Nội dung quản lý thực hiện thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 38)

2.1.3.1. Trình tự ban hành các thủ tục hành chính

Cải cách thể chế hành chính nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý trong việc phát triển kinh tế xã hội và tổ chức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp như: Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước (Lê Quang Dân, 2014).

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thủ tục hành chính

Đã xác định rõ hơn, điều chỉnh một bước chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; đẩy mạnh một bước phân cấp quản lý hành chính giữa Trung ương và địa phương , quy định rõ thẩm quyền cho từng cấp; sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp (Lê Quang Dân, 2014).

3.1.3.3. Triển khai thực hiện thủ tục hành chính

a.Lĩnh vực quản lý đất đai

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Dân số tăng nhanh nhưng nguồn tài nguyên đất không tăng. Đặc biệt với xu hướng đô thị hoá hiện nay, việc quản lý đất sao cho hiệu quả là một đòi hỏi cấp thiết hơn.

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi có đất. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, viết phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả, vào sổ tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho công chức chuyên môn để xử lý.

Bước 2: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc Bước 3: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc

Bước 4: Cán bộ cấp xã nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Khi nhận kết quả phải xuất trình phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Bước 5: Hộ gia đình, cá nhân nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Khi nhận kết quả phải xuất trình phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

1- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:

a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01

tháng 7 năm 1991", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991";

đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);

e) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;

h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy

hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2007.

3- Trường hợp Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có các giấy tờ sau: a) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở; b) Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

4- Ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại mục 2, 3 trên, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

5- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

6- Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại mục 2, 3 trên đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng) (Lê Chi Mai, 2013).

b. Lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- UBND cấp huyện nơi xây dựng công trình.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ tới phòng chuyên môn để xử lý.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu

cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết;

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp giấy phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng;

Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp giấy phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi tiếp nhận hồ sơ; nếu Hồ sơ không đủ điều kiện cấp giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Bước 3: Cá nhân xuất trình phiếu hẹn trả kết quả, nộp lệ phí và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện. - Thành phần hồ sơ

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị theo mẫu; + Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:

Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200 (Lê Chi Mai, 2013).

c. Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội

- Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố; cán bộ tiếp nhận hướng dẫn viết giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, kiểm tra hồ sơ và viết giấy hẹn.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ tới phòng chuyên môn để xử lý.

Bước 3: Cá nhân xuất trình phiếu hẹn trả kết quả, nộp lệ phí và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

d. Lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh

- Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, thành phố; cán bộ tiếp nhận hướng dẫn viết giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, kiểm tra hồ sơ và viết giấy hẹn.

Bước 2: Hồ sơ được chuyển tới phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm định và hoàn thiện giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Phòng tài chính - Kế hoạch trình lãnh đạo UBND huyện xem xét và ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Hồ sơ được chuyển lại một cửa của UBND huyện.

Bước 4: Cá nhân xuất trình giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí và lấy Giấy CN kinh doanh tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện.

- Cách thức thực hiện: Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện - Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; 2- Bản sao Chứng minh thư nhân dân;

3- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề đủ điều kiện phải có chứng chỉ hành nghề) (Lê Chi Mai, 2013).

e. Lĩnh vực tư pháp

Bước 1: Người yêu cầu cấp bản chính Giấy khai sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện. Cán bộ kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ, công dân nộp lệ phí cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

- Thời gian nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Bước 2: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh, nếu Sổ đăng ký khai sinh chỉ lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trích lục thông tin trả lời bằng văn bản, hoặc sao chụp trang Sổ đăng ký khai sinh có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có).

Bước 4: Khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện không phải lập sổ riêng mà chỉ ghi chú việc cấp lại bản chính trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Số, quyển số ghi trong bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được ghi theo số, quyển số của Sổ đăng ký khai sinh trước đây.

Bước 5: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện.

- Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. - Cách thức thực hiện

Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)