Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế quận phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững. Quận đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đạt 15,83%, vượt kế hoạch 3,77%.
- Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm.
UBND quậnđã phê duyệt 04 phương án chuyển đổi, nâng cao hiệu quả các vùng chuyển đổi tại 3 phường (Giang Biên, Ngọc Thụy và Cự Khối); hỗ trợ gần 800 triệu đồng cho sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi 15,2 ha từ đất hoang hóa, đạt 112,5% kế hoạch. Mở rộng mô hình trang trại giáo dục theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp với người dân bước đầu đạt kết quả tốt; cấp 6 giấy chứng nhận trang trại, đạt 100% kế hoạch năm.
- Thương mại, dịch vụ: các trung tâm thương mại quy mô lớn, tập trung
tiếp tục hoạt động ổn định. Trong tháng 11/2015 Trung tâm thương mại Aeon khánh thành và chính thức hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 200 triệu USD, cùng với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị khác như Vincom
Center, Savico MegaMall, Home Center, Fivimart tạo lập nên hệ thống các trung tâm thương mại hiện đại, quy mô góp phần phát triển thương mại dịch vụ và thúc đẩy đầu tư kinh doanh trên địa bàn.
Tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo chợ dân sinh được quan tâm chỉ đạo, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đã đưa vào hoạt động 3 chợ, khởi công xây dựng 5 chợ, phê duyệt dự án đầu tư 4 chợ, hoàn thành công tác GPMB 2 chợ. Công tác quản lý, sắp xếp, xử lý các điểm chợ cóc, chợ tạm để từng bước xây dựng chợ theo hướng văn minh thương mại được tập trung quyết liệt. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tập trung thực hiện. Trong năm 2017 đã phát hiện, xử phạt hành chính 347 vụ, đạt 122% kế hoạch.
Ngành dịch vụ, thương mại và du lịch là nhóm ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trên địa bàn quận. Trong nội bộ ngành, giá trị sản xuất ngành thương mại lớn hơn so với các ngành khác. Hoạt động thương mại có những bước phát triển, đa dạng hóa loại hình, phương thức kinh doanh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh chưa được hình thành đồng bộ.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách quận đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2017.
Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế quận Long Biên 2015 – 2017
ĐVT: %
Ngành kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nông nghiệp 0,75 0,62 0,60
Công nghiệp -Xây dựng 39,08 38,85 38,24
Thương mại - Dịch vụ 60,17 60,53 61,16
Tổng cộng: 100,0 100,0 100,0
Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)
Sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trên địa bàn quận Long Biên. Trong những năm gần đây, kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị trường hàng hoá và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng.
3.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động
Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 291.925 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.835 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn Thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô.
Bảng 3.3. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm
Chỉ tiêu DVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số người Người 236 992 287 892 291 925
Dân số nông nghiệp Người 94 797 115 156 116 770
Dân số phi nông nghiệp Người 142 195 172 836 175 155
Tổng số lao động Người 130 345 158 340 160 559
Lao động nông nghiệp Người 52 138 63 336 64 223
Lao động phi nông nghiệp Người 78 208 95004 96336
Tỉ lệ phát triển dân số % 1,50 1,48 1,46
Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)
Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2017 là 291.925 người, mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 4880 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,37 triệu đồng/người. Theo số liệu tổng hợp năm 2017 tỷ suất sinh năm 2017: 16,49%, giảm 0,25% so với năm 2016. Toàn quận không có hộ đói, tỷ lệ hệ hộ nghèo còn rất thấp. Số hộ thoát nghèo đạt 56/35 hộ (đạt 160% kế hoạch); tỷ lệ hộ nghèo 0,51%, giảm 0,03% so với kế hoạch.
Trong số lao động qua đào tạo, cơ cấu về trình độ lao động theo tỷ lệ: 1 đại học - 0,78 trung học - 1,67 công nhân kỹ thuật. Công tác lao động việc làm có nhiều đổi mới. Phát động và tập huấn cho 300 doanh nghiệp nhân Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2017; tổ chức 04 lớp dạy nghề miễn phí, phiên giao dịch việc làm 2017 với sự tham gia của 54 doanh nghiệp, giới thiệu việc làm 638 lao động; thực hiện vay vốn cho 1.365 người. Bằng nhiều giải pháp tích cực, đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 5.447/5.000 lao động (đạt 108,9% kế hoạch) (UBND quận Long Biên, 2017).
3.1.2.3. Công tác xây dựng và quản lý đô thị
- Thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư. Tất cả các phường trên địa bàn quận được đầu tư những tuyến phố, ngõ phố mới, xây dựng các trường chuẩn quốc gia, trụ sở sinh hoạt tổ dân phố. Tất cả các tuyến đường có mặt cắt từ 2m trở lên đều có hệ thống chiếu sáng. Hệ thống nước sạch được phủ kín 14/14 phường; khoảng 95% hộ dân trong quận đã được sử dụng nước sạch.
3.1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Quận đã và đang tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng và hoàn thiện một số chợ dân sinh, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trang trại, trường học, tuyến phố văn minh đô thị và đặc biệt là đang khẩn trương giải phóng mặt bằng phục vụ nhiều dự án lớn như đường 5 kéo dài đến cầu Đông Trù, đường 21m phường Phúc Lợi và nhiều dự án đường giao thông khác. Tạo thuận lợi cho giao thông phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân, các cơ quan tổ chức.
Quận là trung tâm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với các tỉnh phía Đông Bắc. Đường giao thông lớn như đường sắt, đường hàng không, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa Quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường. Trên địa bàn Quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn. Hệ thống giao thông của Quận có hơn 323 km đường giao thông trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km. Hệ thống điện có 97 trạm biến áp với 66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ dân đã sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km, đường ống cấp nước sạch 88 km, đường ống dẫn truyền tải với trên 90% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lít/ngày đêm.
3.1.2.5. Văn hóa, y tế, giáo dục
Về giáo dục:
Quận có 7 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường trung học cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu
giáo (một trường đạt chuẩn độ II). Trong những năm qua, Quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến trung học phổ thông về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận.
Về y tế:
Quận có một trung tâm y tế, 2 bệnh viện, 14 trạm y tế ở 14 phường trên địa bàn Quận. Cơ sở vật chất ở bệnh viện, trung tâm y tế nhìn chung là đạt tiêu chuẩn hiện đang được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ.
Thể dục thể thao:
Trên địa bàn quận đã có 20 sân tennis, 10 sân bóng đá và sân tập thể thao. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn Quận được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia, tỷ lệ người tham gia luyện tập thường xuyên là 35%.
Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí:
Quận có 72 di tích lịch sử văn hoá, hiện tại đã có di tích trở thành một điểm trong tua du lịch sông Hồng. Với 150 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội và đất nước. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ Quận đề ra. Trong những năm qua, cùng với sự phát triền kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế Quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Tổng giá trị thu nhập các ngành kinh tế Quận có xu hướng ngày càng tăng. Gía trị các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại có tốc độ tăng nhanh hơn só với ngành nông nghiệp, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn Quận. Các khu đô thị, khu nhà ở (khu đô thị Thạch Bàn; khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thượng Thanh, Ngọc Thụy), các trung tâm thương mại lớn như Savico, Big C, Vincom, các salon ô tô... đang dần dần thay thế những cánh đồng lúa, hoa mầu. Đây là một xu thế tất yếu, tuy nhiên cũng là một áp lực rất lớn đối với Quận trong việc giải quyết các TTHC cho người dân, tổ chức và cơ quan doanh nghiệp.
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài tôi chọn 03 phường trên địa bàn Quận Long Biên là: UBND phường Gia Thụy, Thượng Thanh và Phúc Đồng, với các lý do sau:
- Phường Gia Thụy: là phường đã hoàn thiện mức độ đô thị hóa, kinh tế phát triển mạnh, là phường phát triển lâu đời khi được tách ra từ Huyện Gia Lâm.
- Phường Phúc Đồng: là phường đang trong quá trình đô thị hóa, kinh tế ở mức trung bình.
- Phường Thượng Thanh: là phường vẫn chiếm diện tích đất nông nghiệp nhiều, tỷ trọng trong nông nghiệp cao, mức độ đô thị hóa còn chậm, tính làng xã vẫn tồn tại.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Các số liệu sử dụng được thu thập thông qua báo cáo nghiên cứu, luận văn, sách báo, internet, cổng thông tin điện tử của Quận và các báo cáo của địa phương.
Thông tin thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: Liệt kê các cơ quan cung cấp thông tin, các số liệu tông tin cần thiết theo hệ thống có để thu nhập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại các cơ quan cung cấp thông tin; kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thứ cấp thông qua quan sát và kiểm tra chéo.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những tài liệu chưa được công bố. Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 130 mẫu điều tra: 90 Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh khi thực hiện TTHC; 10 Cán bộ quản lý TTHC (Phòng, ban, lãnh đạo Quận); 30 Cán bộ cơ sở quản lý, giải quyết các TTHC ở cơ sở. Những mẫu điều tra này đảm bảo tính đại diện cho mỗi đối tượng nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu đã tiến hành lập phiếu điều tra được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra
Bước 2: Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu điều tra trước khi đưa vào điều tra chính thức.
Bước 4: Xử lý thông tin
Bảng 3.4. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp
(n = 130)
Đối tượng Số mẫu điều tra
Nội dung thu thập Phương pháp
Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh khi thực hiện TTHC
90
Mức độ dễ dàng, thuận tiện khi tìm hiểu thông tin về các TTHC/cải cách hành chính được thực hiện tại Quận, phường Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế sẵn Cán bộ quản lý TTHC (Phòng, ban, lãnh đạo Quận) 10
Kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận 1 cửa Mức độ hợp lý về số lượng các TTHC Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế sẵn Cán bộ cơ sở quản lý, giải quyết các TTHC ở cơ sở 30
Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tại cấp phường. Mức độ hài lòng khi giao dịch với cán bộ
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế sẵn
Nội dung điều tra bao gồm: thông tin của công dân, các doanh nghiệp như (độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,...), lĩnh vực hồ sơ mà họ tham gia khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước cũng như số liệu đánh giá của người dân về TTHC nhà nước theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Thông tin định tính (tổng hợp, phân loại và so sánh) Thông tin định lượng (xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm excel)
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất và nghiên cứu theo hiện tượng số lớn. Nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu như: Số tương đối, số tuyệt đối,
số bình quân và dãy số biến động theo thời gian. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Sử dụng các chỉ tiêu chỉ số tuyệt đối, số tương đối, bình quân nhằm phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Quận Long Biên.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so