Hệ thống văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về thủ tục hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường quản lý thực hiện thủ tục hành chính

4.2.1. Hệ thống văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về thủ tục hành

thực hiện thủ tục hành chính nói riêng, nhưng trong thời gian qua vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc cấp huyện chưa phát huy được hiệu quả, chưa thể hiện được hết vai trò của mình.

- Định kỳ hàng quý vẫn chưa tổ chức diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND cấp huyện với tổ chức, nhân dân nhằm tiếp thu những đóng góp. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, đột xuất đối với quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện

4.1.5.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Thực hiện thủ tục hành chính hiện nay là công việc hết sức khó khăn để đạt được mục tiêu xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả cần phải có thời gian, không thể nóng vội.

Công tác chỉ đạo điều hành của Thành ủy, UBND Thành phố và quận uỷ, UBND quận chưa đồng bộ, thiếu quyết tâm.

Xác định cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” là khâu đột phá, trong khi đó coi nhẹ khâu tổ chức bộ máy, cán bộ công tác tại Bộ phận “Một cửa” vẫn chưa được chú trọng, chưa tuyển chọn được cán bộ có đủ năng lực và yêu cầu để đáp ứng công việc. Sở nội vụ Thành phố Hà Nội chưa mở được các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính cho cán bộ, công chức, nên hiệu quả công việc còn chưa cao.

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

4.2.1. Hệ thống văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về thủ tục hành chính hành chính

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đã triển khai cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng.

Nghị quyết TW 5 Ban chấp hành trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ: Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân. Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, cần tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

Tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể về cải cách thủ tục hành chính đó là:

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về

thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về các văn bản thủ tục hành chính

STT Mức độ đánh giá Số lượng

(ý kiến)

Tỷ lệ

(%)

1 Cụ thể, rõ ràng 26 65,00

2 Còn chung chung, chồng chéo 12 30,00

3 Thiếu các văn bản hướng dẫn 0 0,00

4 Ý kiến khác 2 5,00

Tổng số ý kiến 40 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 65% số cán bộ của quận Long Biên đánh giá các văn bản chỉ đạo về thực hiện thủ tục hành chính là cụ thể và rõ ràng, điều này chứng tỏ các văn bản của cấp trên đã phân cấp một cách cụ thể và chỉ ra rõ ràng những nội dung cần tiến hành trong các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, còn một số văn bản hướng dẫn chung chung, chưa cụ thể và còn gây hiểu không đúng về thủ tục hành chính, điều này cho thấy cần có các văn bản chỉ đạo rõ ràng hơn nữa, sự chỉ đạo của cấp trên là cần thiết vì điều này là định hướng cho quá trình thực hiện của cơ quan cấp dưới. UBND quận Long Biên cần cập nhật và quán triệt tất cả các nội dung cải các hành chính để quá trình triển khai thực hiện đúng và có hiệu quả.

Bảng 4.13. Nội dung cần hoàn thiện trong văn bản về thủ tục hành chính

STT Nội dung Số lượng (ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1 Hướng dẫn cụ thể từng thủ tục 34 85,00

2 Cung cấp thông tin về THHC rộng rãi 29 72,50

3 Đào tạo chuyên môn cho cán bộ 24 60,00

4 Quy chế kiểm tra, giám sát 22 55,00

5 Hoàn thiện văn bản pháp luật về TTHC 32 80,00

Tổng số ý kiến 40

Kết quả khảo sát, đánh giá trong Bảng 4.14 cho thấy có tới 85% ý kiến của cán bộ cho rằng cần hướng dẫn cải cách từng thủ tục; 80% số ý kiến đánh giá cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo về TTHC kết hợp với tuyên truyền rộng rãi tới người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải bổ sung số lượng cán bộ kết hợp với đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về thủ tục hành chính cho cán bộ chuyên trách, nhất là số cán bộ chuyên trách ở bộ phận ”một cửa”. Cần xây dựng chế tài đãi ngộ hợp lý cũng như quy trình kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy hết năng lực và trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)