Kinh nghiệm quản lý thực hiện thủ tục hành chín hở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý thực hiện thủ tục hành chín hở một số địa phương

trong nước

2.2.1.1. Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Huyện Vân Đồn cũng như các huyện khác trong tỉnh đã bám sát Chương trình tống thế của Chính phủ về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 là “ xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..” với sự chỉ đạo liên tục và thường xuyên của tỉnh Quảng Ninh, công cuộc cải cách hành chính nói chung và thực hiện thủ tục hành chính nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định.

Cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC tại UBND cấp huyện nói riêng đã có những chuyến biến đáng khích lệ, biếu hiện như: mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân và doanh nghiệp được cải thiện một cách đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa”, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về TTHC; TTHC được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Bên cạnh những kết quả và chuyến biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản lý, TTHC vẫn còn tồn tại khá phố biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong việc kiếm tra thực hiện tố chức. Do đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” vẫn còn phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tố chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư. Cụ thể:

- Hệ thống tờ khai còn thiếu thống nhất, nhiều quy định bất hợp lý nhưng chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản gọn nhẹ. Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền về tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực trạng này đã gây phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sự nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển khá nhiều ở UBND cấp huyện trong tỉnh Quảng Ninh.

- Không chỉ hạn chế về mặt nội dung các quy định về TTHC, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng rất yếu kém. Nhiều quy định về TTHC không phù hợp với thực tế nhưng chậm được phát hiện đế điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Điều này đã tồn tại từ lâu nhưng thực tế vẫn chậm được khắc phục (Nguyễn Chiến, 2015).

2.2.1.2. Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Mô hình “một cửa” trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân trong thời gian qua được UBND thị xã Tam Điệp triển khai tương đối tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực như giảm phiền hà cho tố chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí được công khai, minh bạch ; tổ chức, công dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của cán bộ công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được UBND phê duyệt. So với một số địa phương khác cùng cấp khi thực hiện cơ chế một cửa như UBND thành phố Ninh

Bình, UBND Q.Ngô quyền - thành phố Hải Phòng, thì UBND thị xã Tam Điệp có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cải cách và xây dựng quy trình, quy chế làm việc hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế, vì là địa phương triển khai cơ chế “một cửa” khá muộn nên sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hỗ trợ về kinh phí đế triển khai mô hình một cửa của tỉnh úy và các quan, ban lãnh đạo cấp trên không thể sâu sát, kỹ lưỡng như đối với các địa phương triến khai sớm cơ chế này. Bên cạnh đó, công tác rút kinh nghiệm vẫn còn bó hẹp trong khuôn khố địa phương thực hiện, mà chưa được nhân rộng, phố biến sâu rộng nên UBND thị xã Tam Điệp vẫn phải từng bước vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mặc dù triển khai cơ chế “một cửa” muộn hơn so với địa phương khác nhưng vẫn đi vào“vết xe đố” của các địa phương đi trước triển khai, bên cạnh đó, các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã vẫn còn hạn hẹp (Hoàng Văn Huân, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)