá nhân, đặc biệt có chế tài xử lý nghiêm các hành vi: thông thầu, gian lận trong kê khai khối lượng, thông đồng giữa chủđầu tư và nhà thầu,…để giữ nghiêm luật pháp
e. Phát huy vai trò của kiểm toán Nhà nước, tạo điều kiện để kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
Thực hiện kiểm tra ngay từ khi lập kế hoạch đầu tư: dự án đầu tư phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, của thị xã. Trong khâu này cần kiểm tra tính cần thiết cũng như phân tích, xem xét hiệu quả sử dụng của dự án. Điều đó hạn chếđược việc đầu tư không phù hợp, không hiệu quả.
Thực hiện kiểm tra trong suốt quy trình kế hoạch hoá: việc kiểm tra này
được xem xét trên các khía cạnh:
+ Khối lượng công việc được đầu tư
+ Định mức chi phí: định mức chi phí là vấn đề nhạy cảm, dễ bị lợi dụng, nảy sinh tiêu cực. Trong thực tếđầu tư, định mức quy định và thực tiễn nhiều khi không thống nhất và sự không thống nhất này thường bị lợi dụng để vụ lợi.
+ Giá cả thiết bị khi lập dự toán: các dự án đầu tư từ nguồn NSNN của thị
xã thường được điều chỉnh, bổ sung. Trong nhiều nguyên nhân có sự thay đổi về
giá thực tế, do vậy cần kiểm tra thực tế nội dung này nhằm hạn chế sự điều chỉnh, bổ sung, gây khó khăn cho cả chủđầu tư và nhà thầu.
Thực hiện kiểm tra trong khâu thi công, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, công trình theo thiết kế, kiểm tra quyết toán.
Bên cạnh việc thanh kiểm tra các dự án đầu tư, việc chống thát thoát, tham nhũng trong khâu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của thị xã Từ Sơn cũng cần
được quan tâm. Cần thay đổi nhận thức về công tác thanh tra coi đây là công việc quản lý nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, chống thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước do vậy phải thực hiện thường xuyên, liên tục.
Kết hợp thanh tra thường xuyên với thanh tra đột xuất và thanh tra cục bộ. Cán bộ làm công tác thanh tra cần có thái độ cương quyết, nghiêm túc, trung thực, thẳng thắn trong công tác thanh tra xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân sai phạm trong đầu tư XDCB. Kết hợp tốt thanh tra với chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần biết lắng nghe và phân tích các ý kiến của nhân dân, không bỏ ngoài tai, xem thường nhưng cũng không nên quá tin vào những dự luận của nhân dân để đưa ra những kết luận chính xác trong việc thanh kiểm tra công tác quản lý đầu tư XDCB.