Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn quận Long Biên
4.1.3. Thực trạng quản lý và thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nộš.
4.1.3.1. Số lượng các thủ tục hành chính
- Tổng số TTHC được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông 177/254 TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết Bộ phận “ Một cửa”. Bao gồm: thủ tục liên thông cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn; thủ tục liên thông cấp xã/phường, cấp huyện/quận và các sở ban ngành thành phố; thủ tục liên thông cấp
huyện/quận và các cơ quan hiệp quản thuộc ngành dọc cấp trên đóng trên địa bàn. - 77 TTHC đang thực hiện tại các phòng chuyên môn
Ngoài các thủ tục hành chính được thực hiện ở cấp độ 2 tại Bộ phận còn có 5 thủ tục hành thực hiện cấp độ 3 đó là:
+ Lĩnh vực Quản lý đô thị: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn; Cấp phép sử dụng tạm thời hè phố; Cấp giấy phép đào hè - đào đường; Cấp giấy phép hạ độ cao hè đường.
+ Lĩnh vực Tư pháp: Trích lục hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn).
+ Lĩnh vực văn hóa thông tin: Cấp mới giấy chứng nhạn đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; Gia hạn giấy chứng nhậ đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trờ chơi điện tử.
Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính được thực hiện đầy đủ, hiện nay tại Bộ phận “Một cửa” đã và đang áp dụng hai hình thức công khai đó là tra cứu tại kiot của màn hình cảm ứng và hệ thống văn bản, qui trình, biểu mẫu được treo tại bảng công khai danh mục TTHC.
Bảng 4.2. Tổng hợp số lượng thủ tục hành chính quận Long Biên năm 2017
TT TTHC thuộc các lĩnh vực Tổng số TTHC Tại bộ phận một cửa Tại phòng ban
1 Phòng QLĐT 15 14 1 2 Phòng Tư pháp 16 12 4 3 Phòng Y tế 4 4 0 4 Thanh Tra 6 6 0 5 Phòng Kinh tế 16 16 0 6 Phòng TNMT 51 32 19 7 Phòng LĐTB&XH 59 39 20 8 Phòng VH-TT 11 6 5 9 Phòng Nội vụ 11 0 11 10 Phòng GD&ĐT 20 16 4 11 Phòng TC-KH 45 32 13 Tổng cộng 254 177 77
Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Quận Long Biên tăng qua các năm, năm 2015 là 46.336 TTHC, năm 2017 là 46.812 TTHC, trong đó TTHC cấp quận năm 2017 là 4.328 TTHC và cấp phường là 42.484 TTHC.
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả tiếp nhận hồ sơ hành chính giai đoạn 2015 - 2017 giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu Hồ sơ So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Cấp quận 4.125 4.216 4.328 102,21 102,66 102,43 2. Cấp phường 42.211 42.345 42.484 100,32 100,33 100,32 Tổng 46.336 46.561 46.812 100,49 100,54 100,51
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2017)
Những quy định chung trong việc tiếp nhận, giải quyết và giao trả hồ sơ của UBND quận:
Những loại hồ sơ của tổ chức, công dân thuộc các lĩnh vực đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh, địa chính, xây dựng nhà ở, công chứng và lao động – thương binh - xã hội được giải quyết theo cơ chế “Một cửa” và nộp trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND quận để giải quyết theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận.
Những loại hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận thì nộp hồ sơ trực tiếp tại các phòng, ban chuyên môn để thụ lý hồ sơ, giải quyết theo quy định hiện hành.
Những loại hồ sơ của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền các Sở, ban, ngành hoặc các cơ quan khác thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, công dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các văn bản có hiệu lực thi hành của Chính phủ, các Bộ, ngành,Trung ương và UBND Thành phố thì UBND quận có trách nhiệm kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND quận có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, công dân thực hiện đúng các quy định về hoàn chỉnh hồ sơ liên quan đến thẩm quyền gải quyết của UBND các cấp.
Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Quận Long Biên năm 2017 là 46.812 TTHC, trong đó lĩnh vực quản lý đất đai là 23.998 TTHC, Lĩnh
vực quản lý xây dựng và nhà ở là 4.459 TTHC, Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội là 6.320 TTHC, Lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh là 5.252 TTHC, Lĩnh vực tư pháp là 1.399 TTHC và lĩnh vực khác là 5.384 TTHC.
Bảng 4.4. Kết quả tiếp nhận hồ sơ hành chính theo nội dung TTHC giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu Hồ sơ So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Lĩnh vực quản lý đất đai 23.920 23.962 23.998 100,18 100,15 100,16 2. Lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở 4.390 4.415 4.459 100,57 101,00 100,78 3. Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội 6.210 6.250 6.320 100,64 101,12 100,88 4. Lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh 5.211 5.236 5.252 100,48 100,31 100,39 5. Lĩnh vực tư pháp 1.390 1.395 1.399 100,36 100,29 100,32 6. Khác 5.215 5.303 5.384 101,69 101,53 101,61 Tổng 46.336 46.561 46.812 100,49 100,54 100,51
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2017)
4.1.3.2. Triển khai nội dung TTHC
* Lĩnh vực quản lý đất đai
Lĩnh vực này gồm những lĩnh vực như sau: thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục trên đã được niêm yết công khai tại Bộ phận “Một cửa” của quận, huyện, thị xã. Thời gian giải quyết các thủ tục trên đã được rút ngắn so với trước đây, thẩm quyền và trình tự giải quyết cũng rõ ràng hơn.
Hiện nay những quy định về cấp giấy CN QSDĐ cho người dân trong các văn bản pháp luật có liên quan phần nào phát huy được hiệu quả, tạo sự thống nhất trong quản lý nhà, đất.
88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghi định 88/2009/NĐ-CP được ban hành nhằm giải quyết vấn đề bất cập trong các quy định trước đây về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữư tài sản. Cụ thể:
Thống nhất 01 loại GCN về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản chỉ phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận một lần tại một cơ quan nhà nước. Hồ sơ địa chính đã được xây dựng, quản lý thống nhất ở một số đầu mối, khắc phục tình trạng nhiều cơ quan quản lý, đã giảm ít nhất thời gian giải quyết các TTHC so với trước đây.
Ngoài ra, nhiều quy định mới đã được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức như trong việc xin cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất: như bổ sung các thủ tục đăng ký biến động đối với tài sản mà trước đây chưa có quy định; giảm thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận lần đầu. Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong việc kiểm tra hồ sơ trước khi tiếp nhận tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Hạn chế việc đi lại của người dân để đăng ký được giấy chứng nhận này thì người dân chỉ phải làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” của quận, huyện.
Bảng 4.5. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vực quản lý đất đai giai đoạn 2015 - 2017 giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu Hồ sơ So sánh (%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ
Số hồ sơ tiếp nhận 23.920 23.962 23.998 100,18 100,15 100,16 Số hồ sơ giải quyết 23.490 23.505 23.585 100,06 100,34 100,20 Số hồ sơ giải quyết
đúng hạn 23.280 23.310 23.368 100,13 100,25 100,19
Số hồ sơ giải quyết
quá hạn 210 195 217 92,86 111,28 101,65
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2017)
Tổng số hồ sơ tiếp nhận trong lĩnh vực quản lý đất đai năm 2017 là 23.998 hồ sơ, trong đó số hồ sơ được giải quyết là 23.858 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 23.368 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết quá hạn là 217 hồ sơ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trong quá trình giải quyết hồ sơ lĩnh vực quản lý đất đai còn có những bất cập khó khăn sau đây ảnh hưởng đến thời
gian và chất lượng giải quyết công việc như sau:
- Một số hạn chế của từng loại mẫu: Phần dành cho chỉnh lý biến động ít. - Thời gian giải quyết chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân tại một số phường còn chậm, chưa đúng thời gian quy định đã được niêm yết tại Bộ phận “Một cửa”. Đối với một số thủ tục còn thiếu, phải bổ sung thêm để có điều kiện để giải quyết các thủ tục hành chính nhưng cán bộ, công chức làm công tác nhận hồ sơ, chưa hiểu hết được thực chất của công việc nên giải thích không rõ ràng và gây khó dễ cho người dân.
- Trình độ cán bộ, công chức còn hạn chế nên ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc. Tình trạng làm sai quy trình trong giải quyết hồ sơ vẫn diễn ra.
Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết công việc còn hạn chế, chẳng hạn như người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ tại Bộ phận “Một cửa”, trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, chủ trì phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và UBND cấp phường, (nơi có đât) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì UBND phường và phòng Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm xác nhận vào bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục quy định. Trên thực tế UBND các phường nhiều nơi vẫn chưa thực sự phối hợp với để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 05 ngày tính từ ngày cơ quan thuế nhận hồ sơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc.
- Bộ phận một cửa trực thuộc UBND cấp quận để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhưng trên thực tế vẫn chưa bảo đảm yêu cầu vì người dân vẫn phải tự đến Kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ tại phường và phường chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất qua bộ phận một cửa; việc làm này lại có tính chất trung gian, phường làm thay việc của dân, nhưng khi hợp đồng đo đạc, người dân vẫn phải gặp trực tiếp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, làm kéo dài thời gian giải quyết.
Quy định cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, song thực tế cũng phát sinh những vấn đề như sau: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể thực hiện được đồng thời với chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (do nhà ở được xây dựng sau); hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở còn phức tạp. Quy trình giải quyết kéo dài, trách nhiệm không rõ. Chẳng hạn, do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không xác định được tình trạng nhà ở, quy mô, loại nhà và những vấn đề có tính chất kỹ thuật liên quan đến nhà ở để thực hiện việc đăng ký, nên còn phải qua cơ quan quản lý nhà ở thông qua việc gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan này.
* Lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở
Quản lý xây dựng và nhà ở vốn được coi là vấn đề hết sức phức tạp và khá nhạy cảm. TTHC trong quản lý xây dựng, nhà ở được quy định trong Luật xây dựng, Luật đất đai và nhiều luật, văn bản pháp luật có liên quan khác, đặc biệt trong gia đoạn hiện nay khi mà quận Long Biên ngày một Đô thị hóa, nhu cầu xây dựng, sửa chữa tăng cao. Sau khi quyết định 713/QĐ-UBND ngày 10/2/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc công bố TTHC mới ban hành, sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp quận, cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, công bố kèm theo Quyết định này: 12 TTHC mới ban hành, 2 TTHC sửa đổi, 2 TTHC bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, 11 TTHC ban hành mới, 3 TTHC sửa đổi, 2 TTHC bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện, 6 TTHC ban hành mới, 01 TTHC sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết cấp xã
Những quy định mới nổi bật thể hiện tinh thần cải cách TTHC mạnh mẽ của Thành phố và của quận Long Biên là:
- Việc cấp GPXD đã được phân cấp rõ ràng cho chính quyền cấp quận, cấp phường thực hiện, cùng với đó là việc đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ xin cấp GPXD. Theo đó, người xin cấp GPXD chỉ phải nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng; các thủ tục không cần thiết được bãi bỏ; thời gian cấp phép đó được giảm (từ 30 ngày xuống con 20 ngày đối với công trình, 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ). Việc cấp GPXD nhà ở nông thôn đã được quy định trong Luật Xây dựng. - Quy định rõ danh mục các công trình được miễn Giấy phép xây dựng, đó là các công trình nằm trong danh mục không phải xin Giấy phép xây dựng theo Luật.
- Giảm bớt quy trình, đơn giản hoá thủ tục, làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bên liên quan trong quản lý trật tự xây dựng.
- Phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền trong quản lý xây dựng cho UBND cấp quận và cấp phường.
- Xác định cụ thể thời hạn giải quyết các TTHC trong việc quản lý xây dựng, cấp phép xây dựng.
Bảng 4.6. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu Hồ sơ So sánh (%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ
Số hồ sơ tiếp nhận 4.390 4.415 4.459 100,57 101,00 100,78 Số hồ sơ giải quyết 4.322 4.350 4.388 100,65 100,87 100,76 Số hồ sơ giải quyết
đúng hạn 4.320 4.348 4.385 100,65 100,85 100,75
Số hồ sơ giải quyết
quá hạn 2 2 3 100,00 150,00 122,47
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2017)
Tổng số hồ sơ tiếp nhận trong quản lý xây dựng và nhà ở năm 2017 là 4.459 hồ sơ, trong đó số hồ sơ được giải quyết là 4.388 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 4.385 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết quá hạn là 3 hồ sơ. Tuy vấn đề quản lý xây dựng và nhà ở vốn được coi là vấn đề hết sức phức tạp và khá nhạy cảm nhưng với đội ngũ cán bộ công chức tại Bộ phận “Một cửa” và cán bộ phòng