Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực tại Công ty mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty môi trường đô thị hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 71 - 73)

trường đô thị Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm

Đơn vị nhận thức đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng công việc trở thành nhu cầu và là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nên đơn vị đã thực hiện những kế hoạch, chính sách để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

4.1.5.1. Quy trình đào tạo của Chi nhánh Hoàn Kiếm

Bước 1: Phân tích nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo năm

Tháng 12 hàng năm, phòng Tổ chức – Hành chính phối hợp với các bộ phận phòng ban để phân tích nhu cầu đào tạo theo kế hoạch phát triển của các đơn vị, nhân viên. Đồng thời, phòng Tổ chức – Hành chính thông báo cho các bộ phận lập phiếu yêu cầu đào tạo. Phòng Tổ chức – Hành chính sau khi nhận được phiếu yêu cầu đào tạo của các phòng ban sẽ xem xét, phân tích để lập kế hoạch đào tạo năm. Kế hoạch này dựa vào mục tiêu phát triển đơn vị, nhu cầu đào tạo của đơn vị cho năm sau và ngân sách được xét duyệt cho đào tạo từ Giám đốc.

Bước 2: Phê duyệt

Sau khi tập hợp toàn bộ nhu cầu đào tạo của các bộ phận phòng ban trong toàn đơn vị, phòng Tổ chức – Hành chính trình kế hoạch đào tạo năm cho Giám đốc xem xét và phê duyệt bộ phận đào tạo của phòng Tổ chức – Hành chính đóng vai trò tư vấn cho Giám đốc và các bộ phận có liên quan trong suốt quá trình xem xét, phê duyệt kế hoạch đào tạo. Bộ phận đào tạo sẽ giới thiệu và cung cấp một số chi tiết về nhà cung cấp dịch vụ phù hợp, khóa học, chi phí và loại hình đào tạo cho từng yêu cầu đào tạo để Giám đốc và các phòng ban quyết định.

Bước 3: Tổ chức thực hiện

Căn cứ kế hoạch đào tạo năm và nhu cầu đào tạo được Giám đốc phê duyệt, phòng Tổ chức – Hành chính lập kế hoạch đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng liên hệ các đơn vị bên trong hoặc cơ sở đào tạo bên ngoài để tiến hành thực hiện đào tạo. Phòng Tổ chức – Hành chính cũng thông báo cho trưởng các

bộ phận trong đơn vị và người được đào tạo biết thời gian đào tạo để sắp xếp chuẩn bị. Các nội dung đào tạo của đơn vị bao gồm:

+ Đào tạo giới thiệu đơn vị, huấn luyện an toàn, hướng dẫn công việc + Đào tạo theo công việc

+ Đào tạo lại

+ Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ: + Đào tạo thi nâng bậc lương:

Bước 4: Báo cáo kết quả đào tạo và đánh giá tính hiệu quả

Sau khi thực hiện đào tạo xong, người hướng dẫn lập báo cáo kết quả đào tạo báo cáo trưởng các bộ phận trong đơn vị đồng thời photo chuyển về cho phụ trách đào tạo phòng Tổ chức – Hành chính để cập nhật theo dõi. Việc đánh giá phải được ghi nhận vào phiếu đánh giá kết quả sau đào tạo và được photo gửi về phòng Tổ chức – Hành chính để theo dõi và lưu tại đơn vị. Nếu không đạt phải tiến hành đào tạo lại. Vào cuối năm, bộ phận đào tạo và các phòng ban trong đơn vị có liên quan sẽ thực hiện việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đào tạo. Kết quả của việc đánh giá tính hiệu quả của khóa đào tạo trong năm sẽ là cơ sở để đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa các khóa đào tạo trong năm kế tiếp. Kết quả đánh giá này sẽ được gửi về phòng Tổ chức – Hành chính để lưu trữ.

Bước 5: Lưu hồ sơ đào tạo

Phòng Tổ chức - Hành chính lưu đầy đủ hồ sơ đào tạo theo biểu mẫu của đơn vị.

4.1.5.2. Kết quả đào tạo được thực hiện tại đơn vị

Đơn vị chủ yếu sử dụng phương pháp đào tạo tại chỗ. Quá trình đào tạo được thực hiện ngay tại nơi làm việc do người có trình độ cao trong đơn vị hướng dẫn cho người mới vào làm việc hoặc những người có trình độ thấp hơn. Đơn vị thường áp dụng hình thức đào tạo này đối với hầu hết lao động mới được tuyển vào làm việc trong đơn vị vì nó giúp đơn vị tiết kiệm được chi phí và nhân viên học việc có thể đồng thời vừa học vừa làm góp phần tạo ra năng suất lao động. Đơn vị thường tổ chức gửi nhân viên ra ngoài đào tạo. Phương pháp đào tạo này thường tập trung chủ yếu cho các cán bộ quản lý của đơn vị hoặc những nhân viên có tiềm năng, triển vọng cao. Sau thời gian đi đào tạo về, những người này sẽ truyền đạt lại cho nhân viên cấp dưới.

Đơn vị cũng cho cán bộ kỹ thuật đi tham quan trong và ngoài nước nhằm học tập và tiếp thu công nghệ mới để sau đó huấn luyện lại cho công nhân. Ngoài ra, đơn vị còn có mối quan hệ tốt với các viện nghiên cứu, trường đại học. Nhờ đó, việc tiếp nhận thông tin, tiếp thu và ứng dụng vào thực tế những đổi mới của công nghệ diễn ra tương đối thuận lợi. Công tác lựa chọn hướng đầu tư công nghệ, đổi mới thiết bị được các cán bộ có trách nhiệm trong đơn vị bàn luận kỹ lưỡng trước khi triển khai. Đơn vị luôn chú trọng việc đào tạo nâng cao, đào tạo theo công nghệ mới để đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Bảng 4.5. Tổng hợp số lượng nhân viên được đào tạo qua 3 năm 2015 – 2017

ĐVT: Người

Nội dung 2015 2016 2017

So sánh (%)

2016 - 2015 2017 - 2016 ±Δ (%) ±Δ (%)

Đào tạo tại doanh nghiệp 380 400 410 20 5,26 10 2,50 Đào tạo ngoài doanh

nghiệp 177 106 25 -71 -40,11 -81 -76,42 Tổng cộng 557 506 435 -51 -9,16 -71 -14,03 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Bảng 4.5 cho thấy số lượng nhân viên được đào tạo tại doanh nghiệp rất cao vì hầu hết tất cả các nhân viên hay công nhân mới vào làm việc tại đơn vị đều phải qua các nội dung đào tạo theo quy định của đơn vị như: giới thiệu đơn vị, huấn luyện an toàn và hướng dẫn công việc…nhằm giúp cho nhân viên nắm rõ các quy định, nội quy và văn hóa của đơn vị để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc. Đồng thời, đơn vị còn tổ chức các khóa nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn của từng nhân viên (100% nhân viên hàng năm đều được đào tạo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty môi trường đô thị hà nội chi nhánh hoàn kiếm (Trang 71 - 73)