Nội dung cần hoàn thiện trong văn bản về thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 88 - 92)

STT Nội dung Số lượng (ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1 Hướng dẫn cụ thể từng thủ tục 34 85,00

2 Cung cấp thông tin về THHC rộng rãi 29 72,50

3 Đào tạo chuyên môn cho cán bộ 24 60,00

4 Quy chế kiểm tra, giám sát 22 55,00

5 Hoàn thiện văn bản pháp luật về TTHC 32 80,00

Tổng số ý kiến 40

Kết quả khảo sát, đánh giá trong Bảng 4.14 cho thấy có tới 85% ý kiến của cán bộ cho rằng cần hướng dẫn cải cách từng thủ tục; 80% số ý kiến đánh giá cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo về TTHC kết hợp với tuyên truyền rộng rãi tới người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải bổ sung số lượng cán bộ kết hợp với đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về thủ tục hành chính cho cán bộ chuyên trách, nhất là số cán bộ chuyên trách ở bộ phận ”một cửa”. Cần xây dựng chế tài đãi ngộ hợp lý cũng như quy trình kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy hết năng lực và trách nhiệm.

4.2.2. Công tác tổ chức, triển khai của lãnh đạo quận Long Biên

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.

Trong quá trình triển khai, UBND quận Long Biên đã đạt được nhiều kết quả trong công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền hành chính. Qua nhiều năm triển khai, có thể nhận thấy, công tác cải cách hành chính nói chung hay cải cách thủ tục hành chính nói riêng cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành, đôn đốc kiểm tra thường xuyên của lãnh đạo các cấp, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp; sự tham gia tuyên truyền, vận động, giám sát của Mặt trận và các hội, đoàn thể. Đồng thời, phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách hành chính, trách nhiệm, sự thống nhất và quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị. Thực tế cho thấy, nếu lãnh đạo chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt và thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thì việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính sẽ đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, sự chủ động nghiên cứu để triển khai thực hiện các giải pháp mới nhằm từng bước hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính

cũng là điều hết sức quan trọng. Để đạt được nhiều kết quả hơn nữa thì trong thời gian tới, lãnh đạo quận Long Biên sẽ tiến hành triển khai tập trung một số nội dung sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và trong công tác chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, theo dõi việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao của tất cả các đơn vị thông qua các công cụ của Hệ thống thông tin chính quyền điện tử.

- Tiếp tục áp dụng Bộ chỉ số theo dõi đánh giá; xếp hạng kết quả cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố để tạo động lực, thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại từng địa phương, đơn vị ngày càng tốt hơn. Nghiên cứu nội dung các tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính ngày càng phù hợp và sát hơn với tình hình thực tế; nâng cao trọng số, mức điểm của những tiêu chí vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả khảo sát ý kiến, mức độ hài lòng của người dân đến giao dịch đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại cơ quan. Phân tích, nghiên cứu và sử dụng triệt để các kết quả khảo sát, đánh giá để khắc phục những hạn chế và cải thiện chất lượng phục vụ.

- Nâng cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thông tin, kiến nghị của công dân, doanh nghiệp. Quy trình xử lý hồ sơ minh bạch hay không phụ thuộc rất lớn vào chính công chức, viên chức trực tiếp tác nghiệp, giao tiếp với đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, khảo sát các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của quận Long Biên để xác định danh mục các thủ tục cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị cũng như xây dựng phương án liên thông, liên kết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều sở, ban, ngành. Việc tăng cường mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông, liên kết giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công được cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch thực hiện thủ tục hành chính, giảm đáng kể thời gian, số lần đi lại; chi phí chuẩn bị hồ sơ…

Hộp 4.2. Thường xuyên chỉ đạo công tác thực hiện thủ tục hành chính

4.2.3. Chất lượng cán bộ công chức, viên chức quận Long Biên

Việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ, công chức còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Một trong các nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế trên là do công tác quản lý cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Do đó, tiếp tục đổi mới công tác quản lý đội ngũ công chức trong nền công vụ là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan, vừa mang tính cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài trong các giai đoạn phát triển của đất nước

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm nhiều nội dung, công việc với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ, công chức, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài vào nền công vụ.

Thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm thuận lợi nhất cho người dân, phục vụ tốt mọi nhu cầu chính đáng, hợp pháp của công dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, đồng thời góp phần chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí; để đạt được như vậy, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nâng

Lãnh đạo quận Long Biên thường xuyên cập nhập những chỉ đạo, những văn bản về thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân thành phố về các lĩnh vực. Chúng tôi chỉ đạo thay đổi (thay thế) những văn bản đã hết hiệu lực hoặc thay đổi một số nội dung cho phù hợp. Rà soát các văn bản và thủ tục hành chính theo tháng, theo quý để kịp thời thay đổi, đề xuất loại bỏ những thủ tục không cần thiết hoặc rườm rà, kết hợp với đó là lấy ý kiến đánh giá của cán bộ về nội dung công tác cải cách thủ tục hành chính…

cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân đối với các thủ tục hành chính. Cần giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực, lề lối, tác phong, ý thức, trách nhiệm làm việc của đội ngũ cán bộ công chức trong chuyên môn, và nhất là cần bổ sung và nâng cao các kỹ năng giải quyết thủ tục hành chính của đội ngũ này. Như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu công tác trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)